Báo Nhân Dân, Văn Hoá, Hà Nội Mới giới thiệu và tôn vinh các giá

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 57)

sản văn hoá vật thể ở Hà Nội.

Báo Nhân Dân trong 02 năm có 08 tác phẩm giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hoá vật thể ở Hà Nội (1,1%), trong đó có 06 tháng không có tin, bài nào phản ánh về nội dung này. Báo Hà Nội Mới có 25 tác phẩm phản ánh về nội dung giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hoá vật thể ở Hà Nội (3,42%). Báo Văn Hóa có 39 tác phẩm (5,3%), trung bình mỗi tháng có 1,7 tác phẩm.

Nhắc đến Hà Nội ngàn năm văn hiến trước hết là nhắc đến những di tích lịch sử - văn hóa. Vẻ cổ kính, lâu đời của những di tích ấy làm nên tính ngàn năm của Hà Nội. Sự thiêng liêng, cao quý và đẹp đẽ của các di tích ấy chính là giá trị văn hiến của Hà Nội. Các công trình đó đã trở thành biểu tượng cho lịch sử Thăng Long - Hà Nội và cả nước. Trong bài “Chùa Một Cột được công nhận Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á - Tạo thêm cơ hội phát triển du lịch” đăng trên báo Hà Nội Mới số 15713 ngày 13/11/2012, tác giả Minh Ngọc đã viết: “Chùa Một Cột có

hình dáng như một bông hoa sen nhô lên trên mặt nước. Chùa hình vuông, làm bằng gỗ, lợp ngói ta, mỗi cạnh 3 m, dựng trên một trụ đá, đó là nét độc đáo nhất của ngôi chùa…Chùa Một Cột là biểu tượng của đạo Phật, của giác ngộ hạnh phúc, có ý nghĩa văn hoá, tôn giáo to lớn nhưng quy mô lại thu nhỏ với lối kiến trúc độc đáo vượt qua tất cả các kiến trúc đương thời… Sau nửa thế kỷ được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia (1962), sau 6 năm được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam, ngày 12/11, Chùa Một Cột chính thức đón nhận kỷ lịch Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á do Tổ chức Kỷ lục Châu Á trao tặng” [44, số ngày 13/11/2012]. Báo

Văn Hoá cũng đã có một loạt tin, bài khác để đăng tải sự kiện này như: “Chùa Một Cột được xác lập kỷ lục Châu Á”- báo Văn Hóa số ra ngày 19/10/2012, “Chùa Một Cột đón nhận danh hiệu Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”- báo Văn Hóa số ra ngày 14/11/2012, “Chùa Một Cột được công nhận “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á: Tạo thêm cơ hội phát triển du lịch” – Minh Ngọc, báo Hà Nội Mới số ra ngày 13/11/2012.

Nhìn vào những di sản văn hóa vật thể của Hà Nội, chúng ta thấy bên cạnh việc các di tích này là những bảo tàng sống về lịch sử thì đây cũng là những dấu ấn của kiến trúc tuyệt mỹ, góp phần bổ sung cho vô vàn những tinh hoa của đất Tràng An. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong số đó. Đây được coi là trường Đại học đầu tiên của nước Đại Việt, ghi dấu ấn của nền học vấn quốc gia, 82 tấm bia tiến sĩ được dựng từ đời Lê còn lưu lại tên tuổi hàng tram nhà khoa bảng tài danh. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là đề tài của nhiều bài báo: “Biểu tượng trường tồn, vĩnh cửu của tinh hoa văn hóa, giáo dục Việt Nam” – Ngân Anh, báo Văn Hóa số ra ngày 27/2/2013; “Đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với Văn Miếu – Quốc Tử

Giám” – Minh Ngọc, báo Hà Nội Mới số ra ngày 6/3/2012,…

Các báo Nhân Dân, Văn Hoá và Hà Nội Mới đều đăng tin, bài viết có nội dung phản ánh về kết quả khảo cổ khu vực Hoàng Thành Thăng Long. Trên cơ sở khai quật đó đưa ra phương án và giải pháp bảo tồn một cách khoa học và hợp lý nhất phức hệ di tích lịch sử - văn hoá vô giá trải dài từ thành Đại La đến Hoàng thành Thăng Long – Đông Đô – Đông Kinh thời Lý, Trần, Lê…qua thành Hà Nội đời Nguyễn, kéo dài cho đến những di tích cách mạng và kháng chiến của thời đại Hồ Chí Minh. Và với những giá trị to lớn để lại Hoàng Thành Thăng Long đã được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Các báo Văn Hóa số ra ngày 02/1/2012 đăng bài: “Di tích Hoàng Thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu: Du khách được vô tư vào thăm quan”, ngày 28/12/2012 có bài : “Bất ngờ ở Hoàng Thành Thăng Long”, “Đường nước ngàn năm ở Hoàng Thành” (số ra ngày 5/2/2013), “ Đại tướng Võ Nguyên Giáp với việc bảo tồn Hoàng Thành Thăng long: Phải biết nâng niu, gìn giữ di vật tổ tiên” (số ra ngày 11/10/1013”, báo Hà Nội Mới

số ra ngày 24/10/2013 đăng bài: “Thám sát khảo cổ khu vực Ô Chợ Dừa: Chưa xuất lộ dấu tích kiến trúc lớn”, “Phát hiện khảo cổ học tại phía Bắc Đoan Môn: Mở ra hướng nghiên cứu mới về Hoàng Thành Thăng Long” (số ra ngày 29/12/2012)… Báo Hà Nội Mới số ra ngày 15/9/2013, tác giả Lâm Vũ có bài: “Di tích kiến trúc khu A –B, khu di tích Hoàng Thành Thăng Long – Minh chứng về một Thăng Long rực rỡ”, tác giả phản ánh những phát hiện giá trị khảo cổ tại đây: “Các nhà khoa học

đã khẳng định, giá trị nổi bật và tính cách độc đáo của di tích khu A –B là có nhiều tầng văn hoá của nhiều thời kỳ từ Đại La, Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần và Lê nằm chồng xếp, đan xen nhau, tiếp nối nhau. Các di tích đó phản ánh rõ mối quan hệ về quy hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long” [44, số ngày 15/9/2013]. Bài “Phát huy giá trị khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long” của tác giả Giang Nam đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 15/6/2012 có đoạn viết: “Khu di tích Hoàng Thành Thăng

Long (số 18 đường Hoàng Diệu) được phát lộ từ năm 2002. Hàng triệu di vật được tìm thấy sau quá trình khai quật đã chứng minh cho bề dày lịch sử của Hà Nội, với những di vật trải dài suốt từ thời kỳ tiền Thăng Long, cho đến những thế kỷ gần đây. Kết quả khai quật khảo cổ cho thấy, khu vực này là trung tâm chính trị quan trọng nhất, nơi thiết triều, nơi ở của vua và hoàng gia qua hàng nghìn năm lịch sử. Năm 2010, toàn bộ khu vực Hoàng Thành Thăng Long đã (gồm khu khảo cổ và khu vực Thành cổ cũ) đã được Unesco công nhận là Di sản Văn hoá thế giới”… [45, số

ngày 15/6/2012]. Các bài viết giới thiệu di sản văn hoá vật thể Hà Nội với lòng tự hào dân tộc sâu sắc, vừa đưa ra những thông tin mang tính thời sự, vừa định hướng nhận thức công chúng để từ đó xây dựng ý thức bảo vệ di sản văn hoá vật thể dân tộc.

Phố cổ Hà Nội – di sản kiến trúc đặc biệt, là linh hồn của đất Tràng An và là di sản quý giá của đất nước Việt Nam. Đây là khu vực được đánh giá là độc đáo hiếm thấy trên thế giới. “Nhắc đến khu phố cổ ai cũng biết đến phố Tạ Hiện – con

phố nằm thu mình giữa một Hà thành luôn sầm uất và nhộn nhịp. Qua thời gian, con phố vẫn giữ được những dấu ấn của kiến trúc cổ kính đầu thế kỷ XX và được

coi là viên ngọc quý nhất trong kiến trúc phố cổ Hà Nội” [44, số ngày 11/11/2012];

Phố cổ còn trở thành một yếu tố trong phát triển du lịch cuả Thủ đô: “Việc mở rộng không gian đi bộ sẽ là một điểm nhấn trong hoạt động thương mại – du lịch của Thủ đô Hà Nội nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng…. Qua những bài báo này, hồn phố cổ như được tạo dựng lại, những bài viết đều đưa người đọc tìm về lịch sử hình thành của khu phố cổ này.

Việc miêu tả tỉ mỉ chi tiết của các công trình kiến trúc lịch sử - văn hoá không chỉ có giá trị trong việc giới thiệu vẻ đẹp của công trình, mà còn khẳng định giá trị của những di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội. Hầu hết các bài viết khá tỉ mỉ và chu đáo đưa ra những chứng cứ thuyết phục để khẳng định giá trị của những di sản văn hoá vật thể ở Thủ đô Hà Nội. Cái tài tình của tác giả là khả năng cảm thụ và trình bày nét thẩm mỹ của đối tượng phản ánh, nhằm góp phần không chỉ tạo nên tình cảm, niềm tự hào của công chúng mà còn là lời kêu gọi, xác lập một thái độ, ý thức trách nhiệm đối với các di sản văn hoá vật thể này. Đây là giá trị, là hiệu quả hết sức to lớn của bài báo về việc giới thiệu và tôn vinh giá trị các di sản văn hoá.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)