Bài học kinh nghiệm về việc nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ cho các

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - SỞ GIAO DỊCH 1.PDF (Trang 39)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.5 Bài học kinh nghiệm về việc nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ cho các

trường về số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ, doanh số thanh toán thẻ và hệ thống ATM. Vừa qua, Ngày 18/7/2013, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Toàn Thắng trao tặng Bằng khen của Thống đốc NHNN cho Trung tâm thẻ Agribank vì đã có thành tích xuất sắc về hoạt động trong lĩnh vực thẻ ngân hàng góp phần đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. (Quyết, 2013)

1.4.4 Kinh nghiệm tại Ngân hàng HSBC:

Không như những ngân hàng nội địa với ưu điểm về mức phí thấp, Ngân hàng TNHH Một Thành Viên HSBC Việt Nam đã nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của mình bằng hình thức khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ với rất nhiều ưu đãi, khuyến mãi trên toàn cầu và độ an toàn cao khi sử dụng thẻ. Đối tượng khách hàng mà HSBC nhắm vào là những khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên, những khách hàng ít quan tâm đến phí và lãi vay. Với chiến lược đó năm 2012 Ngân hàng HSBC Việt Nam đã được Visa trao tặng giải thưởng Ngân hàng dẫn đầu về khối lượng thanh toán qua thẻ. Đây là năm thứ hai liên tiếp HSBC đạt danh hiệu này, vượt qua 35 tổ chức tài chính khác với thành tích cao nhất về tổng khối lượng giao dịch thanh toán qua hệ thống Visa khu vực trong và ngoài nước. (Bảo, 2012).

1.4.5 Bài học kinh nghiệm về việc nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ cho các NHTM: NHTM:

Từ những kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam, chúng ta có thể rút ra một số bài học chung để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ cho NHTM:

• Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng để tập trung hướng tới, chính họ là cơ sở để ta phát triển sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.

• Đa dạng hóa và nâng cao tiện ích của sản phẩm, dịch vụ thẻ nhằm mở rộng sự lựa chọn cho khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

• Mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng (mạng lưới giao dịch, mạng lưới ATM) nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng, nâng cao hiêu quả phục vụ.

• Tăng cường hoạt động tiếp thị, triển khai nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ đồng thời góp phần quảng bá thương hiệu thông qua những đơn vị hợp tác thực hiện chương trình ưu đãi.

• Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng để giữ khách hàng hiện tại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của đề tài đề cập đến các lý thuyết liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ và chất lượng dịch vụ thẻ tại các NHTM hiện nay. Sản phẩm, dịch vụ thẻ của mỗi ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú hơn, do đó các ngân hàng càng quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ để tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ thì trước hết mỗi ngân hàng cần phải đánh giá lại chất lượng dịch vụ thẻ của mình. Vì vậy đề tài có đưa ra một số mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ và lựa chọn mô hình phù hợp để thực hiện nghiên cứu đó là mô hình Servperf (Cronin và Taylor, 1992). Ngoài ra, ở chương 1 còn liệt kê một số kinh nghiệm dẫn đến thành công trong vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ của một số NHTM trong nước, nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của Eximbank – Sở Giao Dịch 1 ở các chương sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Sở Giao Dịch 1

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - SỞ GIAO DỊCH 1.PDF (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)