Trong công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị vốn ở tổng công ty thép việt nam (Trang 98)

- Các hình thức tổ chức hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa: + Hình thức phân tán

c) Trong công tác kiểm tra, đánh giá

- Công tác kiểm tra, đánh giá ở Tổng công ty được thực hiện khá nghiêm túc, được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất. Thông qua kiểm tra đã giúp ban lãnh đạo kịp thời phát hiện ra các sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, đảm bảo hoạt động quản trị vốn đúng định hướng đề ra. Đồng thời phát hiện được những cá nhân, phòng ban nào đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như cá nhân, phòng ban chưa cố gắng trong quá trình thực hiện công việc, quy trình nghiệp vụ…để cú quyết định khen thưởng hoặc xử phạt kịp thời, tránh được rủi ro tiền ẩn.

- Tổng công ty đã sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

khá hợp lý như: các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động, thời gian quay vòng VLĐ cho thấy Tổng công ty đã có những bước tiến tích cực trong sử dụng vốn có hiệu quả. Vòng quay VLĐ được rút ngắn từ 148 ngày năm 2004 xuống còn 99 ngày năm 2007. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận luôn dương trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là năm 2007 đạt 416 tỷ đồng cao nhất từ trước tới nay. Sức sinh lời của VCĐ, VLĐ cũng tăng đều qua các năm riêng năm 2007 của hai chỉ tiêu có bước tăng đột phá do nguyên nhân Tổng công ty lựa chọn bạn hàng thích hợp trong việc cung ứng các nguồn nguyên vật liệu chính, hiệu quả trong kinh doanh cao hơn hẳn so với các năm trước đó. Tổng công ty trong thời gian qua luôn bảo tồn và phát triển các nguồn vốn tốt. Trong đó nguồn VCĐ tăng cao, có mức tăng trưởng hai con số.

thể hiện ở mặt bảo toàn và phát triển vốn. Mục tiêu đánh giá hai chỉ tiêu này là xem xét sau một kì kinh doanh Tổng công ty có bù đắp được vốn đã bỏ ra hay không.

Hoạt động bảo toàn và phát triển vốn của Tổng công ty được đánh giá trên hai phương diện đó là: thứ nhất, bảo toàn vốn kinh doanh bỏ ra trong kì để số vốn thu được khôi phục lại số vốn đã bỏ ra kinh doanh. Thứ hai, tiến hành trích ra một phần lợi nhuận ra để bổ sung vào vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc bảo toàn vốn kinh doanh gồm bảo toàn VCĐ và vốn lưu động: Với VCĐ ta có công thức tính bảo toàn VCĐ như sau:

Về thực chất đây chính là công thức tính toán xem đến cuối kì tài chính số VCĐ đầu kì có được bổ sung để có trị giá ngang bằng với giá trị đầu kì hay không.

Với VLĐ công thức tính bảo toàn VLĐ của Tổng công ty được xác định như sau:

VLĐ phải bảo toàn

đến cuối năm =VLĐ đầu năm x HS trượt giá trong năm (9)

Về thực chất ta xem xét đánh giá xem VLĐ đầu kì và cuối kì có sức mua ngang nhau hay không.

Để đánh giá mức độ bảo toàn vốn Tổng công ty trong thời gian qua, ta xem các số liệu ở bảng 2.16. Qua số liệu đưa ra ở bảng 2.17 ta thấy rằng VLĐ của Tổng công ty cơ bản được bảo tồn và duy trì. Tuy nhiân, trong những năm này, Tổng công ty dĩ tiến hành bổ sung VCĐ bằng nguồn tự có của Tổng công ty làm giảm VLĐ xuống. Nhìn chung khả năng bảo toàn VCĐ và VLĐ của Tổng công ty tương đối tốt.

Bảng 2.17: Giá trị vốn kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2004-2007

Số vốn CĐ phải bảo toàn trong kỳ Vốn CĐ được giao đầu kì KH cơ bản trích trong kì Hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ Tăng (giảm) VCĐ trong kì = - x +/- (8)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007

Vốn cố định 4.228 4.945 4.672 6.793 Vốn lưu động 4.945 6.153 5.686 6.434

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty năm 2004 - 2007)

Những thành công trong kinh doanh, quản trị vốn trong thời gian qua của Tổng công ty là nỗ lực của tất cả các thành viên Tổng công ty. Và một điểm quan trọng để dẫn đến thành công nữa chính là công tác quản trị vốn, lập chiến lược kế hoạch kinh doanh, hoạch định vốn trong một giai đoạn dài có vị trí rất quan trọng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh được thông suốt và có hiệu quả cao.

2.3.2.2. Những nhược điểm

Bên cạnh những thành công trong công tác huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, Tổng công ty trong thời gian qua cũng còn những tồn tại nhất định.

a) Trong công tác hoạch định vốn

Tổng công ty chưa xây dựng và ban hành Quy chế tài chính của Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thay thế Quy chế tài chính cũ không còn phù hợp với mô hình hoạt động mới hiện nay như: Quy chế quản lý và sử dụng vốn; Quản lý TSCĐ ở Công ty mẹ và ở các công ty con đã dẫn đến sự lúng túng trong sự phối với giữa các phòng ban trong công tác hoạch định cũng như việc sử dụng các phương pháp trong hoạch định vốn như:

-Trong hoạch định vốn Tổng công ty chưa dựa trên các phương pháp tính toán khoa học mà còn mang nặng tính kinh nghiệm, còn có hiện tượng xác định mức cầu về vốn quá cao, nhất là nhu cầu về TSLĐ tăng thêm, chưa chủ động phân tích, tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp chống lãng phí vốn hiện có.

- Tổng công ty chưa xác định tỷ lệ chi phí sử dụng vốn bình quân để đưa ra nhiều phương án huy động vốn khác nhau trình Hội đồng quản trị để lựa chọn phương án tối ưu đã làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

ty mới chỉ tập trung huy động vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng với lãi suất cao, thời gian vay ngắn mà chưa chú ý đến việc đa dạng hoá các kênh huy động vốn như bổ sung tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp,…Điều này phần nào làm hạn chế năng lực kinh doanh của Tổng công ty.

b) Trong công tác tổ chức thực hiện

Việc xây dựng lại nội quy, quy chế làm cơ sở cho hoạt động quản trị vốn tại Công ty mẹ và các công ty con theo cơ cấu tổ chức mới chưa được thực hiện đã ảnh hướng tới thiếu đồng bộ trong phối hợp thực hiện, sự phân công trách nhiệm cũng như áp dụng các công cụ tiên tiến, hiện đại trong các nội dung quản trị vốn dẫn đến trong quá trình tổ chức thực hiện còn các tồn tại cụ thể như sau:

- Trong quản lý và sử dụng TSCĐ còn chưa khai thác hết tiềm năng hiện có. Lượng TSCĐ chưa dùng và thanh lý hiện cần đang tồn đọng lớn, không phát huy được hiệu quả kinh tế, làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng VCĐ.

- Trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, Tổng công ty còn chưa thực hiện việc xác định hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng tài sản cụ thể. Chi phí sửa chữa TSCĐ còn chưa được quản lý chặt chẽ và chưa có định mức chi phí cụ thể.

- Quản lý tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ còn cứng nhắc, chưa sửa đổi kịp thời quy chế trích khấu hao nhanh nhằm thu hồi vốn để tái đầu tư và trả nợ vay đó làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn cố định.

- Đối quản trị tiền mặt và chứng khoán cũn để số dư tiền quá lớn so với nhu cầu; chưa linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý; chưa chủ động thực hiện các khoản đầu tư trong thời hạn cho phép đối với số vốn nhàn rỗi; chưa chủ động thực hiện giảm các khoản nợ vay đối với thặng dư vốn… làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh;

- Đối quản trị dự trữ lưu kho để số dư tồn kho nguyên vật liệu quá lớn so với nhu cầu; chưa chú trọng đúng mức về dự trữ hàng hoá tồn kho để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và chủ trương bình ổn giá của Chính phủ; chưa sử dụng phương pháp đặt hàng hiệu quả nhất hay tổng chi phí tối thiểu hoặc phương pháp tồn kho bằng không trong quản trị vốn dự trữ lưu kho để xác định mức dự trữ lưu kho hợp lý dĩ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh;

- Đối quản trị nợ phải thu, mặc dự tỷ nợ phải thu trên tổng vốn lưu động có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao (năm 2007 là 34%), còn phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi; chính sách thương mại chưa có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lói suất tương ứng như lãi suất quá hạn của ngân hàng. Nên trong thực tế khó thực hiện phạt đối với khách hàng; ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị vốn ở tổng công ty thép việt nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w