Báo Nhân dân, Hà Nội Mới, Văn Hoá tuyên truyền đường lối, chủ

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 54)

của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể

Thống kê riêng từng nội dung phản ánh trên từng báo cho thấy, báo Nhân Dân phản ánh về việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể Hà Nội có 03 tác phẩm (0,41%). Báo Hà Nội Mới phản ánh về tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể Hà Nội có 12 tác phẩm (1,64%), trung bình mỗi tháng có 0,5 tác phẩm. Báo Văn Hóa có 13 tác phẩm (1,8%), có tới 6 tháng không có tác phẩm phản ánh về việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá vật thể Hà Nội gồm có: tháng 1,2,4,5,6 và tháng 11, trung bình có 0,5 tin, bài/tháng.

Báo Nhân Dân, báo Văn Hoá, báo Hà Nội Mới trong đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối của Đảng, Nhà nước về việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả các di sản văn hoá vật thể Hà Nội. Các văn bản có liên quan tới lĩnh vực này thường

được đăng tải trang trọng trên trang nhất cũng như ở trang tiếp theo. Cả ba tờ báo Văn Hóa, Nhân Dân và Hà Nội Mới đều đăng tải thông tin liên quan đến vấn đề này. Báo Nhân dân số 21135 ngày 28 tháng 7 năm 2013 đăng bài: “ Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích mới chỉ là điều kiện cần” tác giả có đoạn viết: “Bắt đầu từ ngày 1-

7, thông tư 18 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức có hiệu lực. Với quy định tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tu bổ di tích cần phải có chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, Thông tư có tác dụng hạn chế tình trạng tùy tiện trong hoạt động này, gây nên những hậu quả đáng tiếc cho nhiều công trình kém chất lượng… Có thể thấy thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL là một văn bản quan trọng, cần thiết trong việc triển khai các hoạt động quản lý Nhà nước để thực hiện Luật sửa đổi bổ sung Luật Di sản văn hóa 2009. Cụ thể, điều 6, Chương II của thông tư quy định rõ bên cạnh các chứng chỉ khác như kiến trúc sư (KTS), kỹ sư xây dựng…, những người tham gia công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có chứng nhận hành và chứng chỉ hành nghề” [45, số ngày 28/7/2013]. Báo Văn Hóa số ra ngày

03/7/2013 đăng bài: “Sẽ không còn cảnh ai cũng nhảy vào tu bổ di tích” tác giả có đoạn viết: “Từ ngày 1/7, Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số

quy định bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích chính thức có hiệu lực. Cùng với nhiều văn bản pháp luật khác, có thể khẳng định công tác tu bổ tôn tạo di tích đã được quy chuẩn, dần hoàn thiện với những quy định ngày càng ngặt nghèo” [46, số ngày

03/7/2013]; số ra ngày 27/3/2013, trong bài “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích: Sẵn sàng với chiếc gậy pháp lý dẫn đường”, tác giả cũng đề cập vấn đề này.

Sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta còn thể hiện qua các chuyến thăm viếng, kiểm tra tại chỗ hoạt động của các bảo tàng, di tích của các đồng chí lãnh đạo, thông qua hướng dẫn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa về việc thực thi pháp luật. Bài phát biểu kết luận của đồng chí Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trong buổi làm việc với cán bộ, nhân dân xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây được đăng tải toàn văn trên báo Hà Nội Mới: “Mong muốn

chung của chúng ta là, tất cả các cấp, các ngành hãy cùng đề cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương giải quyết thỏa đáng các vấn đề bức xúc của người dân song

song với việc giữ gìn, phát huy giá trị viên ngọc quý – Làng cổ Đường Lâm” [44, số

ra ngày 28/5/2013]. Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm báo cáo kết quả kỳ họp thứ tám HĐND thành phố khóa XIV, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu: “chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận

thức đúng về ý thức, trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa lịch sử” [44,

số ngày 18/12/2013]. Trong lá thư tâm huyết gửi các cấp lãnh đạo với việc bảo tồn Hoàng Thành Thăng Long của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đoạn viết: “Mặc dù

khu vực khai quật mới xuất lộ một số di tích cung điện, nhưgn những di tích cung điện này đã thể hiện quy mô to đẹp…Nếu được bảo tồn và phát huy tốt, di tích này sẽ có ý nghĩa chính trị, văn hóa, giáo dục to lớn cho các thế hệ hiện nay và các thế hệ tiếp theo. Đây cũng là một di sản văn hóa vượt khỏi quốc gia. Do giá trị to lớn của di tích, vì lợi ích quốc gia, tôi đã nghĩ đến các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử này…”… Ông nói: “Đây là những di vật, hiện vật của tổ tiên để lại, vì thế cần phải biết nâng niu, gìn giữ” [46, số ngày11/10/2013].

Góp phần nâng cao nhận thức mới về vai trò quan trọng của di sản văn hóa vật thể, báo Hà Nội Mới đã nêu cụ thể những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta mà thể hiện tập trung nhất trong 4 nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội trong ngày làm việc thứ ba, kỳ họp thứ tám: “Tiếp đó kỳ họp đã

thông qua Nghị quyết về việc ban hành danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thủ đô” [44, số ngày 5/12/2013]. Một phần

quan trọng của những giá trị di sản vật thể Hà Nội là hệ thống di tích lịch sử văn hóa. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa theo hướng thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy di tích, báo Hà Nội Mới qua bài “Quản lý và tu bổ di tích” số ra 20817 tháng 9/2012: “Chính

phủ đã cho phép triển khai Chương trình Quốc gia về chống xuống cấp và tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa mà mục tiêu là tập trung tu bổ, gìn giữ các di tích cách mạng kháng chiến; từng bước tôn tạo các di tích có giá trị kiến trúc nghệ thuật và

danh thắng để thu hút khách du lịch, qua đó giới thiệu nền văn hoá Việt Nam, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”[ 44, số ngày 7/9/2012].

Tựu chung lại, có nhiều cách để tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội với nhân dân. Nhìn chung báo Nhân Dân, Hà Nội Mới và báo Văn Hóa đã có những đóng góp to lớn trong việc tuyên truyền bằng những tin bài chính xác, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 54)