Các chỉ tiêu đo lường sự gia tăng nguồn vốn huy động tại NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ 2014 Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 28)

1.2.3.1 Quy mô tiền gửi

Quy mô nguồn vốn huy động là một trong số những yếu tố dùng để đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng, nếu như một ngân hàng được đánh giá là một ngân hàng lớn hay không phụ thuộc vào nguồn vốn hay không phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh của nó, mà trong khi đó nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thực tế lại toàn phụ thuộc hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do đó nếu như ngân hàng một khối lượng vốn lớn thì chắc chắn nó sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo được khả năng kinh doanh cũng như đảm bảo được khả năng tín dụng của ngân hàng. Quy mô nguồn huy động của ngân hàng có thể được phản ánh thông qua việc thực hiện được quy mô vốn huy động năm sau cao hơn năm trước.

Khối lượng vốn huy động năm t+1 > Khối lượng vốn huy động năm t

Và thực hiện tốt chỉ tiêu được giao:

1.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô của nguồn huy động lớn nhưng cũng phải đi liền với sự tăng trưởng cao và ổn định phù hợp vời sự phát triển của ngân hàng. Có hai chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng là:

Quy mô vốn năm t1

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn = --- x 100% Quy mô vốn năm t1-1

Quy mô vốn năm t1

Tốc độ tăng trưởng định gốc = --- x 100 % Quy mô vốn năm to

Chỉ tiêu này cho ta thấy được biến động của vốn huy động, nó ổn định hay biến đổi theo chiều hướng nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng với nghiệp vụ này. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trường cho vay và tăng cường các hoạt động đầu tư của ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo ra thế chủ động cho ngân hàng vạch ra các kế hoạch sử dụng vốn trong tương lai mang lại lợi thế kinh doanh cũng như lợi nhuận cho ngân hàng. Điều này còn thể hiện lợi thế cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng khác.

1.2.3.3 Cơ cấu tiền gửi

Cơ cấu nguồn huy động cũng là một nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến việc kinh doanh của ngân hàng, bởi nếu như ngân hàng huy động được nguồn dài hạn thì sẽ giúp cho ngân hàng có được sự chủ động trong sử dụng vốn, nhưng thường thì nguồn dài hạn trong các ngân hàng không lớn bằng các nguồn ngắn hạn. Còn nếu nguồn chủ yếu là ngắn hạn sẽ khiến cho ngân hàng khó vạch ra được kế hoạch kinh doanh một cách rõ ràng.

1.3 Kinh nghiệm gia tăng nguồn vốn huy động một số nước trên thế giới 1.3.1 Kinh nghiệm từ ngân hàng Nhật Bản

Về việc phát triển các hoạt động tài chính bán lẻ để gia tăng tài khoản khách hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn huy động

Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản đang nỗ lực mở rộng kinh doanh ở Việt Nam thông qua quan hệ với đối tác là Eximbank. Sumitomo Mitsui Financial Group Inc, công ty con của SMBC, đã cử các chuyên gia tài chính bán lẻ sang Việt Nam vào tháng 6/2011 để hỗ trợ Eximbank với hy vọng tăng số lượng tài khoản lên gấp đôi so với cùng kỳ năm trước vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, Eximbank sẽ tăng cường hệ thống dịch vụ bằng cách thiết lập các điểm phục vụ và tăng số lượng các máy rút tiền tự động (ATM) ở các khu công nghiệp tập trung nhiều công ty Nhật Bản. Theo SMBC, các nhân viên của các công ty Nhật Bản ở Việt Nam là những khách hàng tiềm năng trong khi rất nhiều người trong số họ lại không sử dụng tài khoản ngân hàng. SMBC tin rằng các tài khoản tiết kiệm trực tiếp có thể tạo ra chỗ đứng cho việc bán các sản phẩm tài chính.

Về việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động

Năm 2008, tại Nhật Bản, Jinbun Bank chính thức đi vào hoạt động, là ngân hàng ảo 100% đầu tiên trên thế giới. Jinbun Bank là ngân hàng liên doanh giữa Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ và công ty viễn thông KDDI, cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chỉ trên điện thoại di động. Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới phát triển thiết bị di động 3G và 90% thiết bị viễn thông trên nền tảng 3G. Ở Nhật Bản, gần 100% khách hàng đã sử dụng dịch vụ Ngân hàng di động.

Nguyên nhân của sự phát triển về công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ở Nhật Bản là nhờ vào sự phát triển của hạ tầng viễn thông ở nước này, cho phép ứng dụng công nghệ 3G-chuẩn viễn thông di động tiên tiến, hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao kết hợp nhận dạng giọng nói. Hiệu quả đem lại từ việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động rất lớn: đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên có liên quan, giúp ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, thông qua đó phổ biến hoạt động ngân hàng đến đông đảo khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng cũng như gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng.

1.3.2 Kinh nghiệm từ ngân hàng Australia (ANZ Bank)

Trong giai đoạn những năm 2001-2004 là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng thế giới: suy giảm kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, sự kiện chiến tranh tại Irac...Tất cả những yếu tố trên đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. ANZ bank cũng không tránh khỏi ảnh hưởng xấu của tình hình trên. Cũng trong giai đoạn này, sự sụt giảm của lãi suất thế giới dưới tác động của Cục dự trữ liên bang Mỹ với trên 11 lần cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ANZ Bank nói riêng và hệ thống ngân hàng thế giới nói chung. Điều này đã khiến ANZ Bank phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ. Trong bối cảnh tỷ giá đôla Mỹ so với đồng đôla Australia tương đối ổn định, ANZ đã nhận định rằng giảm lãi suất tất yếu sẽ kéo theo giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Australia nói riêng và thị trường thế giới nói chung hết sức gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra bị thu hẹp. Để đối phó với những khó khăn này, ANZ đã đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, bổ sung nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng gửi tiền.

Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đôla Mỹ của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của Ngân hàng.

Không chỉ trên hoạt động huy động vốn, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thế giới rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Nhận thấy những thế mạnh của các ngân hàng khác về quy mô hoạt động toàn cầu, về vốn, công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng...đã và đang chứng tỏ sẽ là đối thủ cạnh tranh của ANZ trong hiện tại và tương lai. Để đối phó với những khó khăn, thách thức trên, ANZ đã đề ra các chiến lược kinh doanh tức thì, điển hình là chiến lược tái cơ cấu ANZ Bank đến năm 2010 và được thực hiện ngay khi chiến lược được thông qua. Ngoài ra, ANZ cũng không ngừng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới.

Vị thế vững chắc của ANZ như hiện nay là minh chứng cho những nỗ lực trên. Qua đó cho ta thấy, trong thời buổi khó khăn và cạnh tranh mạnh mẽ, ngân hàng nào có chiến lược đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với những thách thức sẽ thắng cuộc.

1.3.3 Bài học cho các NHTM Việt Nam:

Hiện nay, các ngân hàng nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn bao gồm những ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế Việt Nam và thế giới cũng như áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Để đứng vững và ngày càng phát triển, gia tăng thị phần huy động vốn đòi hỏi các ngân hàng phải:

- Cần nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp để đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Chất lượng dịch vụ được nâng cao và thời gian xử lý giao dịch ngắn sẽ là một lợi thế trong cạnh tranh giữa các ngân hàng, muốn làm được điều đó thì việc phát triển đội ngũ bán hàng phải là yếu tố được chú trọng hàng đầu. Đồng thời luôn tìm hiểu và tiên đoán trước về các nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các ngân hàng cũng cần học cách thích nghi và thay đổi linh hoạt với mọi sự biến động của thị trường.

- Xây dựng một chiến lược Maketing phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu trên thị trường. Chiến lược này có thể thực hiện định kỳ hoặc theo từng sản phẩm, giúp khách hàng hiểu biết nhiền hơn về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ đó tiến tới sử dụng và trung thành với dịch vụ cung cấp.

- Không ngừng tìm kiếm và khai thác thị trường tiềm năng. Tùy theo năng lực tài chính của ngân hàng và điều kiện thực tế, ngân hàng cần mở rộng thị phần hoạt động thông qua việc khai thác các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước.

- Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng bán lẻ vì các dịch vụ này bên cạnh việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung còn góp phần gia tăng số lượng khách hàng, gia tăng số lượng tài khoản và từ đó góp phần gia tăng nguồn vốn huy động.

- Cung ứng các dịch vụ theo từng đối tượng khách hàng: Các ngân hàng cần nghiên cứu nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, nhóm khách hàng nhằm đưa ra các gói sản phẩm đa dạng, khép kín và đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Chính việc thiết kế các dịch vụ phù hợp với nhu cầu từng đối tượng khách hàng sẽ giúp các NHTM Việt Nam mở rộng được quy mô thị trường, tăng cường sự trung thành, gắn kết của các khách hàng đối với ngân hàng, từ đó gia tăng chất lượng các dịch vụ và tăng thu tài chính.

- Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các sản phẩm ngân hàng mang tính công nghệ cao, điển hình như các sản phẩm ngân hàng di động. Tuy nhiên để phát triển thành công các loại hình sản phẩm này, cần phải có các điều kiện chủ quan từ phía ngân hàng và các điều kiện khách quan từ nền kinh tế, từ sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ thông tin của quốc gia, các chính sách và điều kiện pháp lý từ phía chính phủ và ngân hàng trung ương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1



Chương 1 giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong đó luận văn đã đưa ra khái niệm về nguồn vốn huy động, các hình thức huy động vốn của NHTM.

Ngoài ra, chương 1 của luận văn cũng tìm hiểu về chi phí và rủi ro trong công tác huy động vốn, các yếu tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi, trình bày về kinh nghiệm hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của một số nước trên thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam.

Trên nền tảng những cơ sở lý luận của chương 1, sang chương 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình huy động vốn của BIDV trong những năm qua từ đó đưa ra những nhận định cũng như tìm ra những nguyên nhân, hạn chế làm cơ sở đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giúp cho nguồn vốn huy động của BIDV ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu hệ thống ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

-Thực hiện cổ phần hóa chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 1/5/2012

Trải qua 56 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng lớn ở Việt Nam với qui mô không ngừng mở rộng và tăng trưởng bền vững; khẳng định được vai trò chủ lực và thế mạnh trong việc cho vay vốn phục vụ đầu tư phát triển, góp phần Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn: 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn:

Nguồn vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh ngân hàng. Vốn huy động tăng, ngân hàng đẩy mạnh cho vay trên cơ sở sử dụng an toàn và hiệu quả đồng vốn. Trong những năm qua, BIDV đã rất quan tâm đến công tác huy động vốn, đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn từ các nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội bao gồm huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá, tiết kiệm tích lũy bảo an,…Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên từ 251.924 tỷ đồng năm 2010 đến 356.610 tỷ đồng năm

2013 tăng 7,7% so với năm 2012 vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 đặt ra đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống.

Bảng 2.1. Kết quả huy động của BIDV giai đoạn 2010-2013

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 1 Tổng nguồn vốn huy động 251.924 244.838 331.116 356.610 2 Cơ cấu huy động vốn

-Theo sản phẩm

Tiền gửi thanh toán 52.363 43.655 56.104 57.394

Tiền gửi có kỳ hạn 98.316 74.168 96.459 96.356

Tiền gửi tiết kiệm 94.022 122.685 150.497 185.152

Giấy tờ có giá 7.223 4.330 28.056 17.708

-Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 52.541 43.733 56.104 57.593

Có kỳ hạn và GTCG 199.383 201.105 275.012 299.017

-Theo đối tượng khách hàng

HĐV từ KH DN 151.560 116.040 155.523 161.437

HĐV từ KH CN 100.364 128.798 175.593 195.173

-Theo loại tiền

VND 212.170 211.655 304.568 332.646

Đồ thị 2.1 Huy động vốn BIDV giai đoạn 2010-2013 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng:

Trong những năm gần đây, thị phần tín dụng của BIDV luôn đứng thứ ba trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam và đã khẳng định vị thế của BIDV trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Ngân hàng đã nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ trong công tác tài trợ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ 2014 Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)