xuống cấp của di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội.
So với lượng tin bài ở mảng giới thiệu di sản văn hóa vật thể thì mảng viết về thực trạng các di sản văn hóa vật thể có số lượng ít hơn. Nếu trong mảng giới thiệu tôn vinh giá trị di sản văn hóa vật thể, số tin bài trong cả hai năm là 72 tin, bài thì ở mảng phản ánh thực trạng những di sản văn hóa vật thể là 66 tin, bài. Báo Nhân Dân có 15 tác phẩm (2,0%). Báo Hà Nội Mới nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp di sản văn hoá vật thể Hà Nội có 23 tác phẩm (3,1%), trung bình mỗi tháng có gần 01 tác phẩm, trong đó tháng cao nhất có 04 tác phẩm, 02 tháng không có tác phẩm nào. Báo Văn Hóa có 28 tác phẩm (3,8%), tháng không có tác phẩm nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp di sản văn hoá vật thể Hà Nội có 01 tháng là tháng 3/2012.
Sau thời kỳ mở rộng địa giới hành chính, bộ mặt Thủ đô có nhiều thay đổi rõ rệt. Kinh tế - xã hội có điều kiện phát triển mạnh mẽ đem lại diện mạo mới cho Thủ
đô nhưng đồng thời nó cũng kéo theo những hạn chế tiêu cực khác, đó là sức ép đô thị hóa. Ở đây, các tác giả đã đề cập đến một số tác động tiêu cực của nó đến những di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội. Đó là việc nhiều di tích lịch sử, di tích danh thắng đang bị xâm hại và hư hỏng nghiêm trọng. Thông qua các tin, bài các tác giả đã lên án những hành vi xâm phạm di sản văn hóa vật thể.
*Sự xuống cấp do nguyên nhân tự nhiên
Qua hàng nghìn năm lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển, cha ông ta đã phát minh, sáng tạo và để lại nhiều di sản văn hóa vật thể. Đề cập đến thực trạng xuống cấp, hư hỏng của các di sản văn hóa vật thể, các tác giả cũng khẳng định rằng cùng với tiến trình vận động lịch sử, không ít di sản văn hóa vật thể đã dần dần bị mai một là do nguyên nhân tự nhiên.
Thủ đô Hà Nội, nơi mà số lượng di sản văn hóa vật thể tập trung quá nhiều, trong khi khả năng về kinh tế chưa cho phép đầu tư bảo tồn với một số lượng lớn trong thời gian trước mắt. Sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và các tổ chức quốc tế cũng chỉ đáp ứng một phần nhỏ bé so với những gì mà các di sản văn hóa vật thể Thủ đô cần. Báo chí góp một phần vào công tác phát hiện, phản ánh. Trong bài “Một số di tích lịch sử xếp hạng tại Hà Nội bị xuống cấp: Kêu mãi vẫn chưa được cứu”- báo Hà Nội Mới số ra ngày 25/11/2013, tác giả Đỗ Hà phản ánh: “Theo thống
kê của Sở VH,TT& DL Hà Nội, trong tổng số hơn 5.000 di tích lịch sử trên địa bàn (hơn 2.000 di tích đã xếp hạng), hiện có khoảng 600 di tích đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Hầu hết các di tích lịch sử trên địa bàn đều có niên đại từ 100 năm trở lên, nhiều di tích có tuổi đời từ 300-500 năm, thậm chí 1.000 năm nên sự xuống cấp là không thể tránh khỏi… Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã Hà Nội đã có nhiều văn bản trình Bộ VH,TT&DL về việc trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng Luật Di sản văn hóa. Tuy nhiên, do lượng DTLS bị xuống cấp quá lớn, trong khi vốn đầu tư để tu bổ mỗi di tích lên đến hàng chục tỷ đồng.” [44, số ngày 4/11/2013].
Báo Văn Hóa, số ra ngày 13/11/2013 có bài của tác giả Trọng Toàn: “Vẫn chưa thống nhất quản lý di tích Hoàng thành Thăng Long”, tác giả nêu: “Đối với
nhận khu A-B thuộc khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Hai khu C-D hiện vẫn do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quản lý, chưa hợp tác để thực hiện bàn giao cho UBND thành phố, làm ảnh hưởng đến việc nắm vững số lượng di vật để có kế hoạch bảo quản và phát huy giá trị di sản. Cùng với đó, hai khu khai quật này hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều rêu và các loại thực vật phát triển, trên bề mặt di tích thường xuyên bị ngập nước, xung quanh có nhiều lá cây, cỏ dại mọc không đảm bảo vệ sinh môi trường” [46, số ngày 13/11/2013]. Từ việc
phản ánh đó, tác giả đã xác lập thái độ, đưa ra quan điểm dựa trên những kiến nghị của UBND thành phố mà căn cứ của nó được dựa đúng theo Luật di sản, Công ước quốc tế về di sản… để thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
Đình Thanh Ấm là một trong nhiều ngôi đình của Hà Nội hiện nay đang bị hư hỏng nghiêm trọng. Bài viết “Thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa – Di tích lịch sử quốc gia bị xuống cấp nghiêm trọng” của tác giả Trần Lê trên báo Hà Nội Mới số ra ngày 24/9/2013 cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi đình: “Trải qua những thăng trầm của lịch sử, tác động của thời tiết, khí hậu, hiện nay đình Thanh Ấm bị hư hỏng nghiêm trọng. Toàn bộ hệ thống vì kèo, dui mè, xà dọc, xà ngang đều bị mối mọt, 8 cột cái bị nứt toác, tiêu tâm , 4 cột bị mục ruỗng nặng nên người dân phải đổ bê tông cao 5 cm xung quanh chân cột đề giữ cho cột không bị đổ” [ 44, số
ra ngày 24/9/2013]. Thời gian đã làm phai mờ “sức sống” của di sản văn hóa vật thể này ở Thủ đô. Cũng với nguyên nhân khách quan đó, tác giả Minh Ngọc qua bài “Bảo tồn di sản trước biến đổi khí hậu” trên báo Hà Nội Mới số ra ngày 12/11/2013 đã cho biết: “Dưới lòng di tích Hoàng Thành còn nhiều hiện vật gỗ. Trong khi đó
long đất của di tích có nhiều mạch nước ngầm, nếu không tiến hành bơm nước thường xuyên, di tích sẽ bị ngập nước, các loại vi sinh vật thâm nhập, gây ảnh huởng không tốt đến di sản” [44, số ngày 12/11/2013]. Thông qua việc phản ánh tình trạng xuống cấp của di tích và là một hồi chuông đánh thức các nhà quản lý.
Bài viết “Xã Tân Ước, huyện Thanh Oai: Di tích bị xuống cấp nghiêm trọng” của tác giả Nguyên Hà báo Hà Nội Mới số ra ngày 10/5/2013 nhận xét sự xuống cấp trầm trọng của di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay là do
thời gian và nguyên nhân chính là do thiếu sự quan tâm đầu tư tôn tạo, bảo tồn “Trải qua biến động của thời gian, ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh lại không
được tu sửa kịp thời nên nhiều hạng mục trong khuôn viên chùa bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Theo quan sát của phóng viên: từ ngoại tự cho đến nội tự, gác chuông, hệ thống cửa và tường bao quanh chùa đã bị vỡ nứt, bong tróc. Gần như toàn bộ hệ thống rùi kèo, cột chống bị mối mọt ăn xuyên tâm khiến cho mái ngói chỗ bị xô lệch, chỗ thì võng thủng… có thể sụp đổ bất cứ lúc nào…” [44, số ngày 10/5/2013].
Qua đây ta cũng thấy rằng, từng bài viết là một sự góp nhặt từng mảng bức tranh về hiện trạng xuống cấp trầm trọng của các di tích, công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật và lịch sử trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Sự mất mát hiện tại cũng như tiềm ẩn mối nguy cơ được các tác giả lên tiếng. Nó đánh động không chỉ đến những nhà quản lý, các cấp các ngành mà còn cả với toàn xã hội. Các bài viết phản ánh nội dung này thường chú trọng đến các thông tin: giới thiệu sơ lược giá trị của các di sản văn hóa, thực trạng xuống cấp đến mức báo động của chúng và yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng có quyết định, biện pháp xử lý. Trong đó, tùy từng tác giả và bài viết cụ thể mà việc bố trí, sắp xếp cũng như khai thác các thông tin có sự khác nhau. Hơn nữa, ở từng di sản văn hóa với những giá trị và tình trạng xuống cấp khác nhau, việc phản ánh cũng có nhiều điểm khác biệt.
Điểm hạn chế khi phản ánh các nội dung này là các bài viết chưa đặt việc mô tả từng chi tiết kiến trúc bị hư hại, xuống cấp trong tổng thể kiến trúc của cả công trình. Việc khái quát đi đến kết luận về sự xuống cấp vì thế chỉ ở một mặt có tính đơn lẻ. Do vậy việc tìm hiểu thông tin về nguyên nhân cụ thể để đưa ra kiến nghị không được chú ý khai thác, hoặc nếu có thì ở mức độ chung chung. Kết luận, do vậy thiếu sức thuyết phục, nhất là những luận chứng khoa học.
* Sự xuống cấp, hư hỏng thiếu ý thức của con người
Bên cạnh nguyên nhân do yếu tố tự nhiên thì một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc xuống cấp, hư hỏng các di sản văn hóa vậ thể Hà Nội là do thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người. Vì lẽ đó tình trạng các công trình kiến trúc văn hóa bị xâm hại xảy ra khá phổ biến cùng với sự thờ ơ, thiếu hiểu biết của
con người. Việc phản ánh trên báo chí những hiện tượng xâm phạm, phá hoại các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn Thủ đô mang một ý nghĩa tích cực góp phần bảo tồn di sản văn hóa vật thể Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện tượng thiếu ý thức và hiểu biết của con người trong việc trùng tu, tôn tạo di tích xảy ra ở nhiều nơi, nhiều di tích của Hà Nội, trong đó việc trùng tu di tích chùa Trăm Gian (Xã Tiên Phương - Huyện Chương Mỹ) đã tốn không ít giấy mực của giới truyền thông. Chùa Trăm Gian trên các phương tiện truyền thông đại chúng như một “hiện tượng” khi mà Báo Nhân Dân, Hà Nội Mới và báo Văn Hóa đăng tải hàng lọat tin, bài phản ánh sự việc này dưới các góc độ đề cập khác nhau với nhiều thể lọai báo chí phong phú, trong đó bài phản ánh, phóng sự chiếm số lượng cao hơn cả so với các thể loại khác. Báo Nhân Dân số ra ngày 16/7/2013, trong bài “Giải pháp nào cho di sản văn hóa- lịch sử?” tác giả Quỳnh Chi phản ánh: “Là chủ
thể của di sản nhưng phần lớn người lại chưa hiểu biết thấu đáo về tài sản của mình. Từ đó làm nảy sinh hành vi xâm hại, thậm chí là phá hỏng di sản, như sự kiện xây mới Nhà tổ Gác Khánh ở chùa Trăm Gian năm trước” [45, số ra ngày
16/7/2013]. Báo Văn Hóa với hàng lọat bài: “Tự ý hạ giải và xây dựng mới một số hạng mục ở di tích chùa Trăm Gian: Nhà chùa nhận sai sót, còn chính quyền sở tại thì sao?”- số ra ngày 27/8/2012, “Về vụ vi phạm luật di sản văn hóa tại chùa Trăm Gian: Đại diện chính quyền kêu gọi dân giúp nhà chùa …hạ giải”- số ra ngày 31/8/2012, tác giả Nguyễn Hòa đã phản ánh những sai phạm của sư thầy Thích Đàm Khoa, trụ trì chùa Trăm Gian tự ý tháo dỡ một số công trình để trùng tu di tích, những sai phạm trong việc hạ giải một số hạng mục của di tích, trong bài: “Những điều trông thấy ở chùa Trăm Gian” - số ra ngày 3/9/2012, “Phục hồi những hạng mục bị hạ giải ở chùa Trăm Gian: Chỉ có thể phục hồi tối đa Gác Khánh” - số ra ngày 14/9/2012, nhóm Phóng viên phân tích các phương án tu bổ, tôn tạo và phục hồi một số hạng mục tại di tích: phục hồi tối đa hạng mục công trình Gác Khánh, hoàn nguyên đá cũ vào hệ thống bậc cấp trước sân Tiền đường, sửa chữa một số hạng mục nhà Tổ…, bài “Nhiều hạng mục của chùa Trăm Gian đang hồi sinh” - số ra ngày 14/8/2013, tác giả Phúc Nghệ phản ánh diện mạo ngôi cổ tự được trả lại sau
gần một năm tu bổ, tôn tạo. Trên báo Hà Nội Mới với bài: “Quản lý di tích theo Luật Di sản văn hóa: Còn nhiều bất cập” - số ra ngày 10/4/2103, tác giả Doãn Hoàng phản ánh tình trạng xâm phạm di tích trên địa bàn thủ đô trong đó có sự “vượt rào” tu bổ một số hạng mục chùa taị chùa Trăm Gian… bạn đọc cảm thấy bất bình trước thực trạng của các di tích lịch sử, những di sản quý của Thủ đô bị xâm phạm. Mỗi bài viết đều miêu tả khá tỉ mỉ, bên cạnh việc giới thiệu những nét đẹp kiến trúc vốn có cũng như giá trị văn hóa thẩm mỹ của các công trình, tác giả phản ánh sự xâm hại các hạng mục công trình cho công chúng được biết, hiểu cũng như các nhà quản lý có thể nắm được, từ đó ý thức được vai trò và nhiệm vụ của công tác bảo tồn các giá trị văn hóa này. Bên cạnh đó, qua những suy tư trăn trở của mình, các tác giả phản ánh tình trạng xuống cấp cũng như thờ ơ, vô trách nhiệm của một số cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ và tôn tạo các di tích này.
Trên báo Nhân Dân, trong bài “Xã hội hóa công tác tu bổ tôn tạo di tích, lợi bất cập hại” của tác giả Giang Nam số ra ngày 16/10/2012 đã phản ánh: “Thời gian
gần đây, phần lớn kinh phí để góp phần tu bổ, tôn tạo nhiều di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Hà Nội là do người dân và các tổ chức doanh nghiệp đóng góp, tuy nhiên, do công tác quản lý đầu tư xây dựng chưa chặt chẽ, trong khi nhận thức về bảo tồn di sản của người dân còn hạn chế…khiến cho một số di tích bị biến dạng nghiêm trọng sau khi được tu bổ” [45, số ngày 16/10/2012].
Hiện tượng vi phạm các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là chiếm dụng đất chùa, xâm phạm di tích xảy ra nhiều nơi, nhiều di tích của Hà Nội. Trong bài “Công trình xâm phạm di tích LSVH đình Đại Mỗ: Sau bốn năm vẫn chưa xử lý” – báo Văn Hóa số ra ngày 16/7/2012, nhóm phóng viên đã phản ánh một vụ chiếm dụng đất di tích khác kéo dài: “ Điều làm chúng tôi ngỡ ngàng là công trình vi phạm Luật
Di sản văn hóa vẫn nguyên trạng ngay sát hậu cung di tích đình Đại Mỗ. Chỉ khác là một phần ngôi nhà hai tầng đã hoàn thiện và đang được sử dụng. Phần mới xây thêm năm 2011 hiện vẫn để nguyên tường gạch chưa kịp chát. Vậy là sau bốn năm đến nay công trình vi phạm vẫn tồn tại, ngôi nhà hai tầng vẫn uy nghi trên diện tích hàng trăm mét vuông đất đình Đại Mỗ vẫn chưa được tháo dỡ trả lại không gian di
tích theo các văn bản của chính quyền và cơ quan chức năng” [46, số ngày 16/7/2012]. Bài viết: “Về vi phạm di tích LSVH chùa Giao Quang, huyện Từ Liêm, Hà Nội: Vì sao dự án trùng tu tôn tạo di tích lại dở dang?” – số ra ngày 2/1/2013 cũng phản ánh về hiện thực đáng buồn trên. Trong bài “Cứu di tích trong phố cổ Hà Nội” của tác giả Nguyễn Phương Liên trên báo Nhân Dân số ra ngày 13/8/2012 đã phản ánh: “Chùa Thái Cam trên phố Hàng Vải vào ngày mồng một. Nơi cổng chính
quay ra ngã tư, dưới tẩm biển Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia là hàng trà đá, bia hơi. Cả hai bên lối vào và trong sân đình khách ngồi rải rác, thoải mái ăn uống nói cười…Trong gian nhà quay ra mặt đường, trước đây vốn là nơi thờ Tổ, bây giờ là phòng ở thấy cả trẻ con, người lớn xem ti vi, nói cười ồn ã…Cụ Đỗ Thị Hợi sống bên kia đường từng sống ở đây 60 năm cho biết, hiện trong chùa còn hai hộ dân với cả chục nhân khẩu đang sinh sống, trong đó có một hộ xây dựng nhà hai tầng ngay