Thực trạng huy động vốn tại BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ 2014 Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 40)

2.2.1 Thị phần của BIDV về huy động vốn 2.2.1.1 Mạng lưới hoạt động của các NHTM

Trong thời gian hai thập kỷ qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và qui mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng (1991) lên 99 ngân hàng vào cuối năm 2013, trong đó có 5 NHTMNN (gồm cả NHTMCP Nhà nước giữ cổ phần chi phối), 1 ngân hàng chính sách, 34 NHTMCP, 50 chi nhánh NH nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài. Các ngân hàng đều đạt được mức tăng trưởng khả quan thể hiện qua tổng tài sản liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bảng 2.7: Mạng lưới hoạt động một số NHTM lớn (đến 31/12/2013)

Ngân hàng Chi nhánh Phòng Giao dịch Quỹ Tiết kiệm

1. Agribank 354 2.046 2. Vietinbank 152 950 50 3. BIDV 126 503 95 4. Vietcombank 79 333 6. MBB 62 140 7. ACB 77 265

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại năm 2013

Mạng lưới các NHTM lớn có số lượng tập trung rộng khắp đất nước trong đó: Agribank có mạng lưới lớn nhất với 2,400 CN, PGD tại tất cả các xã, quận, huyện của các tỉnh. Vietinbank có mạng lưới lớn thứ hai với 1,152 CN, PGD, QTK tại các tỉnh, vị trí tiếp theo của các ngân hàng lần lượt theo thứ tự: BIDV (724 CN, PGD, QTK), Vietcombank (412 CN, PGD), ACB (342 CN, PGD).

Năm 2013, tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn trong công tác phát triển mạng lưới nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo cũng như nỗ lực của các chi nhánh, BIDV cũng đã đạt được một số kết quả khả quan. Đến 31/12/2013, tổng số mạng lưới hoạt động của BIDV là 724 điểm, trong đó có 126 CN, 503 PGD và 95 QTK, đứng thứ 3 trong hệ thống NHTM về số lượng điểm mạng lưới. Tận dụng lợi thế về mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước BIDV đã phát triển các dịch vụ ngân hàng cốt lõi về sản phẩm điện tử như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng SMS, máy nộp tiền hay thẻ Master nhằm thu hút một lượng khách hàng lớn.

Mạng lưới chi nhánh rộng khắp đã giúp BIDV tiếp cận một số lượng lớn khách hàng trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ đa dạng cho nhiều đối tượng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến các loại hình doanh nghiệp. BIDV dự kiến trong tương lai sẽ tiếp tục thành lập thêm các hiện diện thương mại tại một số nước Châu Âu để phục vụ các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động tại các thị trường này. Ngoài ra, với 05 công ty con, 05 đơn vị liên doanh và các đơn vị liên kết hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản lý quỹ…, BIDV đang

hướng tới mô hình một tập đoàn tài chính đa năng, đáp ứng nhu cầu phát triển trong quá trình hội nhập với thế giới của kinh tế Việt Nam.

Đồ thị 2.3: Mạng lưới của BIDV giai đoạn 2010-2013

Một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của khối NHTMNN so với NHTMCP và NHNN&LD đó chính là mạng lưới hoạt động. Nhóm NHTMNN gồm 1 ngân hàng: Agribank. Tuy nhiên do BIDV, MHB, Vietcombank, Vietinbank có tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ cao (BIDV: 95%, MHB: 91,26%, Vietcombank chiếm77,11% và Vietinbank chiếm 64,46%) và có nền tảng từ NHTMNN nên tạm xếp vào nhóm NHTMNN). Trong bối cảnh cạnh tranh trên cùng một mặt bằng lãi suất, mạng lưới rộng khắp sẽ là một lợi thế lớn. Hệ thống mạng lưới của các NHTMNN đã được phát triển từ lâu và bao phủ khắp trên cả nước. Cùng với thương hiệu lớn, hệ thống mạng lưới của các NHTMNN đã giúp các ngân hàng này duy trì thị phần chi phối trên các mảng hoạt động chính như huy động vốn và tín dụng trong thời gian qua.

Các NHTMCP đang nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới, đặc biệt là các ngân hàng đứng đầu như ACB, MBB, MSB…Tốc độ phát triển mạng lưới của các ngân hàng này rất nhanh và có trọng điểm. Mạng lưới của các NHTMCP tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, các khu đô thị có mức sống cao do đó các chi nhánh này thường có hiệu quả tốt ngay từ khi đi vào hoạt động.

2.2.1.2 Thị phần huy động vốn của BIDV

BIDV là một trong số những ngân hàng giữ vị trí chủ đạo và có thị phần lớn trên thị trường. Trong nhiều năm liền, BIDV luôn duy trì và nâng cao được thị phần của Ngân hàng ở các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống, đặt biệt là mở rộng thị phần huy động vốn.

Bảng 2.8: Nguồn vốn huy động một số NHTM giai đoạn 2010-2013

ĐVT: Tỷ đồng STT Ngân hàng Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng so với năm 2010 Năm 2012 Tốc độ tăng so với năm 2011 Năm 2013 Tốc độ tăng so với năm 2012 1 BIDV 251.924 244.838 -2,81% 331.116 35,24% 356.610 7,70% 2 Agribank 474.941 417.526 -12,09% 492.935 18,06% 571.312 15,90% 3 Vietinbank 339.699 342.771 0,90% 317.775 -7,29% 381.062 19,92% 4 Vietcombank 208.320 241.700 16,02% 303.942 25,75% 334.259 9,97% 5 MBB 90.587 89.549 -1,15% 117.747 31,49% 136.089 15,58% 6 ACB 137.509 142.218 3,42% 125.234 -11,94% 138.111 10,28% 7 Eximbank 79.005 53.653 -31,51% 70.458 31,32% 79.472 12,79% 8 Sacombank 120.849 75.092 -37,86% 107.459 43,10% 131.465 22,34%

Nguồn: Báo cáo thường niên một số ngân hàng giai đoạn 2010-2013

Năm 2012 đánh dấu nhiều khó khăn trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên huy động vốn của BIDV vẫn đạt được những thành tích vượt bậc đáng khích lệ. Huy động từ nền kinh tế đạt hơn 331.116 tỷ đồng, tăng 35,24% so với cuối năm 2011-đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm, đạt kế hoạch do Hội đồng quản trị đề ra. Xét trong mối tương quan giữa các ngân hàng, BIDV giữ vị thế thứ 2, chiếm thị phần 11.5% toàn hệ thống.

BIDV đã tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn, xác định là trọng tâm ưu tiên trong công tác chỉ đạo điều hành. Thị phần huy động luôn được mở rộng, nếu như năm 2010 thị phần chiếm 8.5% nguồn vốn huy động toàn ngành, thì đến năm 2012, tỷ trọng trên là 11.5%.

Năm 2013, nền kinh tế bắt đầu hồi phục nhưng chưa rõ ràng. Nhằm đạt mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chủ động điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kiểm soát tiền tệ.

Trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn, BIDV vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả trên là sự kết hợp của việc triển khai tích cực, sâu sát và đồng bộ các giải pháp: quản lý chặt chẽ cân đối vốn, đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ và phục vụ khách hàng. Xem xét thị phần huy động vốn, BIDV chiếm 10.8% toàn hệ thống và giữ vị trí thứ 3. Agribank giữ vị trí số 1 về thị phần huy động vốn, tuy nhiên thị phần có sự thu hẹp giảm từ 19% xuống 16%.

2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ công tác huy động vốn2.2.2.1 Dịch vụ thanh toán 2.2.2.1 Dịch vụ thanh toán

BIDV ngày càng phát triển thêm nhiều kênh thanh toán trong nước, quốc tế bằng các chương trình của BIDV xây dựng và tham gia các chương trình thanh toán lớn của NHNN, các ngân hàng nước ngoài. Hiệu quả của hoạt động thanh toán mang lại ngoài phí dịch vụ thu được còn là hiệu quả sử dụng nguồn vốn không kỳ hạn do

khách hàng, đối tác…tín nhiệm hệ thống thanh toán của BIDV gửi tại BIDV. Dịch vụ thanh toán là mảng hoạt đóng góp nhiều nhất vào tổng thu dịch vụ BIDV năm 2013 với hơn 829 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,1%.

Đây là dịch vụ thế mạnh của BIDV, được hỗ trợ bởi hệ thống các kênh thanh toán đa dạng, tốc độ xử lý nhanh, an toàn và bảo mật. Ngoài việc tham gia tất cả các kênh thanh toán do NHNN tổ chức như thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), thanh toán bù trừ, BIDV còn chủ động kết nối thanh toán song phương với 6 đối tác và kết nối thanh toán đa phương với 12 đối tác là các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính. BIDV là ngân hàng chỉ định thanh toán cho thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng là ngân hàng quyết toán duy nhất cho các giao dịch nội địa thẻ Master tại Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ này không chỉ được khách hàng đánh giá cao mà còn được các Tổ chức uy tín trong và ngoài nước công nhận danh hiệu như: giải thưởng Ngân hàng cung cấp giải pháp Quản lý tiền tệ tốt nhất do Tạp chí Asia Money bình chọn, Top 10 Sản phẩm Vàng với sản phẩm Thu chi hộ điện tử và danh hiệu Nhân tài đất Việt năm 2012 cho hệ thống công nghệ BIDV@Securities dành cho các Công ty chứng khoán.

Hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV tiếp tục được củng cố và phát triển với mạng lưới hơn 1.600 ngân hàng đại lý, giao dịch tài khoản trực tiếp với gần 50 ngân hàng trên toàn thế giới đã mang lại khả năng thanh toán trên 120 loại ngoại tệ khác nhau với tốc độ xử lý nhanh chóng chính xác, thanh toán hiệu lực trong ngày tại thị trường Châu Á.

Bảng 2.9: Hoạt động thanh toán BIDV giai đoạn 2010-2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu từ dịch vụ thanh toán (triệu đồng) 859.264 911.957 830.148 890.532

Thanh toán trong nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng giao dịch (triệu) 3,6 6,7 9,4 8,5

Doanh số thanh toán (nghìn tỷ đồng) 4.982 4.977 5.660 4.488

Thanh toán quốc tế

Doanh số thanh toán XNK (tỷ USD) 4,1 5,05 5,36 5,82

2.2.2.2 Dịch vụ thẻ

Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, BIDV đã và đang đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có dịch vụ thẻ. Các sản phẩm dịch vụ thẻ đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Về sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, BIDV hiện phát hành ba nhãn hiệu thẻ BIDV Etrans, BIDV Harmony và BIDV Moving và các sản phẩm thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ đồng thương hiệu. Bên cạnh các tính năng tiện ích cơ bản, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của BIDV còn mang lại cho khách hàng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại, thanh toán vé máy bay, phí bảo hiểm, thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại,...qua ATM và thanh toán trực tuyến. Nguồn khách hàng của BIDV tương đối ổn định và tăng trưởng đều qua các năm, với tốc độ bình quân 39%/năm. Đến hết 31/12/2013, số lượng thẻ ghi nợ do BIDV đã phát hành đạt 5.091.616 thẻ, chiếm 9,8% thị phần (đứng thứ 5 trong số các NHTM tại Việt Nam).

Về sản phẩm thẻ tín dụng, BIDV đã triển khai dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế VISA từ cuối năm 2008. Mặc dù ra mắt thị trường sau một số ngân hàng khác, song sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế BIDV với lợi thế cạnh tranh về chính sách phí cũng như chất lượng dịch vụ ổn định, đã dần được thị trường đón nhận. Với 2 nhãn hiệu thẻ BIDVPrecious (Visa Gold) và BIDV Flexi (Visa Classic), đến hết 31/12/2013 BIDV đã phát hành 55.556 thẻ tín dụng, chiếm 3,4% thị phần (đứng thứ 6 toàn ngành). Trong năm 2013, BIDV chính thức ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Master Card Platinum, thẻ ghi nợ quốc tế BIDV Ready và thẻ đồng thương hiệu BIDV Manchester United.

Bên cạnh việc phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ của mình, BIDV còn tham gia kết nối với trên 40 ngân hàng thuộc Liên minh Banknet, SmartLink và VNBC, 3 liên minh thẻ lớn nhất tại Việt Nam. Theo đó, khách hàng là chủ thẻ BIDV có thể thực hiện giao dịch tại hơn 7.000 ATM và 32.000 POS của các ngân hàng trên toàn quốc .

Mạng lưới ATM và POS của BIDV từ năm 2010 đến nay cũng liên tục được mở rộng và phủ khắp 63 tỉnh thành của cả nước. Đến hết 31/12/2013, BIDV đã có gần 1.300 ATM và 4.383 POS trên toàn hệ thống. Trong năm 2014, BIDV tiếp tục có kế

hoạch mở rộng mạng lưới ATM/POS của mình nhằm phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng.

Bảng 2.10: Hoạt động kinh doanh thẻ giai đoạn 2010-2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng thẻ ghi nợ 2.023.430 3.543.044 4.874.762 5.091.616

Số lượng thẻ tín dụng 25.945 32.381 51.753 55.556

POS 4.263 6.203 7.151 4.383

ATM 1.100 1.295 1.300 1.300

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013

2.2.2.3 Dịch vụ ngân hàng hiện đại

Với thế mạnh về công nghệ, BIDV cung cấp cho chủ thẻ nhiều dịch vụ từ máy ATM, điện thoại cho đến internet. Hiện tại BIDV cung ứng các dịch vụ SMS (Mobile Banking), Phone banking, Internet Banking, Mobile BankPlus, VnTopup. Khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại của BIDV để tra cứu số dư, giao dịch tài khoản thanh toán cũng như các thông tin về tỷ giá, lãi suất. Tính đến 31/12/2013 tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ SMS trên 1,5 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, Internet Banking đạt gần 800,000 khách hàng. Đặc biệt là dịch vụ thanh toán hóa đơn trực tuyến. Với dịch vụ này khách hàng của BIDV có thể dễ dàng thanh toán tiền điện thoại tại các máy ATM, gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại máy ATM từ tài khoản thẻ để được hưởng lãi suất cao hơn đã được khách hàng hưởng ứng rất mạnh trong thời gian qua.

2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV

Từ năm 2010 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là lãi suất. Lạm phát cao và cạnh tranh giữa các TCTD trong nước đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, Ban lãnh đạo BIDV xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm. BIDV một mặt tuân thủ các quy định của NHNN mặt khác đã linh

hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như là tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động…

Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2010-2013

ĐVT: Tỷ Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Vốn điều lệ và các quỹ 24.220 24.390 26.494 32.040 - Tỷ trọng 6,61% 6,01% 5,47% 5,84% - Tỷ lệ tăng trưởng 37,31% 0,70% 8,63% 20,93% 2 Vốn huy động 251.924 244.838 331.116 356.610 - Tỷ trọng 68,78% 60,34% 68,30% 65,03% - Tỷ lệ tăng trưởng 23,92% -2,81% 35,24% 7,70% 3 Vốn đi vay 44.948 62.504 50.980 61.850 - Tỷ trọng 12,27% 15,40% 10,52% 11,28% - Tỷ lệ tăng trưởng 19,94% 39,06% -18,44% 21,32% 4 Vốn khác 45.176 74.023 76.195 97.886 - Tỷ trọng 12,33% 18,24% 15,72% 17,85% - Tỷ lệ tăng trưởng 18,82% 63,85% 2,93% 28,47% Tổng nguồn vốn 366.268 405.755 484.785 548.386 - Tỷ lệ tăng trưởng 23,56% 10,78% 19,48% 13,12%

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013

Tổng nguồn vốn của BIDV tăng dần qua các năm về số tuyệt đối lẫn tương đối, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2013 là 16,74%. Trong cơ cấu nguồn vốn, bên cạnh vốn điều lệ và các quỹ thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng nguồn vốn và quy mô tăng dần qua các năm.

Đồ thị 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2010-2013

Năm 2010, vốn huy động chỉ đạt 251.924 tỷ đồng chiếm 68,78% tổng nguồn vốn thì đến năm 2013 đã tăng lên 356.610 tỷ đồng chiếm 65,03% tổng nguồn vốn. Để đạt

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ 2014 Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 40)