Về nội dung phản ánh

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 48)

- Theo số lượng tác phẩm báo chí

Biểu đồ 2.1: Số lượng tác phẩm báo chí phản ánh nội dung bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội

105

26 93

Số lượng tác phẩm báo chí phản ánh bảo tồn và phát huy DSVHVT Hà Nội

Báo Hà Nội mới Báo Nhân dân Báo Văn hóa

Kết quả khảo sát trên 03 tờ báo lựa chọn, với 2193 số báo trong 2 năm 2012- 2013 (báo Nhân Dân 731 số, báo Văn Hoá 731 số, báo Hà Nội Mới 731 số) đã có

Hà Nội. Trong đó, báo Nhân Dân có 26 tác phẩm, bằng 3,6%; báo Văn Hóa có 93 tác phẩm, bằng 12,7%; báo Hà Nội Mới có 105 tác phẩm, bằng 14,4%.

- Theo cơ cấu tác phẩm báo chí

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tác phẩm phản ánh nội dung bảo tồn và phát huy DSVHVT Hà Nội

72

66 48

28

Giới thiệu và tôn vinh các giá trị DSVHVT Hà Nội

Thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của DSVHVT Hà Nội

Giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của DSVHVT Hà Nội Tuyên truyền đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ phát huy DSVHVT Hà Nội

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu chi tiết tác phẩm phản ánh bảo tồn và phát huy DSVHVT Hà Nội 3 8 15 0 12 25 23 35 13 39 23 13 0 5 10 15 20 25 30 35 40 S ố l ư ợn g t ác p h ẩm Báo Nhân dân Báo Hà Nội mới

Báo Văn hóa

Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả DSVHVT Hà Nội Nội dung giới thiệu và tôn vinh các giá trị DSVHVT ở Hà Nội

Nội dung nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của DSVHVT ở Hà Nội

Nội dung nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của DSVHVT ở Hà Nội

Trong số các bài báo đăng trên các báo thì số lượng bài phản ánh về việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể Hà Nội có 28 tác phẩm, chiếm 1,27%; giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hoá vật thể ở Hà Nội có 72 tác phẩm, chiếm 3,28%; nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội có 66 tác phẩm, chiếm 3,0%; nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội có 48 tác phẩm, chiếm 2,2%.

Phân tích cơ cấu nội dung phản ánh về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội.

Kết quả khảo sát cho thấy trong các lĩnh vực hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội, nội dung giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hoá vật thể ở Hà Nội được báo chí quan tâm nhiều nhất, chiếm tới 33,7% tổng số tác phẩm, đứng thứ hai là nội dung dung nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội (30,9%); đứng thứ ba là nội dung nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội (22,4%); thấp nhất là nội dung tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể Hà Nội (13,1%).

Đối với các nội dung phản ánh trên từng tờ báo sự quan tâm phản ánh cũng rất khác nhau: Nếu như nội dung nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội được phản ánh nhiều hơn trên tất cả các số báo (chiếm 22,4% so với tổng số tác phẩm cuả 3 tờ báo) thì báo Nhân Dân không có tác phẩm nào phản ánh về nội dung này. Báo Văn Hóa số lượng tác phẩm tuyên truyền về giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di sản văn hóa vật thể Hà Nội cũng ít, tỷ lệ chiếm 6,07% so với các báo khác.

Đối với nội dung nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội trên báo Văn Hóa, số lượng tác phẩm chiếm 42,4% so với tổng số tác phẩm ở nội dung này của 3 tờ báo. Ngược

lại báo Nhân Dân chỉ có 22,7%, bằng gần ½ báo Văn Hóa. Báo Hà Nội Mới đứng ở vị trí thứ hai, tỷ lệ 34,9%.

Nội dung về giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hoá vật thể ở Hà Nội trên báo được báo Văn Hóa quan tâm phản ánh nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 54,2%; báo Hà Nội Mới là 34,7%; số tác phẩm về giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo Nhân Dân cũng chỉ chiếm 11,1 % so với tổng số lượng tác phẩm viết về nội dung này trên 3 tờ báo.

Nội dung về tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể Hà Nội có rất ít tác phẩm xuất hiện trên các báo, thống kê 2 năm trên 3 tờ báo mới có 28 tác phẩm, trong đó riêng báo Văn Hoá đã chiếm 46,4%%, báo Hà Nội Mới chiếm 42,8%, số tác phẩm về tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể Hà Nội trên báo Nhân Dân rất ít, chỉ chiếm 10,8% so với tổng số lượng tác phẩm viết về nội dung này trên 3 tờ báo.

Số liệu thống kê và phân tích tỷ lệ về số lượng tác phẩm các báo phản ánh về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội cho thấy các tờ báo quan tâm tới các vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội với những mức độ rất khác nhau, phụ thuộc vào tôn chỉ, mục đích, đối tượng phản ánh và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng tờ báo.

Tuy nhiên, những số liệu trên cho thấy vấn đề bảo tồn phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội chưa thực sự thu hút, chưa là tâm điểm phản ánh của báo chí. Ngoài tờ báo Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Thành ủy – UBND thành phố Hà lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa, xã hội của Thủ đô, trong đó có di sản văn hóa vật thể Hà Nội. Hay báo Văn Hóa, cơ ngôn luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung đăng tải các nội dung liên quan đến hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đó có di sản văn hóa vật thể Hà Nội cũng có sự quan tâm nhất định, còn báo Nhân Dân chưa dành sự quan tâm thỏa đáng tới các nội dung bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội.

Mặt khác, số liệu thống kê khảo sát cũng phản ánh thực trạng phản ánh chưa hợp lý trong nội dung bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội đối với từng tờ báo. Báo Nhân Dân tập trung nhiều tin, bài về nội dung giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hoá, nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội mà ít quan tâm đến nội dung khác điển hình như nội dung tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể Hà Nội trong hai năm khảo sát không có tin, bài nào viết về nội dung này. Hoặc như báo Văn Hóa, Hà Nội Mới tuyên truyền về các nội dung trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội cũng đậm nét hơn, không mờ nhạt như báo Nhân Dân nhưng cũng không có sự đồng đều trong các nội dung này. Báo Văn Hóa tập trung tin, bài tuyên truyền về nội dung giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hoá vật thể ở Hà Nội chiếm tỷ lệ 41,9% tổng số tin bài của báo Văn hóa trong hai năm khảo sát, nội dung nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội chiếm tỷ lệ 30,1% so với tổng số tin, bài của báo Văn hóa trong hai năm khảo sát, còn nội dung về tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể Hà Nội chỉ chiếm gần 20%.

Khảo sát cũng cho thấy, mức độ quan tâm phản ánh hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội của báo chí còn được thể hiện rất rõ ở vị trí các tác phẩm đăng tải trên các tờ báo. Các tác phẩm phản ánh sự vi phạm và thực trạng của các di sản văn hóa vật thể Hà Nội trong đó có mục đích định hướng dư luận xã hội hầu hết được các báo đặt ở trang 1 hoặc đưa title lên trang 1 và phần bài tiếp theo ở các trang tiếp sau. Với các nội dung khác của hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên các báo thường không cố định trang.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)