Về nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị vốn ở tổng công ty thép việt nam (Trang 112)

- Các hình thức tổ chức hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa: + Hình thức phân tán

c)Về nguồn vốn kinh doanh

- Tăng cường công tác hạch toán kinh doanh, quản lý chặt chẽ chi phí, giá thành, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tích luỹ được vốn.

- Mở rộng các hoạt động đầu tư tài chính sang nhiều lĩnh vực có hiệu quả cao. Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài Tổng công ty. Định hướng chiến lược trong lĩnh vực đầu tư tài chính sẽ làm động lực thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Một số nội dung của hoạt động đầu tư tài chính trong chiến lược của Tổng công ty đến 2015 là:

+ Công ty mẹ sẽ tiến hành điều tiết lại và quản lý nguồn lực tài chính của các Công ty con cho phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển chung của Tổng công ty thông qua việc mua-bán lại, tăng giảm vốn mà Tổng công ty đang nắm giữ. Từ đó tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát huy tính năng động sáng tạo của từng đơn vị. Từng bước lành mạnh hoá tình hình tài chính của các Công ty con cũng như Công ty mẹ trong tình hình phát triển quá nóng của một số đơn vị;

động và điều tiết các nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư cho các đơn vị trong toàn Tổng công ty;

+ Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, áp dụng biện pháp quản trị rủi ro và các công cụ đầu tư tài chính tiên tiến trên thế giới.

3.2.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ VỐN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

3.2.1. Phương hướng quản trị vốn ở Tổng công tytrong những năm tới

- Việc chuyển đổi Tổng công ty Thép Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con là một bước chuyển đổi cơ bản về cấu trúc và mô hình của Tổng công ty. Do đó, trong thời gian tới chủ trương của Tổng công ty là tiếp tục nghiện cứu để hoàn thiện và ban hành các chính sách, quy chế mới thay thế cho các văn bản cũ của Tổng công ty trong việc quản trị vốn kinh doanh.

- Tiếp tục cụ thể hoá chủ trương, chính sách trong xây dựng nội quy, quy chế quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phận quản trị, về sự phối hợp giữa các bộ phận công tác quản trị nguồn vốn, xây dựng các tiêu chuẩn, chỉ tiêu cho công tác kiểm tra, đánh giá, ban hành những công cụ tiên tiến trong quản trị vốn từ việc hoạch định vốn đến tổ chức thực hiện cho Tổng công ty trong giai đoạn tới.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty, đáp ứng yêu cầu quản trị trong tình hình, nhiệm vụ mới.

- Nâng cao chất lượng trình độ đội ngũ cán bộ quản trị của Tổng công ty đặc biệt là những cán bộ quản trị liên quan đến công tác quản trị vốn.

- Đa dạng hoá các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có: tiến hành cổ phần hóa các công ty 100% vốn nhà nước trong năm nay hoặc đầu năm sau để các cá nhân và tổ chức bên ngoài có thể tham gia đầu tư góp vốn kinh doanh tạo nguồn vốn kinh doanh cho Tổng công ty.

- Tiến hành đầu tư mạnh vào các mặt hàng kinh doanh có hiệu quả cao, loại bỏ các mặt hàng hiệu quả kém và nhỏ lẻ. Tăng cường hơn nữa vốn cho

các dự án sản xuất quặng và phôi thép, tiến hành đầu tư nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và công nghệ sản xuất thép.

- Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch kinh doanh dài hạn Tổng công ty tập trung vay các nguồn vốn trung và dài hạn để ổn định kinh doanh tránh những biến động về vốn lớn.

- Có chính sách đánh giá tài sản và tỷ lệ khấu hao tài sản phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày nay để tiến hành mua mới và hiện đại hoá thiết bị sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm sản xuất ra của Tổng công ty.

- Cơ cấu lại các khoản nợ, có phương án đối với các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng. Tiến hành giải quyết dứt điểm các khoản nợ khó đòi.

- Giảm các chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh, tính toán mức dự trữ sản phẩm phù hợp, giảm chi phí bảo quản, lưu kho.

3.2.2. Mục tiêu hoàn thiện quản trị vốn ở Tổng công ty trong những năm tới năm tới

Mục tiêu hoàn thiện quản trị vốn tại Tổng công ty nhằm nâng cao chất lượng của các quyết định quản trị, thông qua đó đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty:

- Ban hành Quy chế tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con; Quy chế quản trị công ty; cụ thể hoá các nội quy quy chế trong tổ chức thực hiện các hoạt động quản trị.

- Giữ vững vị trí số một trong hoạt động sản xuất kinh doanh thép xây dựng tại thị trường trong nước. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang Campuchia và Lào.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành hàng Tổng công ty đang kinh doanh. Đặc biệt chú trong nâng cao hiệu quả kinh doanh của các mặt hàng chủ lực đó là thép xây dựng và các sản phẩm thép sau cán, giảm thời gian quay vòng vốn, xác định mức dự trữ cần thiết phù hợp, tránh ứ

đọng vốn.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tổng công ty, giảm các chi phí bất hợp lý từ đó có mức giá bán cạnh tranh với các sản phẩm do các đơn vị ngoài ngành cung ứng và tiến tới cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

- Phấn đấu năm 2008 doanh thu của Tổng công ty đạt 25.000 tỉ đồng Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu cao hơn tỉ lệ đạt được năm 2007, nâng cao hơn nữa số vòng quay VLĐ trong năm, giảm thời gian luân chuyển vốn, tránh ứ đọng vốn trong kinh doanh.

- Thu hút các nguồn vốn bên ngoài phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn. Tăng cường liên doanh liên kết với các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước trong hoạt động kinh doanh, sản xuất thép xây dựng. Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh. Tiến hành loại bỏ kinh doanh các mặt hàng mang lại lợi nhuận thấp hoặc thậm chí không đem lại lợi nhuận để tập trung vốn cho các mặt hàng có hiệu quả cao. Từ đó, tăng nguồn thu cho Tổng công ty và tăng lợi nhuận, nâng cao mức sống của nhân viên Tổng công ty.

- Tăng cường công tác thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư, liên kết liên doanh với các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường vốn cho kinh doanh.

- Có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh trong đó bộ máy quản trị hoạt động thống nhất có chất lượng cao.

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ VỐN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

3.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến hoàn thiện chính sách, nội quy, quy chế của Tổng công ty trong việc quản trị vốn chế của Tổng công ty trong việc quản trị vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị vốn ở tổng công ty thép việt nam (Trang 112)