Bảng 2.1: Một số thông tin cá nhân các đối tƣợng khảo sát
Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ % 30 - < 40 tuổi 79 28,3 40 - < 50 tuổi 90 32,3 50 – 60 tuổi 110 39,4 Giới tính Nam 160 57,3 Nữ 119 42,7 Trình độ học vấn Trên Đại học 21 7,5 Đại học 209 74,9 Trung cấp 49 17,6 Ngành nghề đào tạo Xã hội 156 55,9 Giáo viên 25 8,9 Luật 30 10,8 Khác 68 24,4
Thâm niên công tác
< 10 năm 6 2,1
10 - < 20 năm 57 20,4
20 - < 30 năm 57 20,4
30 - < 40 năm 129 46,3
>= 40 năm 30 10,8
Để có cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in, chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát với đối tượng là người dân Thủ đô Hà Nội. Tổng số phiếu khảo sát là 350 phiếu, số phiếu nhận lại là 279 phiếu; trong đó có 57,3% nam, 42,7% nữ; độ tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi chiếm 28,3%; từ 40 đến dưới 50 tuổi chiếm 32,3%; từ 50 đến 60 tuổi là 39,4%; trình độ học vấn trên đại học là 7,5%; đại học là 74,9%; trung cấp là 17,6%; ngành nghề đào tạo xã hội chiếm 55,9%; giáo viên 8,9%; luật 10,8%; ngành khác 24,4%; thâm niên công tác dưới 10 năm chiếm
2,1%; từ 10 năm đến dưới 20 năm có 20,4%; từ 20 đến dưới 30 năm có 20,4%; từ 30 năm đến dưới 40 năm có 46,3%; từ 40 năm trở lên có 10,8%. Số liệu khảo sát cho thấy độ tuổi của công chúng báo chí trên địa bàn Hà Nội phần lớn từ 40 tuổi trở lên, trình độ đào tạo khá cáo, từ đại học trở lên chiếm trên 74%; ngành nghề đào tạo chủ yếu là xã hội (55,9%); thâm niên công tác từ 10 đến 40 năm là chủ yếu (87,1%). Đồng thời chúng tôi khảo sát cán bộ, công chức đang làm công tác quản lý văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội, với 200 phiếu hỏi, số phiếu nhận là 168 phiếu. Kết quả cụ thể như sau:
Với câu hỏi đối với công chúng trên địa bàn thành phố: “Nếu tự mình đánh
giá, đồng chí cho biết mức độ hiểu biết về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội”, có 55 ý kiến cho biết hiểu biết sâu (19,7%); 134 hiểu biết cơ bản
(48%); 62 hiểu biết sơ lược (22,2%); 22 ý kiến cho biết hiểu biết còn hạn chế (7,9%); 06 ý kiến cho biết chưa hiểu gì về hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội (2,2%). Tương tự câu hỏi trên với cán bộ đang làm công tác quản lý văn hóa, có 34 ý kiến cho biết hiểu biết sâu (20,2%); 122 ý kiến cho biết hiểu biết cơ bản (72,6%); 10 ý kiến cho biết hiểu biết sơ lược (6%); 02 ý kiến cho biết chưa hiểu biết gì (1,2%).
Kết quả trên cho thấy với đối tượng cán bộ đang làm công tác quản lý văn hóa hiểu biết về hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội từ cơ bản trở lên cao hơn đối tượng là người dân sinh sống trên địa bàn thành phố và hiểu biết còn hạn chế hoặc chưa hiểu gì về hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội thấp hơn công chúng là người dân Thủ đô. Đặc biệt, kết quả khảo sát phản ánh khá rõ nét với những đối tượng có trình độ đào tạo cao, đang công tác và sinh sống trên địa bàn Hà Nội nhưng hiểu biết về hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội còn hạn chế chiếm từ 6% đến 7,9% và chưa hiểu gì từ 1,2% đến 2,2%.
Với câu hỏi: “Ông bà tiếp nhận thông tin về việc bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa vật thể Hà Nội qua những kênh truyền thông nào?”, số liệu khảo sát cho
được đánh giá là tiếp nhận cao nhất (92,75%); đứng thứ hai là truyền hình (87,05%); thứ ba là báo điện tử trên internet (86,53%); thứ tư là phổ biến trực tiếp (76,51%); thứ năm là phát thanh, truyền thanh (72,71%) và kênh khác là 43%. Cũng với câu hỏi này, đối tượng là công chúng đang sinh sống trên địa bàn thành phố cho những kết quả khá khác biệt, họ cho biết kênh tiếp nhận thông tin về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội số 1 là internet (83,59%); thứ hai là truyền hình (82,24%); thứ ba là báo in (71,4%); thứ tư là phổ biến trực tiếp (65,44%), ngoài ra họ không tiếp nhận thông tin này trên kênh truyền thông nào khác. Tuy có những đánh giá khác nhau, nhưng khảo sát cho thấy báo in, báo điện tử, truyền hình (đặc biệt là báo in) vẫn là những kênh truyền thông quan trọng trong hoạt động truyền thông về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội.
Với câu hỏi: “Mức độ quan tâm của ông (bà) về những vấn đề bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in”, đối với cán bộ đang làm công
tác quản lý văn hóa trên địa bàn thành phố với đặc thù công việc chuyên môn do vậy họ luôn dành sự quan tâm tới những vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội được phản ánh trên báo in, cụ thể có tới 50,43% ý kiến trả lời thường xuyên quan tâm; 40,41% rất quan tâm; chỉ có 8,98% ít quan tâm và không có ai không quan tâm. Đối với công chúng là các tầng lớp nhân dân thủ đô, do đặc thù thời gian tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực mà họ đang công tác, cho nên mức độ quan tâm cũng có những nét riêng, cụ thể: có 44,59% thường xuyên quan tâm; 22,78% rất quan tâm; 20,46% ít quan tâm và có 11,9% không quan tâm. Mặc dù vậy, số liệu khảo sát phản ánh rõ nét nhu cầu thông tin của công chúng báo chí đối với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội từ mức độ thường xuyên quan tâm đến rất quan tâm.
Với câu hỏi: “Những nội dung về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể
Hà Nội trên báo in thường quan tâm?”, đối với cán bộ làm công tác quản lý văn
hóa trên địa bàn Hà Nội, mức độ rất quan tâm nội dung tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả di sản văn hóa vật thể Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất (61,14%), thường xuyên quan tâm
(31,95%); nội dung giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội mức độ rất quan tâm 60,79%, thường xuyên quan tâm là 32,12%; nội dung nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hóa vật thể Hà Nội rất quan tâm là 58,03% và thường xuyên quan tâm là 34,20%; nội dung nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp của di sản văn hóa vật thể Hà Nội rất quan tâm là 19,17% và thường xuyên quan tâm là 57,69%. Cũng câu hỏi này đối với công chúng là các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Hà Nội, cũng cho kết quả tương ứng như sau: Nội dung tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả di sản văn hóa vật thể Hà Nội có mức độ rất quan tâm là 28,76% và thường xuyên quan tâm là 54,25%; nội dung giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội mức độ rất quan tâm 29,54%, thường xuyên quan tâm là 50,97%; nội dung nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hóa vật thể Hà Nội rất quan tâm là 25,68% và thường xuyên quan tâm là 50,97%; nội dung nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp của di sản văn hóa vật thể Hà Nội rất quan tâm là 22,01%,thường xuyên quan tâm là 28,76%, ít quan tâm là 28,19% và không quan tâm là 14,67%. Kết quả khảo sát với câu hỏi này cho thấy nội dung báo in phản ánh về nội dung tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả di sản văn hóa vật thể Hà Nội; giới thiệu và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội; nêu thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hóa vật thể Hà Nội được công chúng quan tâm nhiều nhất.
Với câu hỏi: “Đánh giá hiệu quả báo in với các kênh truyền thông khác:
truyền hình, phát thanh, báo điện tử trong truyền thông về hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội?”, với 5 cấp độ đánh giá: hiệu quả cao, hiệu
quả khá, hiệu quả trung bình, hiệu quả thấp, không hiệu quả. Đối tượng khảo sát là cán bộ làm công tác quản lý văn hóa trên địa bàn Hà Nội, kết quả: Mức độ hiệu quả cao nhất được đánh giá là truyền hình (38,34%); báo in 23,49%; tiếp theo là báo mạng điện tử 22,80%; phát thanh, truyền thanh 20,03%. Trong đó, báo in được
đánh giá từ hiệu quả trung bình đến không hiệu quả chiếm tới 36,9% (trung bình 20,55%; thấp 10,02%, không hiệu quả 6,39%).
Cũng với câu hỏi đánh giá hiệu quả của báo in với các kênh truyền thông về việc truyền thông về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội dành cho đối tượng công chúng đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội; với các kênh truyền thông cụ thể là: truyền hình, phát thanh, báo điện tử; 5 cấp độ đánh giá là hiệu quả cao, hiệu quả khá, hiệu quả trung bình, hiệu quả thấp, không hiệu quả. Kết quả ý kiến đánh giá hiệu quả cao nhất là truyền hình (18,73%), báo điện tử (18,15%), phát thanh (14,09%), báo in (12,6%). Như vậy báo in được đánh giá hiệu quả rất thấp, thấp nhất trong 4 kênh truyền thông trên. Mức độ đánh giá hiệu quả báo in đối với đối tượng này rất thấp, hiệu quả từ trung bình tới không hiệu quả là 54,82% ( trung bình 28,76%, thấp 14,9%, không hiệu quả là 11,97%).
Kết quả khảo sát trên cho thấy hiệu quả báo in nói riêng, báo chí nói chung trong hoạt động truyền thông về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội chưa đạt yêu cầu và bị các phương tiện truyền thông khác chi phối, phân tán, hạn chế ảnh hưởng, vai trò trong đời sống xã hội. Thực tiễn này đòi hỏi báo in cần có sự đổi mới mạnh mẽ mới có thể cạnh tranh, tồn tại, phát triển được trong xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay.
Với câu hỏi: “Đồng chí tiếp nhận thông tin truyền thông về bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội qua những thể loại nào trên báo in?”, ý kiến hồi
âm từ các cán bộ đang làm công tác quản lý văn hóa Hà Nội cho thấy, tin tức được quan tâm đón đọc nhiều nhất (95,34%); thứ hai là bài phản ánh (86,18%); thứ ba là phóng sự (84,11%); thứ năm là bình luận (70,64%); thứ sáu là phỏng vấn (65,28%); thứ bẩy là xã luận (63,04%); thứ tám là điều tra (58,89%), thể loại khác là 33,85%. Cũng với câu hỏi này, câu trả lời nhận được từ công chúng thủ đô theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: tin tức (94,21%), phóng sự (68%); bài phản ánh (60,04%); bình luận (57,72%); xã luận (56,76%); điều tra (55,41%); phỏng vấn (52,47%); thể loại khác (46,72%). Tuy có những khác biệt nhỏ, nhưng kết quả khảo sát cho thấy nét chung của công chúng là thường tiếp nhận thông tin thông qua những thể loại mũi
nhọn của báo in, đó là tin tức, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, bình luận, xã luận, điều tra.