Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị vốn ở tổng công ty thép việt nam (Trang 143)

- Các hình thức tổ chức hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa: + Hình thức phân tán

3.4.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước

b) Các cụng việc cụ thể

3.4.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước

Cần đổi mới các chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp. Mặc dù trên văn bản qui định các thành phần kinh tế đều bình đẳng về việc thu hút, tiếp cận các nguồn vốn cho kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn có những ưu đãi hơn trong việc vay vốn từ ngân hàng. Đây cũng là lý do mà các công ty Nhà nước cũng làm chậm lại quá trình cổ phần hoá. Tuy rằng các doanh nghiệp loại hình này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng nhưng cũng chỉ là vốn ngắn hạn và vốn trung hạn, việc vay vốn dài hạn cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện tại, giữa các ngân hàng và doanh nghiệp đã có sự thoả thuận về lãi suất cho vay, đây là một bước tiến lớn trong chính sách tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp. Nhưng việc thoả thuận vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết: phía người đi vay luôn ở thế bị động và lãi suất thoả thuận cũng đã nằm trong một khung giao động lãi suất do Ngân hàng Nhà nước qui định, nên thực chất việc thoả thuận giữa hai phía đôi khi chỉ mang tính hình thức. Và một điểm nữa là lãi suất không ổn định và quá cao, theo tính toán của một số chuyên gia kinh tế thì các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vốn của ngân hàng để kinh doanh chiếm tới hơn 80% và khoản lãi phải trả cho ngân hàng ở rất nhiều đơn vị chiếm tới hơn 2/3 lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Lãi suất cao sẽ không khuyến khích được sản xuất phát triển, là rào cản đối với việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Như vậy trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những chính sách về tín dụng, chính sách lãi suất thích hợp để kích thích sản xuất trong nước, mở rộng diện cho vay hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn dài hạn để đầu tư phát triển và tạo sự bình đẳng trong quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

ổn định chính sách, tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động, có chính sách tài chính tín dụng phù hợp là những yếu tố

then chốt để doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn cũng như hoạt động quản trị vốn trong từng doanh nghiệp cũng bị tác động rất lớn của các yếu tố trên theo các mức độ khác nhau.

KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của đất nước, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là vấn đề sống còn đối với bản thân mỗi một doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Nếu không tự đổi mới và nâng cao hiệu quả thực sự thì các doanh nghiệp Việt

Nam có thể bị thua ngay trên sân nhà, mất khả năng cạnh tranh thậm chí có thể bị phá sản. Gắn với việc đổi mới doanh nghiệp là đổi mới phương thức quản trị trong đó hoàn thiện quản trị vốn là vấn đề then chốt, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến sự thịnh suy của mỗi một doanh nghiệp.

Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong những Tổng công ty hàng đầu của Việt Nam, trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty Thép Việt Nam đã có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, mô hình quản lý hiện tại của Tổng công ty đã bắt đầu xuất hiện nhiều hạn chế so với điều kiện và tình hình thực tế. Trước những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế, Tổng công ty Thép Việt Nam đã chủ động đổi mới và bước đầu đi vào hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con với nhiều cơ hội và thách thức mới. Hiện nay, Tổng công ty đang trình Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Tập đoàn Công nghiệp Thép Việt Nam trên cơ sở lấy Tổng công ty Thép Việt Nam hiện tại làm nòng cốt và sáp nhập thêm một số công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công thương và một số Bộ ngành khác làm Công ty con. Do vậy, việc hoàn thiện quản trị vốn phù hợp với mô hình quản trị mới là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, có tác dụng tập trung tối đa nội lực, huy động hiệu quả các nguồn lực bên ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổ hợp phát triển.

Luận văn “Hoàn thiện quản trị vốn ở Tổng công ty Thép Việt Nam” đã có những kết quả và đóng góp chủ yếu sau đây:

-Góp phần hệ thống hoá quản trị vốn trong doanh nghiệp.

-Làm rõ những nội dung chủ yếu của quản trị vốn trong doanh nghiệp, trong đó nêu bật những đặc trưng riêng về quản trị vốn của Tổng công ty nhà nước.

-Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra những hạn chế của quản trị vốn, đồng thời nêu bật những ưu điểm của quản trị vốn ở Tổng công ty.

-Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế trong quản trị vốn, kết hợp với những định hướng phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam trong thời gian tới theo hướng hình thành Tập đoàn kinh tế, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản và một số giải pháp đồng bộ khác để hoàn thiện quản trị vốn ở Tổng công ty Thép Việt Nam.

Hoàn thiện quản trị vốn ở các Tổng công ty nhà nước là một vấn đề cực kỳ phức tạp, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, điều này đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu nghiêm túc và cần thời gian để kiểm nghiệm cả lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Do hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các nhà khoa học cũng như các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và có tính thực tiễn cao hơn, góp phần giúp Tổng công ty Thép Việt Nam trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị vốn ở tổng công ty thép việt nam (Trang 143)