Báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Văn Hóa nêu giải pháp cho tình trạng

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 68)

cấp nghiêm trọng của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội.

Thống kê ở nội dung nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội trên báo Nhân Dân không có tác phẩm nào. Báo Hà Nội Mới có 35 tác phẩm (4,8%), trung bình mỗi tháng có 1,45 phẩm. Báo Văn Hóa có 13 tác phẩm (1,78%).

Những di sản văn hóa vật thể của Hà Nội ngày càng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban, ngành Trung ương, Hà Nội và của cả người dân Hà Nội. Báo chí đã đưa ra nhiều giải pháp, giúp các cấp các ngành có được giải pháp tốt nhất cho việc bảo tồn và tôn tạo những di sản văn hóa vật thể. Có hàng lọat bài báo đưa ra những giải pháp hữu hiệu có việc tôn tạo, giữ gìn và phát huy những di sản quý của Hà Nội, khắc phục nạn xâm phạm di tích và lấy lại vẻ đẹp cho Thành phố: “Không còn cảnh ai cũng nhảy vào tu bổ di tích” – Phúc Nghệ, báo Văn Hóa số ra ngày 3/7/2013, “Xoay xở di chuyển di vật Hoàng thành Thăng Long” – Phúc Nghệ, báo Văn Hóa số ra ngày 30/12/2013, “Các nhà tư vấn có thể giúp người dân có những phương án hợp lý nhất” – Lê Thành Vinh, báo Văn Hóa số ra ngày6/9/2013, “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa: Nói thì dễ, làm mới khó” - Nguyễn Hòa, báo Văn Hóa số ra ngày 7/3/2012, “Hoàn thành chỉnh trang phố Tạ Hiện – Bài học thành công sẽ được nhân rộng” – Minh Ngọc, báo Hà Nội Mới số ra ngày 9/1/2012, “Hiến đất vì cộng đồng - Chuyện cổ tích giữa thành đô” – Văn Ngọc Thủy, báo Hà Nội Mới số ra ngày 3/11/2012, “Bảo tồn, tôn tạo di tích: Chấm dứt phong trào nâng đời, làm mới” – Minh Ngọc, báo Hà Nội Mới số ra ngày 6/2013…

Trong công cuộc giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa vật thể của Hà Nội, có nhiều ý kiến đóng góp rất bổ ích của nhiều người dân Hà Nội, những người thực sự tâm huyết và yêu Hà Nội, trong đó có các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về di sản văn hóa. Trong bài: “Xoay xở di chuyển di vật Hoàng thành Thăng Long”- báo Văn Hóa số ra ngày 30/12/2013, tác giả đưa ra giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc, thách thức trong sự xoay xở tìm tính đồng thuận giải quyết từ nhiều phía liên quan để vùa đảm bảo tiến độ cũng như việc đảm bảo bảo quản hiện vật, di vật tốt nhất của khu di tích Hoàng thành Thăng Long: “Đồng ý

chuyển giao hạng mục đầu tư xây dựng tuyến đường phía bắc và phía đông công trình Nhà Quốc Hội sang dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu do UBND Thành phố làm chủ đầu tư; UBND Thành phố Hà Nội quyết định và tự chịu trách nhiệm thực hiện Dự án đầu tư xây

dựng hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, đảm bảo hoàn thành đồng bộ với tiến bộ xây dựng công trình Nhà Quốc Hội…Các bên liên quan cần chung tay di dời 100% khối hiện vật gạch, ngói, đá…để giải phóng mặt bằng, hoàn thành giai đoạn 1” [46, số ngày 30/12/2013].

Một vấn đề được đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội là việc nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị của những di sản đó. Trong bài “Người Đường Lâm muốn giữ danh hiệu trong phát triển” – báo Văn Hóa số ra ngày 17/5/2013, tác giả Phúc Anh đã đề cập đến vấn đề này: “Khi đã được

Nhà nước công nhận thì ứng xử với Di tích Quốc gia phải theo Luật định. Việc thực hiện Luật là nghĩa vụ chung của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng và chính người dân làng cổ Đường Lâm... Lẽ dĩ nhiên, người dân làng cổ Đường Lâm là chủ thể của di sản này. Nhưng việc tôn vinh làng cổ đặc trưng của Bắc Bộ này cũng là việc suy tôn của thế hệ ngày nay với tiền nhân” [46, số ngày

17/5/2013]. Và trong việc nâng cao nhận thức của người dân, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Việc bảo tồn khu phố cổ của Hà Nội là việc làm cần thiết mà Thành phố và nhân dân đặt ra trong nhiều năm qua. Đã có nhiều dự án, đề án, phương pháp được đưa ra nhằm giữ lại một khu phố cổ thân thuộc với tất cả người Hà Nội. Báo chí đã phản ánh, ghi nhận những phương án thực hiện nhằm bảo tồn phố cổ để nhân rộng mô hình trong việc trùng tu, tôn tạo phố cổ Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn. Tác giả Minh Ngọc trong bài: “Hoàn thành chỉnh trang phố Tạ Hiện: Bài học thành công sẽ được nhân rộng”, số ra ngày 9/1/2012 báo Hà Nội Mới nêu lại ý kiến của ông Phạm Tuấn Long, Phó BQL phố cổ Hà Nội: “Đoạn phố Tạ Hiện nằm trong khu bảo

tồn cấp 1 của khu phố cổ Hà Nội, là một trong số ít phố còn giữ được nét đặc trưng kiến trúc của nhà ở liền kề, nên BQL phố cổ đã lựa chọn một đoạn phố này để cải tạo. Dự án được làm thí điểm, rút kinh nghiệm trong việc cải tạo mặt đứng của các tuyến phố sau này” [44, số ngày 9/1/2012].

Một ý kiến khác được đưa ra nhằm bảo tồn vẻ cổ kính của khu phố cổ và những di sản văn hóa vật thể, đó là việc cần phải: “Khắc phục tình trạng quá tải về

hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trong khu vực phố cổ thì giãn dân cơ học được xem là giải pháp duy nhất và khả thi nhằm cải thiện môi trường sống, tạo tiền đề cho các giải pháp quản lý, bảo tồn, tôn tạo phố cổ… Để khuyến khích người dân di chuyển ra khỏi phố cổ, cần có các cơ chế, chính sách cụ thể, bảo đảm cuộc sống, sinh hoạt cả ở nơi cũ và nơi định cư mới” [44, số ngày 13/4/2012]. Cũng thông qua

bài báo nội dung các phương án được đưa ra đã cho người đọc những thông tin về dự án tôn tạo khu phố cổ như cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC theo quy định của pháp luật hiện hành khi Nhà nước thu hồi đất đối với các hộ thuộc diện phải GPMB. Từng đối tượng với những cơ chế phù hợp. Những thông tin này là vô cùng bổ ích và thiết thực đối với người dân, vì họ chính là những thực tế sống trong phố cổ, việc giữ gìn, tôn tạo phố cổ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều ở những cư dân này.

Nhìn chung các bài viết đưa ra các giải pháp trước tình trạng xuống cấp, bị xâm hại của các di sản văn hóa vật thể Hà Nội đều dựa trên các căn cứ của kết quả khảo sát, phân tích thực trạng các giá trị văn hóa vật thể Hà Nội, căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng văn hóa ở Thủ đô trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong từng giai đoạn cụ thể. Những giải pháp để bảo vệ, giữ gìn tôn tạo các di sản văn hóa vật thể Hà Nội thông qua phản ánh của báo chí là hết sức cần thiết. Về phía báo chí hiệu quả của việc cảnh báo với các cơ quan chức năng, giáo dục nhận thức đối với người dân đã cho thấy tác dụng rõ rệt. Từ đó đã đề cao việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng là ngành văn hóa và với người dân. Trong việc giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa vật thể Hà Nội, việc giáo dục ý thức tự giác trong nhân dân là rất cần thiết. Vai trò tuyên truyền, giáo dục, định hướng cuả ba tờ báo trên đã có tác dụng hữu hiệu trong việc này.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 68)