Đối với các cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 98)

Cơ quan toà soạn báo được ví như là ngôi nhà thứ hai của nhà báo, phóng viên. Cùng với sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng của tác giả tròn sáng tạo tác phẩm, thì cơ quan tòa soạn báo có một tầm ảnh hướng rất lớn. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng bài viết để có những tác phẩm phân tích, bình luận lý giải sâu rộng và đầy đủ các vấn đề, sự kiện, thì mỗi một tòa soạn báo cần:

Thứ nhất, đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan, phong cách làm việc vủa từng người trong tòa soạn. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo mà ở đây là Tổng biên tập, phải là người có năng lực, có trí tuệ và sự sáng suốt trong việc lựa chọn nhân tài cho cơ quan.

Thứ hai, những người lãnh đạo cần xác định, lập kế hoạch và vạch ra những đề tài cần nhà báo, phóng viên phản ánh, định hướng cho họ để tránh khỏi những sai lầm có thể xảy ra. Theo sát hơn nữa lối làm việc của nhân viên trong tòa soạn để có những hướng điều chỉnh mới.

Thứ ba, tạo mọi điều kiện cho nhà báo, phóng viện, cộng tác viên về cả vật chất và tinh thần như: phương tiện đi lại, chi phí cho những chuyến đi công tác, điều kiện ăn ở, sinh hoạt và có những chuyến đi dã ngoại, du lịch thư giãn sau những ngày tháng vất vả để họ có thể làm việc một cách hiệu quả nhất và phát huy được hết khả năng sáng tạo của họ. Như đã trình bày ở phần trên. Để có một bài phân tích, bình luận đến được với công chúng độc giả đó là cả một quá trình dài trong việc kiểm chứng thông tin, phân tích, làm các thao tác, vận dụng hết những kỹ năng có được cùng với những kiến thức cơ bản nghề nghiệp mà tác giả bài viết đã nỗ lực, và cố gắng để hoàn thành. Nó khác với phát thanh, truyền hình là chỉ đưa thông tin, cung cấp thông tin nhanh chóng, còn với báo in thì đó là tính chuyên sâu.

Chính vì thế, mà cơ quan nên có những động viên, khích lệ, tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng của mọi người trong cơ quan để từ đó, tạo ra một khối đoàn

kết, vững mạnh. Đồng thời có những kỷ luật, khen thưởng cho những thành viên có vi phạm, hoặc có thành tích đáng biểu dương.

Thứ tư, tòa soạn nên nhập những máy móc thiết bị hiện đại vào trong quá trình in ấn để tạo hiệu quả cao nhất trong việc phát hành thông tin. Tăng trang đổi khổ, để cho độc giả thuận tiện trong việc đọc trong những môi trường ít diện tích.

Hơn nữa, tòa soạn nên chú ý tới những ý kiến phản hồi của độc giả để tăng tính tương tác. Và trả lời những thắc mắc của độc giả ngay trên báo của mình ngày hôm sau.

Cùng với đó là một hệ thống từ trên xuống dưới làm việc một cách nghiêm túc, có hiệu quả theo một ba dem quy định phù hợp với cơ quan đó.

Về các giải pháp thực hiện, giải pháp đầu tiên đặt ra đối với các cơ quan báo chí là phải nâng cao tính chủ động trong truyền thông về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội. Từ việc xác định mục đích truyền thông, xây dựng kế hoạch truyền thông đến việc tăng cường và mở rộng mạng lưới cộng tác viên.

Các cơ quan báo chí cũng cần có các chế độ, chính sách nhằm thu hút và động viên, khen thưởng kịp thời các cộng tác viên tích cực. Các chế độ, chính sách với các cộng tác viên báo chí bao gồm cả tinh thần và vật chất. Ít nhất tổ chức hội nghị cộng tác viên định kỳ 6 tháng một lần; mời dự tham gia các hội nghị lớn về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa để họ nắm bắt thông tin kịp thời chuyển tải tới công chúng. Hàng năm tổ chức họp báo thông tin cho lực lượng này tình hình, kết quả hoạt động và định hướng thông tin. Tổ chức cho họ đi thực tế khảo sát, thu thập thông tin, kiểm chứng thực tiễn, phát hiện các mô hình điển hình, gương người tốt, việc tốt để tuyên truyền cổ vũ, nhân rộng: Ngược lại, phát hiện những hành vi vi phạm các di sản văn hóa vật thể, trong đó có di sản văn hóa vật thể Hà Nội để viết bài đấu tranh, phê bình, nhắc nhở. Cần có chế độ động viên, khuyến khích vật chất với các tác phẩm báo chí có chất lượng cao, hiệu quả tốt; Biểu dương khen thưởng kịp thời những cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên có thành tích trong thông tin tuyên truyền về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể, trong đó có di sản văn hóa vật thể Hà Nội.

Thứ hai, cần phải nhận thức lại việc làm cấp thiết, cần tiến hành đầu tiên trong công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về di sản văn hóa vật thể, trong đó có di sản văn hóa vật thể Hà Nội. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ là khâu đột phá quan trọng nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in nói riêng và trong truyền thông nói chung. Vấn đề cần thực hiện đối với các cơ quan báo chí là cần làm thay đổi từ thấp đến cao nhận thức về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in, từ đó có sự quan tâm đầu tư nhân lực, vật lực và các điều kiện cần thiết khác để tổ chức tốt hơn cho công tác này. Đồng thời, cần đổi mới mạnh mẽ tư duy về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in, với phương châm mất ít là để được nhiều hơn, đầu tư cho bao in là đầu tư phát triển, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in phải đi vào hoạt động chuyên nghiệp.

Để thực hiện giải pháp này cần cung cấp tài liệu, sổ sách, báo chí viết về cơ sở lý luận báo in về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội, giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cơ quan quản lý các di sản văn hóa vật thể Hà Nọi nghiên cứu, tìm hiểu để nhận thức đúng về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in. Mời các chuyên gia hàng đầu về công tác tư tưởng, tuyên giáo tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các cơ quan quản lý về di sản văn hóa vật thể Hà Nội, giúp cho đối tượng này nhận thức đầy đủ, hiểu sâu về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in và nhận thức rõ sự cần thiết phải đổi mới tư duy, chuyển hóa thành hành động cụ thể.

Thứ ba, các cơ quan báo chí cần đổi mới toàn diện các mặt hoạt động, từ lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư củ cơ quan chủ quản; đổi mới, hoàn thiện về tổ chức bộ máy các phòng nghiệp vụ và văn phòng đại diện ở các vùng, miền; tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, các phóng viên, biên tập viên chủ lực; đổi mới mạnh mẽ nội dung phản ánh bao quát các lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội; đổi mới hình thức thể hiện thông qua việc thiết lập lại hệ thống chuyên mục hợp lý hơn, tăng cường sử dụng các thể loại

báo chí mũi nhọn; đổi mới cơ chế tài chính tăng cường tính tự chủ; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống báo chí chuyên ngành về di sản văn hóa vật thể trong đó có di sản văn hóa vật thể Hà Nội để lực lượng này đủ sức, đủ tầm cung cấp thông tin chính thống, chủ động định hướng và làm chủ thông tin, tăng cường hiệu quả truyền thông; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội; góp phần tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để thực hiện được giải pháp này các cơ quan báo chí cần thực hiện những chương trình tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho lãnh đạo và phóng viên của cơ quan mình, nhất là đội ngũ lãnh đạo, phóng viên chịu trách nhiệm ở mảng nội dung di sản văn hóa vật thể, trong đó có di sản văn hóa vật thể Hà Nội nắm chắc, hiểu sâu về di sản văn hóa vật thể Hà Nội, để sáng tạo tác phẩm, biên tập, đăng tải nội dung về di sản văn hóa vật thể Hà Nội tương xứng với tầm vóc, vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội.

Với vị trí quan trọng của văn hóa, di sản văn hóa vật thể Hà Nội nói riêng trong đời sống kinh tế - xã hội, cần tăng cường hơn công tác truyền thông ngang tầm nhiệm vụ. Theo đó, củng cố, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ báo chí lĩnh vực văn hóa từ Trung ương tới cơ sở, tăng cường lực lượng cán bộ có chuyên môn đủ sức, đủ tầm, thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối tổ chức, cung cấp, quản lý thông tin báo chí về di sản văn hóa vật thể, trong đó có di sản văn hóa vật thể Hà Nội. Đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành ủy – UBND Thành phố Hà Nội và các ngành liên quan đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in.

Phát huy sức mạnh của hệ thống thông tin đại chúng, đẩy mạnh thông tin trong những thời điểm cụ thể. Cần có sự phối hợp đồng bộ thông tin giữa các cơ quan báo chí theo những trọng tâm, trọng điểm, tạo nên những chiến dịch thông tin lớn trong những thời gian cần thiết, nhất là khi có những thay đổi lớn trong những

chính sách liên quan đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể, trong đó có di sản văn hóa vật thể Hà Nội, tránh tình trạng thông tin lẻ tẻ, tự phát, mạnh ai người ấy làm như thời gian qua. Để làm được việc này, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ cùng với các giải pháp nêu trên, trong đó vai trò tổ chức, chủ động thông tin của các cơ quan báo in là hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần xây dựng bộ tiêu chí cho toà soạn. Trong quá trình phát triển, các tờ báo cần có bộ quy tắc hoặc tiêu chí cụ thể của toà soạn. Phóng viên, biên tập viên phải tuân thủ theo quy tắc đó để làm việc. Bộ tiêu chí này phải đưa ra được những tiêu chí cụ thể về việc sản xuất ấn phẩm báo chí dựa trên tình hình thực tế của toà soạn và không đi lệch dòng chảy chung của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân. Trong quá trình công tác, những người làm báo cũng cần phải trao đổi nghiệp vụ thường xuyên. Vì vậy các toà soạn cũng cần tổ chức các buổi trao đổi, trau dồi nghiệp vụ thường xuyên cho người làm báo. Cần xây dựng một tiêu chí cụ thể rõ ràng đối với phóng viên, biên tập viên trong quá trình sáng tạo tác phẩm, biên tập viên bài viết.

Những yếu tố khác như kỹ thuật in ấn, đầu tư trang thiết bị cần hiện đại và đồng bộ; khâu phát hành đảm bảo nhanh, kịp thời và đúng đối tượng phục vụ...cũng sẽ là những biện pháp tốt góp phần nâng cao chất lượng thông tin cho tác phẩm của các nhà báo. Điều kiện quan trọng để các cơ quan báo in khẳng định chỗ đứng của mình trong lòng công chúng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay với các phương tiện truyền thông mới. Do vậy các cơ quan báo chí cũng cần có sự đầu tư cơ sở vật chất, quan tâm đến các yếu tố về con người phục vụ cho công tác phát hành đảm bảo số và chất lượng phục vụ yêu cầu công việc.

Ngoài các yếu tố trên, để có năng lực tài chính mạnh, Tổng Biên tập hoặc thành viên Ban Biên tập được phân công, ngoài chức năng chỉ đạo nội dung phải thực hiện tốt chức năng quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh tế báo chí. Trong bối cảnh phải hoàn toàn tự trang trải tài chính, cả 2 nhiệm vụ đó có tầm quan trọng như nhau; việc coi nhẹ nhiệm vụ nào đều dẫn tới sự phát triển khập khiễng của cơ quan

báo chí. Đây là điều không thể không lưu ý trong quá trình quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý cơ quan báo chí và phân công công tác trong Ban Biên tập. Kể cả sau khi được bổ nhiệm, cũng rất cần có các khóa đào tạo riêng cho Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập về quản trị báo chí và kinh tế báo chí.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 98)