- Các hình thức tổ chức hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa: + Hình thức phân tán
b) Các công việc cụ thể của giải pháp
* Tổng cơng ty cần tổ chức các khó huấn luyện để đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực quản trị có đủ trình độ và chuyên môn đáp ứng được yêu cầu quản lý của mô hình Công ty mẹ, Công ty con với mục tiêu hoạt động sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực, trên địa bàn rộng lớn, … Đây được nhìn nhận như là một chiến lược lâu dài của cả Tổng công ty. Để thực hiện tốt giải pháp này, Tổng công ty cần thực hiện tốt một số điểm cơ bản sau đây:
- Quy hoạch đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất quản trị để đưa vào các vị trị tương ứng của công ty mẹ và các công ty thành viên.
- Cử một số cán bộ trẻ, có năng lực, có nguyện vọng cống hiến lâu dài cho Tổng công ty đi ra nước ngoài học tập nâng cao trình độ quản trị.
- Tuyển dụng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề có nguyện vọng làm việc lâu dài cho Tổng công ty.
- Xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và kiên quyết cho thôi việc những lao động không làm việc cho giá trị cốt lõi của Tổng công ty.
- Tiến hành sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở các doanh nghiệp. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức.
- Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo; bảo đảm công ăn, việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động; xây dựng chế độ
tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Đa dạng hoá các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí do tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.
- Tiêu chuẩn hoá cán bộ, lao động trong doanh nghiệp. Ở mỗi ngành nghề, vị trí công tác, công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau. Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, cần phải tham khảo điều kiện khu vực và đặc thù của Việt Nam, tôn trọng tính văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp.
* Bên cạnh đú, Tổng công ty cần xây dựng chính sách khen thưởng hợp lý đối với những nhân viên có thành tích xuất sắc, có những đóng góp tích cực, có sáng kiến cải tiến quy trình nghiệp vụ... trong hoạt động quản trị vốn nhà nước nhằm tạo động lực, khuyến khích họ làm việc việc hết mình, cống hiến năng lực và trí tuệ vào sự nghiệp phát triển của Tổng công ty.
c) Điều kiện để thực hiện giải pháp
- Tổng công ty cần tăng cường kinh phí cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.
- Thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc công ty cần tham gia các khóa đào tạo cơ bản về quản trị công ty do các cơ sở đào tạo có chương trình đào tạo tập huấn liên quan đến quản trị công ty tổ chức.
3.3.4. Nhóm giải pháp liên quan việc áp dụng những công cụ tiến tiến trong quản trị vốn trong quản trị vốn
Liên quan đến nhóm giải pháp này, với mỗi nội dung quản trị có thể có nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, từ những hạn chế trong quá trình quản trị vốn tại Tổng công ty, tác giả xin đưa ra một số công cụ tiên tiến trong quản
trị vốn như sau:
3.3.4.1. Hoàn thiện hoạch định vốn của Tổng công ty
a) Lý do để đưa ra giải pháp
Thực tế trong những năm vừa qua, hoạch định vốn Tổng công ty thực hiện theo kinh nghiệm và mô hình quản trị cũ, nên chưa đồng bộ và còn nhiều khiếm khuyết.
b) Các công việc cụ thể của giải pháp
Xác định các chỉ tiêu chủ yếu về nhu cầu vốn kinh doanh tức là xác định được mức cầu về vốn. Nghĩa là trong mỗi năm kế hoạch Tổng công ty phải xác định rõ cần bao nhiêu vốn cho những việc gì? Việc xác định cầu về vốn phải trên các cơ sở tính toán chính xác, có căn cứ khoa học. Trong hoạch định cần chú ý khắc phục hiện tượng xác định mức cầu về vốn quá cao do tâm lý muốn sử dụng vốn của người khác; phải phân tích, tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp chống hiện tượng lãng phí các nguồn vốn hiện có, đầu tư tràn lan, để doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn,…
- Nhu cầu đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Nhu cầu này
thường đòi hỏi lượng vốn lớn, dài hạn và do đó tính rủi ro có thể cao. Vấn đề được đặt ra là Tổng công ty phải biết lựa chọn chiến lược đầu tư thích hợp: hoặc lựa chọn chiến lược đầu tư có phân bước hoặc chiến lược đầu tư đồng bộ. Chiến lược đầu tư có phân bước thực hiện theo phương châm huy động vốn đầu tư trang thiết bị từ các máy móc thiết bị then chốt đến đầu tư dần vào các khâu khác. Chiến lược đầu tư đồng bộ thực hiện theo phương châm đầu tư một lần, toàn bộ và đồng bộ kỹ thuật công nghệ cần thiết.
Đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh có thể dựa vào nguồn vốn tự cung ứng từ nguồn tích luỹ hoặc từ các nguồn vốn bên ngoài: qua thị trường và không qua thị trường vốn.
- Nhu cầu vốn đầu tư TSLĐ tăng thêm. Nhu cầu này đối với Tổng công
nhà cung cấp, đặc biệt là các nhà cung cấp nước ngoài đối với các nguyên liệu chính có uy tín và khả năng tài chính tốt.
Đầu tư TSLĐ tăng thêm, Tổng công ty có thể dựa vào nguồn vốn tự cung ứng trong nội bộ hoặc vay các ngân hàng thương mại, qua thị trường vốn hoặc tín dụng từ các nhà cung cấp.
- Nhu cầu cho đầu tư hoàn thiện, hiện đại hoá bộ máy quản trị. Đầu tư
hoàn thiện, hiện đại hoá bộ máy quản trị nhằm mục tiêu cải cách cơ chế vận hành, cấu trúc lại hệ thống tổ chức quản trị, tìm kiếm phương thức quản trị tiên tiến như tin học hoá, quản trị chất lượng đồng bộ theo tiêu chuẩn ISO 9000, marketing mix, điều chỉnh chính sách tài chính,... Hoạt động hiện đại hoá bộ máy quản trị khó đánh giá kết quả nên khó tìm nguồn cung ứng bên ngoài. Vì vậy, Tổng công ty nên tìm nguồn vốn nội bộ cho hoạt động này.
- Nhu cầu cho đầu tư đào tạo phát triển. Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ luôn cần thiết đối với Tổng công ty trong cả dài và ngắn hạn và thường gắn chặt với kế hoạch.
Để đầu tư cho đào tạo đào tạo phát triển Tổng công ty có thể tìm kiếm từ các nguồn vốn: quĩ nghiên cứu và phát triển, lợi nhuận tái đầu tư, Chính phủ và các hiệp hội ngành nghề, đưa vào giá thành và người được đào tạo đóng góp.