1. 1Tìm hiểu chung về dự toán ngân sách
2.3.3.2.6 Dự toán giá thành sản phẩm – Giá vốn hàng bán
Phòng kế toán tài chính lập dự toán giá thành dựa trên dự toán sản xuất, dự toán nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung. Dự toán giá thành được lập chi tiết cho từng sản phẩm theo từng công đoạn. Đầu tiền, tính giá thành bán sản phẩm tại công đoạn dệt mộc. Giá thành tính được ở công đoạn dệt mộc chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công đoạn nhuộm, cộng thêm chi phí chế biến tại công đoạn này, sẽ tính được giá thành bán thành phẩm
công đoạn nhuộm. Tương tự như vậy ở công đoạn may, ta sẽ tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Dự toán giá thành bao gồm các chỉ tiêu: sản lượng sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tổng giá thành, giá thành đơn vị.
Trong đó: Các chỉ tiêu sản lượng sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được lấy từ dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung.
Giá thành SP = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung
Giá vốn hàng bán thực chất là tổng giá thành của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ theo phương pháp giá toàn bộ. Trên cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán, giá thành dự toán để sản xuất sản phẩm, số lượng sản phẩm tồn cuối kỳ theo dự toán, dự toán giá vốn hàng bán sẽ được xây dựng như sau:
Giá vốn hàng bán
= Giá thành sản
phẩm +
Giá thành sản phẩm tồn đầu kỳ dự toán -
Giá thành sản phẩm tồn cuối
kỳ thực tế (Dự toán giá thành sản phẩm được trình bày chi tiết tại phụ lục 2.8)
(Dự toán giá vốn hàng bán được trình bày chi tiết tại phụ lục 2.9)