Đối với các nhà quản lý, hoạch định báo chí

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 94)

của các loại hình báo chí khác, tạo ra những tác động tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội, điều quan trọng nhất đối với hệ thống báo chí, trong đó có báo in là phải tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung và hình thức tạo ra những bước chuyển mới. Để đạt được các nhiệm vụ trọng tâm đó, cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước đối với báo chí, trong đó có báo in trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội theo quan điểm phát triển phải đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng với những vấn đề sau:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước theo phương châm phát triển đi đôi với quản lý tốt. Phát triển toàn diện báo chí mà trọng tâm là nâng cao chất lượng văn hoá. Đổi mới nghiệp vụ thông tin, hình thức trình bày, in ấn theo hướng từng bước hiện đại hoá, quan tâm hàng đầu tới chất lượng và hiệu quả.

Nâng cao tính tư tưởng, tính chân thật, tính chiến đấu của các tác phẩm báo chí, hướng nội dung thông tin vào nhiệm vụ quan trọng là bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Việt Nam trong đó có di sản văn hoá vật thể Hà Nội. Hoạt động báo chí, xuất bản phải gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống, phản ánh sinh động việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội. Những người làm báo viết về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hoá vật thể Hà Nội phải là đội quân tư tưởng, văn hoá tin cậy của Đảng.

Trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể Hà Nội còn nhiều vấn đề đặt ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Do vậy các cấp quản lý, lãnh đạo báo chí cần chú ý trong việc nắm bắt tình hình, giữ đúng định hướng thông tin.

Đặc thù hoạt động của nhà báo viết về mảng di sản văn hoá vật thể Hà Nội cũng như các nhà báo ở các lĩnh vực khác là thường xuyên độc lập ở nhiều nơi, công việc có tính điều tra phát hiện và mang tính xã hội cao. Vì vậy, các cơ quan báo chí ngoài việc kiểm tra, giám sát còn phải nêu cao ý thức chính trị và đạo đức của người làm báo. Các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí phải thường xuyên uốn nắn nhắc nhở các cơ quan báo chí tăng cường hơn nữa việc quản lý đội ngũ và

các hoạt động nghề báo.

Các cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí tiếp tục có sự chỉ đạo chặt chẽ, đồng thời phải đầu tư thích đáng, tài trợ cho tờ báo của mình có đủ điều kiện làm việc. Cần nhanh chóng xây dựng một loạt những quan điểm cơ bản cho phù hợp với tình hình mới, ban hành những văn bản dưới luật và một số chế độ chính sách để tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng báo chí như: chế độ tiền lương, chế độ nhuận bút, chính sách giá…

Các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục kiểm tra thường xuyên, giám sát các cơ quan báo chí thực hiện Luật báo chí và Luật xuất bản, phải làm tham mưu cho cấp uỷ Đảng chính quyền về những vấn đề mới nảy sinh để có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về thông tin xa rời tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí. Cơ quan chủ quản báo chí cần nâng cao trách nhiệm quản lý của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm và vai trò của nhà báo và mỗi cơ quan báo chí trong việc thực hiện đường lối thông tin báo chí của Đảng.

Tiếp tục có sự quản lý tập trung và thống nhất của Đảng và Nhà nước về hệ thống đào tạo bồi dưỡng và nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ báo chí và cán bộ quản lý báo chí về lĩnh vực văn hoá.

Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, phổ biến sâu rộng những định hướng, nội dung cơ bản về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội của Đảng và Nhà nước tới lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan báo chí để tạo bước chuyển mới trong nhận thức về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in. Thông qua đó xác định rõ việc thực hiện công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội là trách nhiệm cung của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội. Tuy nhiên để làm tốt công tác truyền thông tin về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội thì hệ thống báo chí, trong đó có báo in giữ vai trò nòng cốt, và Ban Tuyên giáo Trung ương có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo báo chí, trong đó có báo in và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội, động viên mọi

người tích cực và chủ động thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể trong đó có di sản văn hóa vật thể Hà Nội.

Xác định rõ vai trò chủ lực của báo chí trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội, cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí cần kịp thời định hướng, chỉ đạo thông tin, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nội dung thông tin báo chí, tạo được sự chia sẻ, đồng thuận xã hội với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội. Chỉ đạo, định hướng kịp thời, sâu sát công tác tuyên truyền các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về những vấn đề có tác động lớn đến việc thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội. Bên cạnh đó, kịp thời khen thưởng, động viên những cơ quan báo chí, nhà báo có thành tích trong truyền thông vì bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội, đồng thời cần có giải pháp mạnh, xử lý nghiêm sai phạm của báo chí về những điều không được thông tin tên báo chí có tác động xấu tới việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa theo quy định của Luật Báo chí.

Lao động báo chí mang tính chất sáng tạo thường xuyên hàng ngày, hàng giờ. Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa lao động cá nhân và lao động tập thể dưới ảnh hưởng chi phối của chính trị, đó là vấn đề mang tính quy luật của báo chí nói chung. Để nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội, không thể tách rời vai trò lãnh đạo Ban biên tập, người phụ trách lĩnh vực trong các cơ quan báo chí. Họ là người lĩnh hội ý kiến từ người định hướng, chỉ đạo, biên tập, duyệt và quyết định đăng tải tác phẩm. Do đó, lãnh đạo các bộ, ngành văn hóa cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo cơ quan báo chí, người phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội và Ban bạn đọc…thường xuyên trao đổi, cung cấp và định hướng thông tin để đội ngũ này thông hiểu và ủng hộ, cộng tác tích cực.

Các cơ quan quản lý, hoạch định báo chí cần phối hợp với các bộ, ngành văn hóa cần thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, trao đổi, phổ biến các văn bản quy định mới, tổ chức các cuộc đi khảo sát ở cơ sở để họ tiếp xúc với thực tiễn. Cần phối hợp với trung tâm nghiệp vụ của các Hội Nhà báo, Khoa Báo chí các trường đại học biên

soạn những bộ giáo trình viết về đề tài bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp để vận dụng vào trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)