Giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 110)

Các ban ngành của tỉnh kết hợp với các cơ sở sản xuất làng nghề cần đánh giá lại công nghệ và sản phẩm truyền thống, những nét độc đáo bằng đúc kết, phân tích trên cơ sở khoa học, từ đó có chính sách bảo tồn. Những công nghệ, sản phẩm lạc hậu không còn phù hợp nữa thì thay thế bằng công nghệ và sản phẩm mới.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề đổi mới và đầu tƣ về chiều sâu các máy móc, thiết bị công nghệ. Nghiên cứu, đề xuất các phƣơng pháp hiện đại hóa công nghệ truyền thống, theo phƣơng châm kết hợp hợp lý giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền. Từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu trong quy trình sản xuất, qua đó sẽ có điều kiện để nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm trong các làng nghề (nhƣ khâu ssaays, tẩm trong công đoạn xử lý gỗ nguyên liệu trong các làng mộc mỹ nghệ, luyện cán kéo thép, đúc thủy lực, dệt máy…)

- Thực hiện chính sách ƣu đãi tín dụng đối với các làng nghề sản xuất các sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có nhu cầu vay vốn để đổi mới thiết bị, công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhà nƣớc có kế hoạch hỗ trợ về tƣ vấn pháp lý dịch vụ tƣ vấn về quản lý kinh doanh, cung cấp thông tin và chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Hàng năm có kế hoạch tạo nguồn vốn phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ của Tỉnh đầu tƣ cho chƣơng trình đổi mới công nghệ nâng

103

cao chất lƣợng sản phẩm, nhất là hỗ trợ vốn trang bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng thiết kế chế tạo và cải tiến các mẫu mã sản phẩm truyền thống. Nhà nƣớc có những chính sách cụ thể trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Tuyên truyền sâu rộng, vận động hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất, các hộ cá thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ kịp thời về thông tin, về các điều kiện kỹ thuật để từ đó các cơ sở có kế hoạch giải quyết xử lý nhằm giảm thiểu các tác hại đối với môi trƣờng từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác Nhà nƣớc có thể có kế hoạch hỗ trợ, thông qua việc quy hoạch xây dựng các vùng công nghiệp nhỏ và vừa mang tính tập trung với các trang bị về cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Từ đó sẽ dễ dàng cho công tác kiểm soát mức độ ô nhiễm, xử lý chất thải bảo vệ môi trƣờng.

- Khuyến khích các cơ sở kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ mới để làm tăng độ tinh xảo và hiện đại của sản phẩm, nhƣ xây dựng trung tâm xử lý gỗ để sản phẩm phù hợp với các điều kiện thời tiết và khí hậu ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Do khả năng về vốn của các cơ sở tại các làng nghề còn hạn chế nên cần lựa chọn những công nghệ phù hợp, cần ít vốn đầu tƣ, sử dụng nhiều lao động nhƣng ít gây ô nhiễm.

- Việc lựa chọn công nghệ và đổi mới công nghệ sản xuất cho các làng nghề cần đƣợc nghiên cứu tỉ mỉ, và có bƣớc đi hợp lý phù hợp với năng lực về vốn và tay nghề của ngƣời lao động. Các ngành nghề thủ công truyền thống cần coi trọng.

3.4.8 Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm

- Tỉnh sẽ hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh nói chung và ở các làng nghề nói riêng, có những cơ hội tốt nhất trong công tác tìm kiếm, tiếp cận và mở rộng khai thác các thị trƣờng trong nƣớc và ở nƣớc ngoài. Tạo cơ hội cho các làng nghề đƣợc giao lƣu trong môi trƣờng thƣơng mại thông thoáng, thành lập các tổ chức xúc tiến thƣơng mại, thành lập các hiệp hội ngành nghề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Sở Công nghiệp Tỉnh có kế hoạch phối hợp với các HTX, các huyện, thị xã

104

hƣớng dẫn tổ chức cho các làng nghề, ngành nghề để có điều kiện tăng cƣờng them sức mạnh trong sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ trong thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm. Nhất là ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Tổ chức tốt các hội chợ, triển làm giới thiệu các sản phẩm truyền thống của địa phƣơng.

- Có kế hoạch tổ chức tốt công tác tiếp thị, thông tin dự báo thị trƣờng (cả thu mua nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm). Từ đó có cơ sở để chống ép cấp, ép giá đối với sản phẩm của các làng nghề. Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khi tham gia vào các hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề sẽ đƣợc tạo điều kiện thuận lợi nhƣ đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề.

- Để thực hiện tốt chính sách bảo hộ hợp lý đối với các hoạt động của các làng nghề và làm lành mạnh hóa thị trƣờng trong Tỉnh Bắc Ninh nói chung và trong Thị xã Từ Sơn nói riêng. Các cơ quan chức năng có liên quan tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý thị trƣờng, kiên quyết chống các hành vi buôn lậu, làm hàng giả, chống gian lận thƣơng mại.

- Trong những năm tới, trƣớc mắt thực hiện các tiêu chí, kế hoạch về công tác cung ứng nguyên liệu gỗ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Tỉnh để khi xuất sản phẩm tránh đánh thuế chồng chéo. Công ty xuất nhập khẩu Tỉnh có kế hoạch tìm kiếm thị trƣờng, tập trung cho việc sản xuất các hàng hóa sản phẩm địa phƣơng, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng nông sản thực phẩm…

- Sở Công nghiệp phối hợp với hội đồng liên minh các HTX, các huyện (thị) trong Tỉnh. Trƣớc hết UBND Thị xã Từ Sơn xem xét đề nghị của các tổ chức, cá nhân đứng ra làm nhiệm vụ cung ứng nguyên liệu gỗ cho hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, việc tìm kiếm,mở rộng và đa dạng thủ công thị trƣờng là nhân tố có ý nghĩa quyết định thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xúc tiến thƣơng mại của Từ Sơn, của tỉnh Bắc Ninh, cũng nhƣ của chính phủ trong việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ quốc tế và tiếp cận các thị trƣờng mới.

105

Đầu tƣ xây dựng các khu trƣng bày giới thiệu sản phẩm của các làng nghề tại thành phố Bắc Ninh , tạo điều kiện quảng bá giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong quy hoạch chi tiết các CCN, điểm công nghiệp làng nghề cần dành một diện tích hợp lý để bố trí xây dựng khu trƣng bày để quảng bá thƣơng hiệu và sản phẩm của ngay chính làng nghề, ngành nghề ấy.

Hỗ trợ 50% kinh phí cho các doanh nghiệp cơ sở sản xuất tại nông thôn tham gia hội chợ triển lãm thƣơng mại ở nƣớc ngoài, hỗ trợ 100% kinh phí cho mỗi làng nghề khi tham gia hội trợ triển lãm thƣơng mại trong nƣớc.

Thành lập hiệp hội làng nghề, nhƣ hội sắt thép, hội gỗ, hội dệt để tăng sức mạnh trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ quan thƣơng mại thuộc Trung ƣơng và tỉnh cần tăng cƣờng thông tin dự báo thị trƣờng trong và ngoài nƣớc đầy đủ, kịp thời cho làng nghề. Tạo mọi điều kiện cho làng nghề nâng cao sức cạnh tranh để hòa nhập vào thị trƣờng khu vực và thế giới.

Các ban ngành của Bắc Ninh và Từ Sơn đẩy mạnh hỗ trợ cho các làng nghề thực hiện các dự án công nghệ thông tin, xây dựng trang web đế đăng tải thông tin và quảng bá sản phẩm làng nghề đồng thời mở rộng hình thức kinh doanh thƣơng mại điện tử.

3.4.9 Phát triển không gian đô thị ở các làng nghề truyền thống

Những năm qua các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện có sự tăng trƣởng cao, nhƣ ở xã Châu Khê với làng nghề sắt thép, xã Đồng Quang với làng nghề mộc mỹ nghệ, hay đa nghề ở xã Đình Bảng, Tân Hồng, Đồng Nguyên. Kèm theo đó là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề kinh tế, xã hội nhƣ thiếu mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trƣờng khu vực làng nghề, khó khăn đáp ứng cơ sở hạ tầng, ngƣời lao động từ nơi khác đến làm việc ... Trƣớc thực trạng đó, để đảm bảo sự phát triển của làng nghề trong quá trình đô thị hóa hiện nay, đƣợc sự nhất trí của UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Từ Sơn đã lập đề án thành lập Thị xã Từ Sơn. Ngày 31/5/2007 Bộ Xây dựng đã công nhận Từ Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV (tƣơng đƣơng đơn vị hành chính cấp thị xã) và

106

huyện đang hoàn thiện thủ tục thành lập phƣờng, đặt tên đƣờng phố để chuyển huyện thành thị xã vào năm 2008. Theo quy hoạch đƣợc phê duyệt các làng nghề truyền thống phát triển, có tốc độ đô thị hóa nhanh sẽ chuyển đổi thành phƣờng nhƣ: Phƣờng Đồng Kỵ, Trang Hạ (nghề mộc mỹ nghệ), phƣờng Châu Khê (sắt thép), phƣờng Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tân Hồng (đa nghề) và phƣờng Đông Ngàn (thƣơng mại, dịch vụ) nằm trong khu vực nội thị với diện tích đất tự nhiên là 3.208,19 ha, còn các xã còn lại nằm khu vực ngoại thị gồm xã Tam Sơn, Phù Khê, Hƣơng Mạc, Tƣơng Giang, Phù Chẩn với diện tích là 2.925,04 ha, đây là là khu vực tập trung phát triển các làng nghề mới, các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề vừa hỗ trợ sản xuất và giải quyết mặt bằng cho các làng nghề truyền thống khi chuyển đổi sang đơn vị hành chính từ làng, xã thành phố, phƣờng.

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Từ Sơn năm 2006, dân số toàn huyện là 143.843 ngƣời, trong đó dân số khu vực đô thị gồm 7 phƣờng nội thị là 91.445 ngƣời [4]. Dự kiến đến năm 2010 dân số toàn huyện là: 168.009 ngƣời, trong đó dân số khu vực nội thị là 117.781 ngƣời, đất xây dựng đô thị là 1.694 ha. Đến năm 2020 dân số toàn huyện là: 208.331 ngƣời, trong đó dân số khu vực nội thị là 163.716 ngƣời, đất dành cho xây dựng đô thị là 2.115 ha.

107

Bảng 3.1 Quy hoạch sử dụng đất đô thị Từ Sơn đến năm 2020

ĐVT: ha TT Danh mục sử dụng đất Năm

2006 2010 2020 Tổng diện tích đất tự nhiên toàn đô thị 6.133,23 6.133,23 6.133,23 I Tổng diện tích đất tự nhiên nội thị 3.208,19 3.208,19 3.208,19 A Đất xây dựng đô thị 1.032,04 1.694,00 2.115,00 1 Đất dân dụng 735,88 1.168,00 1.490,00 1.1 Đất ở 373,52 584,00 790,00 1.2 Đất công trình công cộng 62,30 105,00 125,00 1.3 Đất cây xanh – TDTT 71,98 140,00 155,00 1.4 Đất giao thông nội thị 228,08 339,00 420,00 2 Đất ngoài dân dụng 296,16 526,00 625,00 2.1 Đất CN – TTCN 116,72 265,00 330,00 2.2 Đất cơ quan, trƣờng chuyên nghiệp 119,58 140,00 140,00 2.3 Đất an ninh quốc phòng 1,23 1,23 1,23 2.4 Đất di tích lịch sử 12,89 30,00 30,00 2.5 Đất giao thông đối ngoại 42,78 74,00 74,00 2.6 Đất đầu mối hạ tầng 2,96 15,77 49,77 B Đất khác 710,94 685,00 610,00 C Đất nông nghiệp 1.465,21 829,19 483,19 II Tổng diện tích đất tự nhiên ngoại thị 2.925,04 2.925,04 2.925,04 A Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật đô thị 42,89 70,00 100,00 B Đất khác 2.882,15 2.855,04 2.825,04

108

3.4.10 Giải pháp về kết cấu hạ tầng

Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là nội dung quan trọng đáp ứng sự phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa, góp phần mở rộng sản xuất, trao đổi hàng hóa giữa các vùng và các địa phƣơng, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân cƣ. Một số giải pháp kết cấu hạ tầng chủ yếu là:

- Đối với đƣờng giao thông: Đẩy mạnh khảo sát, quy hoạch đồng bộ hệ thống giao thông khu vực làng nghề, nâng dần tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa, mở rộng đƣờng liên xã, trục xã mặt cắt rộng từ 12-22,5m, đƣờng liên thôn, trục thôn mặt cắt rộng từ 6-9m. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng mới với cải tạo, duy trì và bảo dƣỡng đƣờng xá. Hạn chế không để các phƣơng tiện trở quá trọng tải đi vào để bảo vệ đƣờng và tránh ùn tắc giao thông.

- Đối với hệ thống điện: Nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt rất lớn, trong khi mạng lƣới điện chƣa đáp ứng đủ nhu cầu do vậy cần hoàn thiện và mở rộng hệ thống điện đến các làng nghề. Về kỹ thuật cần hoàn thiện các trạm hạ thế, đƣờng dây tải điện, đảm bảo cung cấp ổn định và giảm tiêu hao điện năng, đặc biệt đáp ứng nhu cầu sử dụng lớn ở các làng nghề sản xuất sắt thép. Tiến hành phân cấp quản lý và khai thác đƣờng giao thông, tăng cƣờng vai trò quản lý của các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã, thôn, thực hiện quy chế dân chủ, công khai trong đóng góp và chi tiêu việc nâng cấp và xây dựng đƣờng giao thông.

- Đối với hệ thống thông tin liên lạc: Tăng cƣờng đầu tƣ nâng cấp các công trình, đổi mới thiết bị tại các trung tâm bƣu điện, cung cấp đƣờng truyền internet tốc độ cao (ADSL), truyền hình cáp, cung cấp thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là thông tin về thị trƣờng, công nghệ để giúp các cơ sở sản xuất nâng cao kiến thức và nắm bắt kịp thời những thông tin về kinh tế thị trƣờng, tạo những trang Web nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của làng nghề.

- Hệ thống cấp, thoát nƣớc: Quy hoạch và xây dựng các công trình cấp, thoát nƣớc, xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Xây dựng mới theo nguyên tắc kết hợp xây dựng với các công trình giao thông, thủy lợi nhằm đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ cho cả vùng, trong đó có làng nghề truyền thống. Đồng thời tuyên

109

truyền, giáo dục ngƣời dân và các cơ sở sản xuất về quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng, vận động đóng góp đầu tƣ một phần xây dựng kinh phí công trình. UBND huyện sẽ nâng cấp nhà máy nƣớc hiện có từ 3.000 m3/ngày đêm lên 10.000 m3/ngày đêm và xây dựng nhà máy xử lý nƣớc mặt với công xuất 20.000 m3/ngày đêm lấy từ sông Đuống.

- Đối với hệ thống y tế, giáo dục: Đây là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực và chất lƣợng nguồn nhân lực ở làng nghề. Vì vậy phải tăng cƣờng đầu tƣ và củng cố hệ thống trƣờng học, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở nhà làm nghề. Đặc biệt phát triển các trung tâm, trƣờng dạy nghề hƣớng nghiệp góp phần tạo nguồn lao động và bảo tồn, phát triển làng nghề. Đối với các cơ sở y tế cần tằng cƣờng đầu tƣ xây dựng trạm xá, các cơ sở y tế thôn và năng lực khám chữa bệnh, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân làng nghề, nhất là những làng nghề truyền thống bị ảnh hƣởng ô nhiễm môi trƣờng.

- Đối với các công trình hạ tầng xã hội: Đầu tƣ xây dựng khu trung tâm thƣơng mại, dịch vụ và đồ gỗ mỹ nghệ tại làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, xã Đồng Quang. Từng bƣớc hoàn thiện các công trình phúc lợi công cộng nhƣ bến xe khách, sân vận động, nhà thi đấu đa năng, quảng trƣờng trung tâm, khu công viên cây xanh, vƣờn hoa công cộng ...

Vậy cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng, là điều kiện cho sự phát triển các làng nghề truyền thống nói riêng và kinh tế nói chung. Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, do vậy ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc, địa phƣơng

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)