Về hình thức thể hiện:

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 91)

phải thông qua một hình thức thể hiện phù hợp. Nội dung và hình thức là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ mật thiết với nhau. Nội dung nào hình thức ấy. Hình thức phong phú, sinh động, độc đáo không chỉ giúp cho nội dung chuyển tải một cách trọn vẹn hấp dẫn mà còn giúp thể hiện đúng tư tưởng của cơ quan báo chí, tạo cho người độc nhiều hướng tiếp cận ở cùng một vấn đề. Trong hoạt động báo chí, hình thức thể hiện vì thế đã được nâng lên thành nghệ thuật thể hiện và được xem là yếu tố quyết định tính hấp dẫn của một tác phẩm báo chí, đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp của một tờ báo. Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội được báo chí chuyển tải bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động có tính chuyên nghiệp cao, tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Thông qua việc khảo sát và phân tích trên ba tờ báo, tựu chung có một số đặc điểm chung về hình thức thể hiện như sau:

Thứ nhất: Hầu hết các thể loại từ tin, bài phản ánh đến phóng sự “dài hơi” đều được huy động để phản ánh một vấn đề một cách toàn diện, kịp thời và phù hợp với đặc trưng riêng của các tờ báo. Các thể loại này được sử dụng một cách linh hoạt và thường kết hợp với nhau để thể hiện trọn vẹn một vấn đề dưới dạng một loạt bài báo liên tục.

Thứ hai: Dạng bài phản ánh và các thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật có tần số xuất hiện cao và thể hiện tính hiệu quả khi phản ánh vấn đề này. Điều này xuất phát từ điểm tương đồng giữa tính khai thác tư liệu chuyên sâu và có sức tác động lớn của thể loại này với yêu cầu của đề tài.

Thứ ba: Các thể loại khác thuộc nhóm thông tấn như tin, phỏng vấn cũng xuất hiện khá thường xuyên đặc biệt với những vấn đề, sự việc mang tính thời sự cao.

Về thể loại tin: Tin là một thể loại thuộc nhóm thông tấn, có tính trội của nhóm là thông tin sự kiện. Tin là thể loại chó tầm quan trọng bậc nhất của mỗi tờ báo. Tuy nhiên, với ba tờ báo, do diện tích mặt báo còn hạn chế, lại phải chuyển tải một khối lượng tin bài lớn về mọi mặt của đời sống xã hội Thủ đô, trong nước và quốc tế. Các hoạt động chính trị - văn hóa - kinh tế lớn đều được thông tin đầy đủ

kịp thời, đặc biệt trên báo Nhân Dân và Hà Nội Mới. Các thể loại tin được dùng chủ yếu là tin vắn, tin tổng hợp, tin bình và đôi khi cả tin công báo.

Trong ba tờ báo khảo sát, tin đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể Hà Nội không nhiều. Dạng tin hầu hết là tin ngắn, tin vắn, tin bình… được dùng nhằm chuyển tải nội dung các sự kiện có mức độ và quy mô không lớn. Bên cạnh đó, tin còn được dùng kết hợp với các thể loại khác như phóng sự, bài phản ánh, phỏng vấn trên các trang chuyên đề của báo Hà Nội Mới, dạng loạt bài trên báo Văn Hoá. Về nội dung phản ánh chủ yếu của dạng tin này là phản ánh ngắn của người dân trước tình trạng di tích ở khu dân cư bị xâm phạm. Tin dạng này chủ yếu xuất hiện trong chuyên mục “Đường dây nóng” trên báo Hà Nội Mới.

Về cấu trúc tin phong phú, có nhiều hình thức diễn đạt khác nhau (cả hình tháp ngược lẫn cấu trúc tháp, cấu trúc kim cương…) Điều này thể hiện sự phong phú trong cách khai thác một vấn đề của nhiều tờ báo tuy nhiên nó cũng thể hiện quan điểm của các toà soạn về dạng tin này: chỉ quan tâm tới hiện trạng phản ánh mà ít quan tâm tới các yếu tố thể hiện độ “nóng” của tin. Bởi theo lý luận báo chí, tin nóng thường được thể hiện bằng cấu trúc hình tháp ngược với những yếu tố quan trọng nhất được đặt lên hàng đầu tiên.

Thể loại bài phản ánh: Rất gần với tin về cách sử dụng ngôn ngữ, cấu trúc…nhưng có thêm lợi thế về mặt dung lượng, thể loại phản ánh có khả năng tạo dựng một bức tranh hiện thực vừa khách quan, vừa chi tiết, hoàn chỉnh có tầm khái quát cao. Do vậy, đây là thể loại được sử dụng nhiều nhất khi viết về đề tài này.

Ưu điểm nổi bật của thể loại này là phản ánh một cách khách quan, chân thực các sự kiện, hiện tượng… trong đó có đầy đủ nguyên nhân, diễn biến của sự kiện, hiện tượng khá chi tiết, thể loại này được sử dụng để chuyển tải hầu hết các nội dung của vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể, đặc biệt là khi đề cập tới hiện trạng. Dạng bài phản ánh đặc biệt có hiệu quả khi phản ánh chi tiết những điều làm được, những mặt chưa tốt trong việc thi hành luật và các quy định khác, những vấn đề mới nảy sinh… Bài phản ánh không đòi hỏi người viết

phải đưa ra những phương án giải quyết trọn vẹn một vấn đề nhưng thường vạch rõ nguyên nhân và đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có một giải pháp hữu hiệu.

Đồng thời với việc đăng tải các bài phản ánh, nhiều tờ báo còn cho đăng tải kèm theo một số ý kiến có tính chất phản ánh hoặc nêu hướng giải quyết. Điều này không chỉ làm tăng tính khách quan trong việc nhìn nhận vấn đề mà còn thể hiện tính triệt để, mạnh dạn của tờ báo.

Thể loại phóng sự: Nằm trong nhóm chính luận - nghệ thuật, phóng sự là thể loại có sự kết hợp hài hoà, uyển chuyển của yếu tố báo chí và yếu tố văn chương. Nếu đặt trong sự so sánh với các thể loại khác, phóng sự là thể loại duy nhất có khả năng tái hiện hiện thực một cách hoàn chỉnh thông qua cách tiếp cận vấn đề độc đáo, cách kết cấu linh hoạt, giọng văn sinh động, giàu cảm xúc mang dấu ấn riêng của tác giả.

Phóng sự là thể loại được nhiều phóng viên ưa thích khi viết về chủ đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội. So với hệ thống các thể loại báo chí khác, phóng sự được đánh giá là thành tựu đặc biệt của báo chí với khả năng chuyển tải thông tin độc đáo. Có thể nói, đây là thể loại duy nhất có thể trình bày vừa khái quát, vừa chi tiết một hiện tượng đa dạng, bề trộn đồng thời lý giải được vấn đề một cách thỏa đáng. Phóng sự thường đi sâu vào các đề tài nóng hổi mà dư luận quan tâm.

Có thể nói, báo in đã vận dụng linh hoạt các thể loại để thể hiện cùng một vấn đề là xu thế chung của báo in hiện đại. Báo in đã phát huy được thế mạnh của hầu hết các thể loại nhằm phản ánh bức tranh di sản văn hoá vật thể Hà Nội một cách sinh động. Mỗi tác phẩm là một phần hiện thực trung thực, sống động, hấp dẫn. Sự phong phú trong cách thể hiện cũng chính là sự phong phú trong cách tiếp cận, giải quyết vấn đề của mỗi tác giả. Nhờ vậy, báo chí có thể đem đến cho người đọc cái nhìn khách quan, đa chiều, để họ tự có kết luận cuối cùng.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)