Điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị vốn ở tổng công ty thép việt nam (Trang 126)

- Các hình thức tổ chức hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa: + Hình thức phân tán

c)Điều kiện thực hiện giải pháp

Để hoạch định nhu cầu vốn cho năm kế hoạch Tổng công ty phải dựa trên các cơ sở như:

- Các kết quả phân tích và dự báo thị trường. Trên cơ sở Tổng công ty này xác định kế hoạch đầu tư trong năm kế hoạch;

- Các mục tiêu kinh doanh cụ thể trong năm kế hoạch;

- Các phân tích, so sánh, đánh giá về từng nguồn huy động vốn; - Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

3.3.4.2. Giải pháp về huy động vốn kinh doanh

Giải pháp huy động vốn cho nhu cầu vốn tăng thêm còn hạn chế, Tổng công ty mới chỉ tập trung huy động vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng với lãi suất cao, thời gian vay ngắn mà chưa chú ý đến việc đa dạng hoá các kênh huy động vốn như bổ sung tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

b) Các công việc cụ thể của giải pháp

- Trước hết, là các giải pháp về huy động vốn kinh doanh mà Tổng công ty đã áp dụng. Tổng công ty trong thời gian tới cần tiếp tục đa dạng hoá các nguồn vốn phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình như: vay tín dụng ngân hàng, mua hàng trả chậm, huy động vốn từ nội bộ Tổng công ty. Đặc biệt là thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các công ty 100% vốn nhà nước còn lại để các nhà đầu tư khác có điều kiện tham gia đầu tư vốn cho Tổng công ty trong thời gian tới.

- Tiếp theo là việc phân tích vai trò của từng nguồn vốn huy động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua.

Thứ nhất, mua hàng trả chậm chỉ thực hiện trong thời gian ngắn và chỉ

áp dụng được với nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, còn các mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty đều phải thanh toán ngay bằng L/C trả ngay. Điều này có nghĩa là Tổng công ty không có khả năng chiếm dụng các khoản vốn nhập khẩu, các nhà xuất khẩu nước ngoài không cho Tổng công ty hưởng ưu đãi tín dụng dài hạn. Chính vì lý do đó nên vốn chiếm dụng có giá trị không cao.

Thứ hai, vay tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính của Tổng công

ty trong thời gian qua chủ yếu là vay ngắn hạn. Hiện nay, bản thân Tổng công ty là doanh nghiệp Nhà nước nhưng việc tiếp cận với các nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức tín dụng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất kinh doanh thép xây dựng có chi phí đầu tư lớn nhưng lại chỉ có thể tiếp cận với nguồn vốn ngắn hạn làm cho khả năng đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng của các nguồn vốn là là một bài toán

rất khó giải quyết. Biện pháp thiết thực và có hiệu quả nhất mà Tổng công ty đang tiến hành chính là cổ phần hoá, chuyển Tổng công ty từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Mục đích của việc chuyển đổi từ hình thức sở hữu Nhà nước sang hình thức đa sở hữu nhằm huy động, tạo thêm vốn cho bản thân Tổng công ty, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Tổng công ty trong điều kiện cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn. Đặc biệt, kể từ 1.7. 2003 một loạt các sản phẩm trong đó có cả các sản phẩm của Tổng công ty sản xuất đều nằm trong diện miễn giảm thuế theo hiệp định AFTA, tức là Tổng công ty phải cạnh tranh với cả hàng nhập khẩu tràn vào thì việc nâng cao hiệu quả của kinh doanh, tạo sức mạnh về tài chính cho Tổng công ty là hết sức cấp bách.

- Biện pháp tỏ ra hữu hiệu nhất để huy động vốn dài hạn chính là tiến hành cổ phần hoá toàn bộ Tổng công ty. Nhưng vấn đề đặt ra là Tổng công ty nên cổ phần đến mức độ nào, Nhà nước nên nắm giữ bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ và Tổng công ty có tham gia vào thị trường chứng khoán hay không, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích để đưa ra các giải pháp cụ thể hơn. Có ba giải pháp Tổng công ty có thể thông qua cổ phần hoá để huy động vốn dài hạn:

thứ nhất, bán bớt vốn thông qua phát hành cổ phiếu tức là tiến hành đa dạng

hoá các nhà đầu tư, thu hút vốn từ bên ngoài vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế, có hai loại cổ phiếu công ty là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Khi phát hành cổ phiếu cũng cần lưu ý đến việc bảo vệ Tổng công ty, và Nhà nước có thể tham gia với tư cách là một cổ đông, chiếm một tỉ trọng nhất định để chống lại sự thâm nhập và nguy cơ mua lại Tổng công ty. Tỉ lệ phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi phụ thuộc vào tình hình cụ thể và vai trò của nhóm công ty kinh doanh của Tổng công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Thứ hai, phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi. Hiện tại ở Việt Nam do thị trường chứng khoán chưa phát triển nên loại trái phiếu có thể chuyển đổi chưa phổ biến. Các công ty Việt Nam cũng nên tham

khảo loại hình trái phiếu này để huy động vốn có hiệu quả và linh hoạt hơn.

Thứ ba, phát hành trái phiếu công ty. Việc thu hút được người đầu tư tham gia

mua trái phiếu công ty phụ thuộc vào lãi suất của trái phiếu so với lãi suất ngân hàng, uy tín của Tổng công ty, và kỳ hạn trái phiếu. Thực tế đã diễn ra các nhân viên cho Tổng công ty vay tiền để tiến hành kinh doanh, thường là ngắn hạn với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng cũng có thể coi như là hình thức manh nha của phát hành trái phiếu công ty.

Để lựa chọn một chiến lược thu hút vốn xã hội cho Tổng công ty cần phải tính đến vai trò của Tổng công ty trong nền kinh tế quốc dân, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh và yếu tố chính trị khác. Ngoài ra cần phải khẳng định, hoạt động sản xuất kinh doanh thép xây dựng – nhóm mặt hàng chủ đạo của Tổng công ty phục vụ cho hoạt động mang tính chiến lược của một quốc gia nên Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chính. Nhà nước có thể chiếm giữ khoảng 50% cổ phần còn lại 30% cổ phần được phát hành dưới dạng cổ phiếu ưu đãi bán cho người lao động trong Tổng công ty, số còn lại bán ra bên ngoài thị trường cho các đối tượng khác. Việc Tổng công ty có tham gia vào thị trường chứng khoán hay không phụ thuộc vào chính bản thân Tổng công ty cân nhắc lợi ích mà Tổng công ty đạt được khi tham gia và những mục tiêu mang tính chính trị khác.

Mặt khác, Tổng công ty cũng cần phải tính toán thật kỹ khi phát hành trái phiếu vì thực tế lợi nhuận trên doanh thu của Tổng công ty trong suốt thời gian qua đều thấp hơn lãi suất thu hút vốn của ngân hàng. Trong điều kiện như vậy nếu Tổng công ty tiến hành phát hành trái phiếu thì khả năng phải đưa ra lãi suất cao mới hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh điều đó có nghĩa là chi phí vốn sẽ cao. Với thực tế như vậy, Tổng công ty nên tập trung tiến hành cổ phần hoá tạo điều kiện thu hút vốn từ các thành viên trong và ngoài Tổng công ty và mức độ tham gia của các thành viên bên ngoài cũng chỉ dừng lại ở những tỉ lệ đã nêu trên.

- Bên cạnh hình thức cổ phần hoá, Tổng công ty cũng nên phát triển theo hướng tiến hành liên doanh liên kết với các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước để tăng cường vốn cho kinh doanh.

c) Điều kiện để thực hiện giải pháp

- Ban lãnh đạo Tổng công ty cần nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác huy động vốn;

- Sớm hoàn tất cổ phần hoá công ty mẹ và tham gia trị trường vốn.

3.3.4.3. Xác định tỉ lệ chi phí sử dụng vốn bình quân

a) Lý do để đưa ra giải pháp

Tổng cơng ty chưa xác định tỷ lệ chi phí sử dụng vốn bình quân để đưa ra nhiều phương án huy động vốn khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu đã làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

b) Các công việc cụ thể của giải pháp

- Sau khi thực hiện các giải pháp xác định nguồn huy động vốn, trong quản trị nguồn vốn phải đưa ra nhiều phương án huy động vốn khác nhau. Do đó Tổng công ty phải xác định được tỉ lệ chi phí sử dụng vốn bình quân cho mỗi phương án theo công thức sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉ lệ chi phí Lãi suất vay Tỉ suất lợi nhuận sử dụng vốn = (bình quân gia quyền + trên vốn tự có bình quân (%) của các hình thức vay) hy vọng thu được

- Dựa trên cơ sở tỉ lệ chi phí bình quân và tỉ suất thu hồi vốn đầu tư (ROI) để lựa chọn phương án tối ưu. Phương án đầu tư tối ưu phải thoả mãn hai điều kiện cơ bản là:

+ Có chi phí sử dụng vốn bình quân tối thiểu

+ Chi phí sử dụng vốn bình quân được chọn có giới hạn cao nhất bằng ROI.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị vốn ở tổng công ty thép việt nam (Trang 126)