1. 1Tìm hiểu chung về dự toán ngân sách
1.3 Dự toán linh hoạt
1.3.1 Khái niệm, sự cần thiết của dự toán linh hoạt
Dự toán tĩnh không phù hợp với việc phân tích và kiểm soát chi phí, nhất là chi phí sản xuất chung, bởi vì mức hoạt động thực tế thường có sự khác biệt so với mức hoạt động dự toán. Chính vì vậy, cần xây dựng một loại dự toán có thể đáp ứng được yêu cầu phân tích trong trường hợp mức hoạt động thực tế khác với mức hoạt động dự toán, đó chính là dự toán linh hoạt.
Dự toán linh hoạt là dự toán được xây dựng dựa trên một phạm vi hoạt động thay vì một mức hoạt động như dự toán tĩnh.
1.3.2 Trình tự lập dự toán linh hoạt
Dự toán linh hoạt được xây dựng dựa trên mô hình ứng xử của chi phí. Trình tự lập dự toán linh hoạt có thể khái quát qua 4 bước sau:
- Bước 1: Xác định phạm vi phù hợp cho đối tượng được lập dự toán.
- Bước 2: Xác định ứng xử của chi phí: phân loại chi phí thành biến phí, định phí.
- Bước 3: Xác định biến phí đơn vị dự toán:
Biến phí đơn vị dự toán
Tổng biến phí dự toán = ---
--- Tổng mức hoạt động dự toán
- Bước 4: Xây dựng dự toán linh hoạt:
+ Đối với biến phí:
Tổng biến phí đã điều chỉnh
= Mức hoạt động thực tế
X Biến phí đơn vị dự toán
+ Đối với định phí: Định phí không thay đổi vì doanh nghiệp vẫn nằm trong phạm vi hoạt động liên quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong các chức năng của quản trị, lập kế hoạch là chức năng quan trọng không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Kế hoạch là xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp và vạch ra các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Dự toán cũng là một loại kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các tài nguyên phải sử dụng, đồng thời dự tính kết quả thực hiện trên cơ sở các kỹ thuật dự báo.
Dự toán có thể được phân loại theo thời kỳ: đó là dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn. Dự toán ngắn hạn được xem là dự toán cơ bản chủ đạo được lập cho từng tháng, từng quý hay theo năm. Dự toán này liên quan đến hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp. Dự toán dài hạn còn được gọi là dự toán vốn hoặc dự toán đầu tư, được lập liên quan đến việc đầu tư của doanh nghiệp.
Trong quá trình dự toán ngân sách, các doanh nghiệp thường lựa chọn một trong ba mô hình dự toán: Mô hình thông tin 1 xuống, mô hình thông tin 2 xuống 1 lên, mô hình thông tin 1 lên 1 xuống. Lập dự toán là một công việc quan trọng, nên trước khi lập cần hoạch định một quy trình dự toán ngân sách qua 3 giai đoạn: chuẩn bị, soạn thảo và giám sát.
Dự toán tổng thể là dự toán thể hiện mục tiêu của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, như bán hàng, sản xuất, nghiên cứu, marketing, dịch vụ khách hàng, tài chính,... là tổ hợp của nhiều dự toán của mọi hoạt động của doanh nghiệp, có liên hệ với nhau trong một thời kỳ nhất định.
Dự toán tổng thể bao gồm hai phần chính: dự toán hoạt động và dự toán tài chính. Dự toán hoạt động là dự toán phản ánh mức thu nhập và chi phí đòi hỏi để đạt mục tiêu lợi nhuận. Dự toán tài chính là dự toán phản ánh tình hình tài chính theo dự kiến và cách thức tài trợ cần thiết cho các hoạt động đã lập dự toán. Mỗi loại dự toán trên lại bao gồm nhiều dự toán bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau. Do hoạt động của doanh nghiệp sản xuất thường đa dạng và phức tạp nhất nên trình tự xây dựng dự toán tổng thể ở doanh nghiệp sản xuất cũng cần được quan tâm và xem xét.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Dệt gia dụng Phong Phú 2.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Dệt gia dụng Phong Phú 2.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Dệt gia dụng Phong Phú
Công ty Cổ phần Dệt gia dụng Phong Phú là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ hệ thống sản xuất khăn của Tổng công ty Cổ phần Phong Phú theo quyết định số 2373/QĐ-BCN ngày 10/07/2007. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008444, do Sở Kế họach và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 16/11/2007.
- Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ. - Tên Tiếng Anh: PHONG PHU HOME TEXTILE JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: PPH JSC
- Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng.
- Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Văn Nhiệm.
- Địa chỉ trụ sở: 48 Tăng Nhơn Phú, Khu phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Tp. HCM.
- Mã số thuế: 0305327881. Điện thoại: (08) 3640 0067 Fax: (08) 3728 1848 - Email: info@phongphuhome.com
- Website: www.phongphuhome.com
Hoạt động kinh doanh của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Sản xuất vải khăn, chỉ khâu, chỉ thêu;
- Mua bán bông, sơ, sợi, hóa chất, máy móc, thiết bị và phụ tùng ngành dệt may; - Kinh doanh ngành nghề phù hợp với quy định của pháp luật.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt gia dụng Phong Phú
- Giai đọan 1980 – 1990: Hình thành sản xuất dòng khăn bông
Từ năm 1964, các cán bộ kỹ thuật đã nghiên cứu và cải tiến các máy dệt vải thành máy dệt khăn bông. Việc cải tiến này là những thành công bước đầu cho việc sản xuất khăn Caro họa tiết nhỏ, được thị trường Nhật Bản, một trong những thị trường khó tính chấp nhận. Từ đó, công ty tiếp tục mở rộng và hoàn tất cải tiến 400 máy dệt thành máy dệt khăn với khổ từ 0,8m đến 1,2m.
- Giai đọan 1991 – 2002: Mở rộng phát triển sản xuất
Công ty đã mở rộng đầu tư thêm các máy dệt khăn chuyên dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, với năng lực sản xuất 60 container/ tháng và tổng doanh thu năm 2002 đạt hơn 16.000.000 USD.
- Giai đọan 2003 – 2006: Thành lập hệ thống sản xuất khăn - tiền để hình thành công ty PPH, mở rộng thị trường Nhật, Mỹ và EU. Hình thành dòng sản phẩm khăn cao cấp Mollis
+ Năm 2003 là một năm đánh dấu sự đột phá trong họat động sản xuất – kinh doanh của Phong Phú. Bênh cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, Phong Phú đã tiến hành tái lập họat động sản xuất của khối dệt may, phân chia lại quá trình sản xuất theo hướng chuyên môn hóa mặt hàng. Hình thành các hệ thống sản xuất (HTSX): HTSX sợi - chỉ may, HTSX vải, HTSX khăn, hệ thống may mặt và lần lượt những hệ thống khác ra đời.
+ Năm 2006, Công ty tiếp tục đầu tư trên dây chuyền dệt khí và các máy móc thiết bị công nghệ dệt hiện đại để tạo nên dòng sản phẩm khăn cao cấp Mollis, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, EU.
- Giai đọan 2007- đến nay
+ Công ty Cổ phần Dệt gia dụng Phong Phú được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 16/11/2007.
+ Quy mô ban đầu của công ty gồm: Phân xưởng dệt mộc, phân xưởng nhuộm, phân xưởng may, nhà máy dệt Hải Vân tại Thành phố Đà Nẵng với tổng số lao động trên 1.470 người.
+ Với gần 400 máy dệt và dây chuyền nhuộm với công nghệ tiên tiến, Công ty hiện có năng lực sản xuất trên 500 tấn khăn thành phẩm/tháng. Bên cạnh đó, Phong Phú Home Textile còn sở hữu một dây chuyền May hiện đại với năng lực sản xuất trên 200,000 sản phẩm/ngày. Hoàn tất đóng gói sản phẩm và giao hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
+ Hiện nay, ngành dệt gia dụng Phong Phú có một hệ thống hơn 500 khách hàng gồm các đại lý, nhà phân phối, đặc biệt là hệ thống siêu thị trải rộng trên toàn quốc như CoopMart, BigC, Metro, Lotte Mart… Sản phẩm của Công ty đã được nhiều tập đoàn kinh doanh may mặc và siêu thị hàng đầu thế giới đặt hàng để cung cấp cho thị trường Nhật, Mỹ, Châu Âu.
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM
SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY DỆT, NHUỘM HÒAN THÀNH NHÀ MÁY DỆT HẢI VÂN PHÂN XƯỞNG DỆT MỘC PHÂN XƯỞNG NHUỘM PHÂN XƯỞNG MAY PHÒNG KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TÓAN PHÒNG KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG P. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, CUNG ỨNG PHÒNG THIẾT KẾ ĐỊNH MỨC BAN ĐIỆN
2.1.4 Sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm - Sản phẩm của Công ty
Bên cạnh hai mặt hàng chủ lực là khăn và áo choàng tắm với dòng sản phẩm mang thương hiệu Mollis, Mollis Extra, Mollis Ecol, Công ty đang mở rộng và phát triển chuỗi sản phẩm gia dụng sang các mặt hàng khác như chăn, drap, gối, rèm… nhằm đem đến sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng
- Quy trình sản xuất sản phẩm
Sản phẩm dệt gia dụng Phong Phú được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế 100 của Oeko-tex, sử dụng dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu dệt, nhuộm, và may hoàn tất. Quy trình sản xuất qua 3 giai đoạn, tương ứng với 3 phân xưởng, theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty.
PX DỆT MỘC
PX NHUỘM PX MAY
SỢI THÔ SƠ
SƠ CHẾ SỢI
DỆT SỢI
KHĂN MỘC
NẤU, TẨY
NHUỘM MÀU, TẨY
SẤY
TP. NHUỘM
TP NHUỘM
CẮT DỌC, NGANG
MAY, VIỀN 4 ĐẦU
KIỂM, ĐÓNG GÓI
TP MAY KHĂN MỘC
2.1.5 Mục tiêu họat động và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dệt gia dụng Phong Phú
- Mục tiêu họat động của Công ty
Công ty đề ra các mục tiêu sau: Kinh doanh có lãi để bảo toàn và phát triển vốn, từ đó gia tăng lợi tức cho cổ đông. Tạo việc làm ổn định cho công nhân viên, để nâng cao thu nhập cho người lao động. Nâng cao tiềm lực kinh tế, ứng dụng trình độ công nghệ hiện đại để cạnh tranh và hội nhập nền kinh tế thế giới
- Định hướng phát triển
Tiếp tục giữ vững vị trí chủ lực sản phẩm khăn bông với mức tăng trưởng nhanh, bền vững nhất tại thị trường Việt Nam và thị trường xuất khẩu. Bên cạnh duy trì đáp ứng cho nhu cầu thị trường Nhật, Mỹ, EU, công ty còn mở rộng sang Nga, Trung Quốc. Công ty không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mang đậm tính nhân văn, thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tiếp tục phát huy và giữ vững danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam”.
2.2 Tổ chức bộ máy kế tóan tại Công ty Cổ phần Dệt gia dụng Phong Phú 2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
KẾ TOÁN PHÓ Kế toán thanh tóan Kế toán phải thu Kế toán phải trả Kế toán NVL, TSCĐ Thủ quỹ Kế toán kho Kế toán giá thành Kế toán tổng hợp KẾ TOÁN TRƯỞNG
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các thành viên Phòng Tài chính kế toán
Kế toán trưởng
Tham mưu cho Tổng giám đốc tình hình sử dụng vốn hiệu quả, giúp đỡ các cơ sở về việc quản lý tài sản, vật tư, hàng hóa, tiền, vốn,… Chỉ đạo tòan bộ việc thực hiện công tác kế toán, thống kê thông tin kế toán và hạch toán kinh tế của công ty theo cơ chế quản lý mới.
Bên cạnh đó kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước Ban Tổng giám đốc về những công việc của phòng kế toán tài chính.
Tổ chức phân tích tình hình kinh tế của công ty thường xuyên nhằm đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, phát hiện những thiếu xót, thiệt hại xảy ra để có biện pháp khắc phục, đảm bảo doanh thu và kết quả hoạt động của công ty ngày càng cao.
Kế toán thanh tóan
Báo cáo dòng tiền, lên kế hoạch thanh toán tiền, kiểm tra số dư tiền ở các ngân hàng. Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm tra hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc và các chứng từ khác, nhập số liệu kế toán như báo nợ các chứng từ khi thanh tóan, nộp tiền theo dõi dòng tiền phát sinh, biến động vốn bằng tiền.
Lưu trữ và bảo quản chứng từ, bảo mật số liệu kế toán, chấp hành theo lệnh điều động của kế toán trưởng.
Kế toán phải thu
Lập bảng báo cáo công nợ phải thu, lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Dự tính tiền về trong tuần và báo có ngân hàng hạch toán trên phần mềm kế toán, lập bảng đối chiếu công nợ và biên bản thỏa thuận cấn trừ công nợ hàng quý và công nợ thường xuyên của công ty. Tiến hành lập báo cáo thuế GTGT hàng tháng do Cục thuế thành phố quản lý.
Đối chiếu số lượng bán ra trên hóa đơn với phiếu nhập kho thành phẩm nhằm đảm bảo tính hợp lý giữa doanh thu và giá vốn. In sổ sách và lưu trữ hàng quý, kiểm
tra và lưu giữ chứng từ, sổ sách công nợ, bảo mật số liệu kế toán, chấp hành lệnh điều động của cấp quản lý.
Kế toán phải trả
Đối chiếu công nợ hàng tháng, hàng quý, thường niên. Kiểm tra chứng từ khi thanh tóan phải hợp lý, hạch toán các khỏan tính chi phí trước khi nhận chứng từ chính thức, cuối tháng tiến hành bù trừ công nợ phải thu. Đồng thời trích trước chi phí tạm tính vào chi phí, cho đến khi có chứng từ chính thức đi đúng theo chứng từ nhằm đảm bảo tính thận trọng trong công tác kế tóan.
Kế toán nguyên vật liệu
Lập chứng từ kế toán ban đầu ( phiếu nhập, phiếu xuất), theo dõi và lập chứng từ tăng giảm hiện hữu của tài sản cố định trong phạm vi được giao. Lập chứng từ phiếu xuất, nhập dư vào chứng từ gốc hợp lệ. Kiểm tra việc thực hiện phát hành và lưu chuyển chứng từ theo quy định. Cùng kế toán công nợ và kế toán thanh toán đối chiếu các số liệu nhập xuất với các chứng từ liên quan như: Hóa đơn, phiếu đặt hàng và hóa đơn, hợp đồng,… Nhập số liệu vào hệ thống phần mềm kế toán.
Theo dõi xuất - nhập - tồn các kho: Sợi, hóa chất, nguyên liệu đầu vào, phụ tùng… Hàng tháng tiến hành đối chiếu số liệu giữa các kho với thủ kho. Nếu phát sinh chênh lệch tiến hành xử lý ngay, báo với cấp quản lý để có biện pháp quản lý kịp thời. Bảo mật số liệu và nhận lệnh điều động của cấp trên.
Kế toán tài sản cố định
Tính toán khấu hao theo chế độ hiện hành, đề xuất mức độ hư hỏng đề xuất và mua sắm mới, sửa chữa khi cần thiết. Bảo mật số liệu và chấp hành lệnh điều động của cấp trên.
Tham gia kiểm kê tài sản trong công ty, đề xuất xử lý, thanh lý những tài sản, công cụ hư hỏng, không cần dùng. Đồng thời hạch toán và kiểm soát những biến động của tài sản cố định.
Trực tiếp thu, chi tiền cho khách hàng. Lập các phiếu thu, chi ghi làm căn cứ để