Khái niệm Văn hoá

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 31)

Văn hoá là khái niệm bao quát một phạm vi rộng lớn. Trong đời sống, khái niệm văn hoá được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau. Theo thống kê, trên thế giới hiện có gần một nghìn định nghĩa khác nhau về văn hoá.

Văn hoá: gốc La tinh là cultus, nghĩa là “trồng trọt”, từ này phát triển ra nghĩa “chăm sóc” (cây cối), từ “chăm sóc” (cây cối) đến “chăm sóc‟ (con người) = giáo dục. Trong các ngôn ngữ phương Tây, từ „văn hoá” bắt nguồn từ chữ cultus (culture, cultura) đều có ý nghĩa liên quan đến chăm sóc, giáo dục…

Theo quan niệm của Trung Quốc, “văn” vốn có nghĩa là “đẹp”, “hoá = trở thành”, “văn hoá” có nghĩa là “trở thành đẹp, thành giá trị”.

Ở Việt Nam: văn hoá được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hoá được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hoá), lối sống (nếp sống văn hoá), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hoá Đông Sơn)… “Đề cương văn hoá Việt Nam” của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1943 đã xếp văn hoá bên cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng, học thuật (= khoa học, giáo dục), nghệ thuật …Tuy nhiên, giới nghiên cứu vẫn thường nhắc tới một vài định nghĩa tiêu biểu như định nghĩa của GS. Đào Duy Anh, GS. Trần Ngọc Thêm… GS. Đào Duy Anh định nghĩa ngắn gọn: “Văn hoá là sinh hoạt của con người về mọi phương diện sinh hoạt”. [7, tr 18]. Còn GS.Viện sĩ Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [27, tr 22].

Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa: “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Tuy có nhiều cách hiểu với nội dung khác nhau song các khái niệm về văn hoá này đều xoay quanh các điểm chính:

1. Văn hoá là giá trị;

2. Những giá trị đó phải do con người sáng tạo ra (phân biệt với cái tự nhiên) ;

3. Sự sáng tạo đó là cả một quá trình lịch sử liên tục ; 4. Những giá trị đó phải làm thành một hệ thống chặt chẽ.

Cấu trúc văn hoá :

Theo cách chia truyền thống, văn hoá có cấu trúc 2 phần rất đơn giản là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần (hay văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể). Chính cách cấu trúc này đã dẫn tới việc phân chia các bộ phận khác của văn hoá thành hai dạng : vật chất và tinh thần như : di sản văn hoá vật thể và phi vật thể… Đây cũng là cách cấu trúc cơ sở để từ đó người ta tìm ra những cách cấu trúc mới về văn hoá. Song chính sự đơn giản lại là nhược điểm của cách cấu trúc này bởi đôi khi với một hiện tượng văn hoá, người ta khó lòng có thể phân chia rạch ròi cái nào là giá trị vật chất, cái nào là giá trị tinh thần và ngược lại. Trên thực tế, di sản vật thể nào cũng chứa đựng trong nó những yếu tố tinh thần và di sản phi vật thể nào cũng được biểu hiện bởi những yếu tố vật chất.

Theo đề xuất của GS. Trần Ngọc Thêm, văn hoá có thể xem là một hệ thống gồm bốn thành tố (bốn tiểu hệ) cơ bản là :

Văn hóa nhận thức : Mỗi nền văn hoá đều là tài sản của một cộng đồng

người nhất định - một chủ thể văn hoá. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người - chủ thể văn hoá luôn có nhu cầu tìm hiểu và do vậy đã tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và bản thân con người.

Văn hoá tổ chức cộng đồng : Bao gồm hai vi hệ là văn hoá tổ chức đời sống

chức nông thôn, quốc gia, đô thị) và văn hoá tổ chức đời sống cá nhân (những vấn đề liên quan đến đời sống mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, đạo đức, văn hoá giao tiếp, nghệ thuật…)

Cộng đồng người, chủ thể văn hoá, hiển nhiên là tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường – môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (hiểu ở đây là các xã hội, dân tộc, quốc gia, láng giềng). Cho nên, hệ thống văn hoá còn bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức xử xự của cộng đồng dân tộc với hai loại môi trường ấy :

Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

Với mỗi loại môi trường đều có thể có hai cách ứng xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng (tạo nên hai vi hệ) : tận dụng môi trường (tác động tích cực) và đối phó với môi trường (tác động tiêu cực).

Văn hoá bao gồm những lĩnh vực rộng và bao quát như nghệ thuật, giải trí, xã hội, tôn giáo.

Cách phân chia cấu trúc văn hóa này vận dụng lý thuyết hệ thống để lý giải các thành tố văn hoá. Mọi hệ thống đều bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa chúng và mạng lưới các mối quan hệ tạo thành cấu trúc. Mỗi yếu tố của hệ thống đến lượt mình đều có thể là một hệ thống con - một tiểu hệ. Mọi hệ thống đều có quan hệ mật thiết với môi trường.

Thứ hai, cấu trúc này chỉ rõ vai trò của chủ thể văn hoá đồng thời cho thấy khả năng tìm hiểu toàn diện và cụ thể lịch sử thông qua các di sản văn hoá. Nó cho thấy sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hoá.

Tuy nhiên, khi áp dụng cấu trúc này vào phân tích các di sản văn hoá sẽ nảy sinh một vấn đề đó là mỗi di sản văn hoá đôi khi là một sản phẩm phức hợp của cả văn hoá nhận thức lẫn văn hoá tổ chức cộng đồng, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hoá ứng xử với môi trường xã hội. Bởi vậy, nếu dùng cấu trúc này để phân loại các di sản văn hoá sẽ dẫn tới việc trùng lặp hoặc thiếu logic.

Trong phạm vi luận văn này, người viết sẽ vận dụng kết hợp cả hai cách cấu trúc : cách cấu trúc cơ bản và cách chia của GS. Trần Ngọc Thêm để làm rõ hơn những vấn đề về di sản văn hoá vật thể Hà Nội. Cụ thể, người viết sẽ áp dụng cách cấu trúc cơ bản để xác định di sản văn hoá vật thể, tuy nhiên, khi phân tích cụ thể vào từng di sản vật thể tiêu biểu, sẽ áp dụng cách cấu trúc của GS.Trần Ngọc Thêm để phân tích, làm rõ hơn các vấn đề về văn hoá, lịch sử có liên quan.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)