Một số nguyên nhân chủ yếu của hạn chế:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ 2014 Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 61)

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Sự biến động của môi trường kinh tế

Giai đoạn 2010-2013 là giai đoạn kinh tế có nhiều biến động, diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chậm

lại, lạm phát tăng cao vượt xa dự báo, sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, sức mua của thị trường giảm, thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu tăng...

Lạm phát tăng nóng từ Quí 4/2010 và có dấu hiệu hạ nhiệt từ tháng 8/2011 song cả năm 2011 CPI vẫn tăng ở mức 18,13%. Tỷ giá VND/USD được điều chỉnh tăng thêm 9,3% từ 11/02/2011 cùng với các hiệu ứng về tăng giá điện, xăng, tăng lương làm cho tình hình lạm phát của năm 2011 lên cao. Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ thận trọng với hàng loạt biện pháp mạnh mẽ về kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng tổng phương tiện thanh toán, khống chế tín dụng phi sản xuất, áp dụng trần lãi suất… qua đó đã từng bước khống chế được lạm phát song lại làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Lãi suất cho vay cao duy trì trong thời gian dài đã gây đình trệ sản xuất, thị trường bất động sản đóng băng kéo theo hàng loạt sức ép và khó khăn cho các khách hàng của ngân hàng trong ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Mặt khác, sự đi xuống của thị trường chứng khoán trong năm 2011còn dẫn đến sụt giảm trong thu nhập từ kinh doanh chứng khoán của BIDV cũng như tăng chi phí dự phòng cho các khoản đầu tư chứng khoán của BIDV và các đơn vị thành viên, qua đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của BIDV trong năm 2011.

Bước sang năm 2012 và năm 2013, tuy nền kinh tế thể hiện một số chuyển biến tích cực về tình hình vĩ mô như tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, lạm phát được kiểm soát, bên cạnh đó Chính phủ có nhiều biện pháp từng bước tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường (nghị quyết 13/2012/NQ-CP, nghị quyết 01/2013/NQ-CP và 02/2013/NQ-CP) song sự phục hồi của các doanh nghiệp diễn ra chậm. Tổng cầu nền kinh tế yếu, hàng tồn kho cao, tỷ lệ nợ xấu trong nền kinh tế duy trì ở mức cao và chậm được giải quyết khiến tăng trưởng tín dụng đạt thấp (năm 2012 đạt 8,91%, 5 tháng đầu 2013 chỉ đạt 2,29%).

Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng chưa hợp lý

Do thiếu hụt thanh khoản từ năm 2010 đến giữa năm 2011, các ngân hàng cùng chạy đua tăng lãi suất, phát triển nhiều sản phẩm huy động vốn mới, áp dụng nhiều

hình thức khuyến mại hấp dẫn, tăng thời gian giao dịch để huy động vốn,…Nguồn vốn huy động từ dân cư đã tăng lên nhưng tăng chưa đạt được so với mong muốn. Thị trường huy động vốn đã có lúc xảy ra tình trạng lộn xộn và căng thẳng do các ngân hàng cạnh tranh, chèo kéo khách hàng của nhau, đẩy lãi suất lên cao. Người gửi tiền chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác để hưởng lợi từ cuộc đua tăng lãi suất của các NHTM. Tất cả những điều trên làm giảm uy tín của các NHTM và người dân không tin tưởng khi gửi tiền vào nơi mà họ cho rằng có sự bất ổn mặc dù lãi suất khá hấp dẫn. Tình trạng nói trên chỉ lắng xuống khi NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính như quy định trần lãi suất huy động, cấm các hình thức khuyến mại làm tăng trần lãi suất.

Thiếu sự hợp tác giữa các Ngân hàng Thương Mại

Thiếu tính đồng bộ, sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại. Chẳng hạn chưa có sự tương thích, liên kết trên diện rộng giữa các hệ thống phát hành các loại thẻ của các ngân hàng khác nhau, dịch vụ thẻ ATM chưa kết nối chung toàn ngành. Điều này vừa gây tăng chi phí, vừa hạn chế việc đáp ứng các nhu cầu về sử dụng thẻ một cách dễ dàng và đa tiện ích cho khách hàng. Rất nhiều dịch vụ ngân hàng bán lẻ được các NHTM triển khai như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng tiêu dùng, cầm cố… nhưng thiếu sự liên kết, hợp tác đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống ngân hàng.

Thói quen sử dụng tiền mặt và dự trữ vàng của người dân

Việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do thói quen của người dân Việt Nam thích thanh toán bằng tiền mặt, có của thì cất ở nhà, hay người dân tự cho vay mượn lẫn nhau thông qua hình thức vay nóng được lãi suất cao hơn do trình độ người dân chưa nhìn nhận được sự rủi ro của nó. Đa số người dân chưa trọn tin tưởng vào các tiện ích của ngân hàng; nhất là dịch vụ thẻ thanh toán, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Nhiều người lớn tuổi chưa qua sử dụng máy vi tính nên họ khá ngại thanh toán qua thẻ. Bên cạnh đó hiện nay ở nước ta vẫn còn một khối lượng vàng lớn đang được tích trữ trong dân chúng, vì từ xưa đến nay người dân cho rằng vàng phương tiện dự trữ ổn định và là của để dành. Do vậy trong thời gian

qua ngân hàng nhà nước đóng cửa các sàn giao dịch vàng, các NHTM nhà nước không huy động tiền gửi bằng vàng nhưng người dân vẫn dự trữ vàng và mua vàng với giá cao mặc dù có nhiều rủi ro. Vì vậy trong thời gian tới NHNN cần có những chính sách linh hoạt trong vấn đề gửi vàng vào ngân hàng của người dân, và tạo ra những tiện ích trong thanh toán và chính sách lãi suất hợp lý để dần thay đổi đượcthói quen của người dân.

Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt

BIDV phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của các NHTM đặc biệt là Agribank, Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, ACB và còn của nhiều kênh dẫn vốn khác trên thị trường. Trong những năm gần đây số lượng cơ sở của các tổ chức tín dụng không ngừng gia tăng làm cho thị phần của BIDV bị thu hẹp lại. Một số ngân hàng đưa ra các chương trình tiếp thị sản phẩm rất hấp dẫn như: rút lãi từng phần, chính sách lãi ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng, lãi suất bậc thang, lãi suất linh hoạt theo kỳ hạn…Bên cạnh đó, trong quá trình cạnh tranh để tạo lập và mở rộng thị phần các ngân hàng này đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cơ sở cung-cầu về vốn làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, gây khó khăn cho công tác huy động vốn của BIDV.

Quá trình mở cửa, tiến tới tự do hoá trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam, các NHTM chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngân hàng, mở rộng quy mô...Theo cam kết hội nhập, từ năm 2011 Việt Nam đã cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện các nghiệp vụ như ngân hàng nội địa. Thị phần của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ mức 8,8% (huy động vốn) và 9% (tín dụng) cuối năm 2007 lên mức 11,1% và 17,4 % tương ứng cuối năm 2013. Từ đó dẫn đến sự dịch chuyển thị phần từ ngân hàng trong nước sang thị phần ngân hàng ngoại-ngân hàng có ưu thế về qui mô: thực lực vốn hùng hậu, lượng tài sản tốt, cơ chế quản lý kinh doanh linh hoạt, thiết bị hiện đại tiên tiến, sản phẩm dịch vụ đa dạng.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Chiến lược huy động vốn và chính sách chăm sóc khách hàng

Chiến lược huy động vốn của BIDV chưa được quán triệt và triển khai triệt để trên toàn hệ thống. Ý thức về tầm quan trọng của công tác huy động vốn còn chưa được từng cán bộ nhân viên nhận thức đầy đủ. BIDV thuộc NHTM nhà nước có những ưu thế về đầu tư qui mô, công nghệ, chính sách dành cho khách hàng, nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm yếu ở các cơ chế tài chính nhiều cửa, chính sách chăm sóc khách hàng còn chưa được cởi mở và thật sự linh hoạt, chưa có đội ngũ tư vấn viên được lựa chọn kỹ lưỡng về năng lực chuyên môn và phong cách phục vụ, luôn sẵn sàng hỗ trợ để khách hàng được thuận lợi nhất trong giao dịch, hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng để lựa chọn được sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng. Nếu làm tốt được điều này, BIDV chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và gia tăng nguồn vốn huy động về cả quy mô lẫn chất lượng.

Chất lượng sản phẩm và các tiện ích đi kèm

Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của BIDV chưa được phát huy đúng tầm. BIDV chưa có sản phẩm mới mang tính đột phá thật sự, mang dấu ấn đặc trưng của thương hiệu BIDV. Các sản phẩm triển khai thường chậm hơn so với các ngân hàng khác. Ban lãnh đạo và nhân viên BIDV chưa quan tâm đến nhu cầu, mong muốn và đặc điểm của khách hàng, chưa có sự khảo sát ý kiến của khách hàng khi nghiên cứu xây dựng và triển khai các sản phẩm huy độngcùng với các tiện ích đi kèm.

Mặc dù BIDV đã thực hiện thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng nhưng với mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng dẫn đến việc xử lý dữ liệu truyền tải qua hệ thống máy chủ đôi khi bị quá tải.

Phát triển nguồn nhân lực

Công tác đào tạo và tuyển dụng của BIDV chưa được quan tâm đúng mức.Công tác tuyển dụng của BIDV chưa thực sự thu hút được người tài, vẫn còn tình trạng con ông cháu cha hay vẫn có chính sách ưu tiên tuyển dụng con em trong ngành. Bên cạnh đó, BIDV vẫn chưa có được chiến lược tuyển dụng bài bản và lâu dài; quá trình

tuyển dụng mang tính nhất thời và thụ động. Các tiêu chí tuyển dụng chỉ dựa vào bằng cấp, dựa trên kết quả bài thi nặng về lý thuyết kết hợp với phỏng vấn kinh nghiệm của ứng cử viên, chưa có sự kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp chưa được ban lãnh đạo chú trọng truyền đạt và đào tạo cho nhân viên. Mặc dù thỉnh thoảng BIDV có tổ chức khóa đào tạo ngắn ngày về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp nhưng các khóa học này hạn chế về số lần tổ chức và số lượng nhân viên tham gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2



Trong chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV trong những năm qua bao gồm tổng quan về BIDV, các dịch vụ hỗ trợ công tác huy động vốn, phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động cũng như chi phí huy động vốn tại BIDV.

Ngoài ra, trong chương 2, luận văn cũng đã đưa ra những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Những nội dung được nghiên cứu trong chương 2 sẽ góp phần làm nền tảng cần thiết cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp trong chương 3 tiếp theo sau để tiến tới mục tiêu gia tăng nguồn vốn huy động cho BIDV trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 Định hướng của BIDV về chính sách huy động vốn trong thời gian tới3.1.1 Cơ hội và thách thức trong công tác huy động vốn của BIDV 3.1.1 Cơ hội và thách thức trong công tác huy động vốn của BIDV

Về cơ hội

- Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ngày càng hội nhập quốc tế, tiếp cận với các thị trường tài chính quốc tế đã phát triển ở mức cao hơn. Điều này sẽ mang lại những cơ hội lớn cho các ngân hàng trong nước nói chung và BIDV nói riêng trong việc trao đổi, hợp tác quốc tế, giúp cho các tổ chức tín dụng tận dụng các thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia có trình độ phát triển cao. Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra động lực thúc đẩy quá trình đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập và thực hiện cam kết với các định chế tài chính, các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.

- BIDV có mạng lưới bao phủ khá dầy tại các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, vốn là những vùng kinh tế trọng điểm, tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội, kinh tế phát triển với tốc độ cao, dân cư và tổ chức có cơ hội tích lũy và phát sinh nhu cầu đầu tư tiền nhàn rỗi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho BIDV khai thác những tiềm năng và nguồn lực dồi dào tại các địa bàn này, đẩy mạnh công tác huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác, đem lại nguồn thu nhập chính cho cả hệ thống BIDV.

- Hệ thống pháp luật của nhà nước ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ cùng cơ chế chính sách về tài chính, tiền tệ, đầu tư...được đổi mới tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

- Công nghệ thông tin phát triển giúp các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách an toàn, nhanh chóng chính xác, tiện lợi, góp phần thu hút thêm vốn huy động cho ngân hàng. Khách hàng cũng ngày càng quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

- Uy tín và thương hiệu của BIDV ngày càng được khẳng định tại thị trường trong nước và quốc tế.

Về thách thức

- Nền kinh tế thế giới luôn biến động, bị ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính tiền tệ quốc tế biến động bất thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động đến thị trường tài chính-tiền tệ trong nước, hay xu hướng tăng của giá cả tiêu dùng cùng với nguy cơ lạm phát, một mặt ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng khi gửi tiền, một mặt tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kinh tế thế giới diễn biến bất lợi cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, do đó gây bất lợi đối với hoạt động huy động vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế của ngân hàng.

- Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh của ngành tài chính ngân hàng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mang tính quốc tế với sự tham gia thị trường và chiếm lĩnh thị phần trong nước của các ngân hàng nước ngoài, buộc BIDV phải không ngừng nâng cao năng lực tài chính và hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng quan hệ khách hàng. Bên cạnh sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài thì áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng trong nước rất lớn. Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, các ngân hàng cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chạy đua tìm kiếm khách hàng, thu hút vốn và chiếm lĩnh thị phần.

- Việc huy động vốn của các NHTM phải cạnh tranh với nhiều kênh đầu tư khác như bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, vàng, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính.

- Nhu cầu sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng ngày càng được nhiều người dân quan tâm và đòi hỏi cao về tính đa dạng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kỹ năng phục vụ khách hàng.

- Nguồn nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ cao ngày càng khan hiếm và bị cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ 2014 Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)