Đa dạng hóa kinh tế nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 42)

Làng nghề truyền thống đƣợc hình thành lâu đời trong lịch sử, trải qua một thời kỳ dài sản xuất tự túc, tự cấp. Ngày nay cùng với công cuộc đổi mới của đất nƣớc, chuyển đổi sang nền sản xuất hàng hóa thì làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội ở nông thôn. Hình thành và phát triển nền sản xuất hàng hóa đa dạng các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Ngoài ra nó còn kéo theo sự phát triển của nhiều nghề khác nhƣ thƣơng mại, dịch vụ, vận tải, thông tin liên lạc ...

35

Phát triển làng nghề truyền thống góp phần đa dạng hóa kinh tế nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn. Do sự phát triển sản xuất và mở rộng thị trƣờng làm hình thành nên các trung tâm giao lƣu, buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa. Vì vậy có thể thấy ngay ở một làng nghề phát triển thì hình thành ở đó phố chợ sầm uất. Chính nhờ có quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp qúa trình đô thị hóa diễn ra “từ làng ra phố”. Từ đó hình thành cụm dân cƣ với lối sống đô thị ngày một rõ nét. Nông thôn thay đổi và từng bƣớc đƣợc đô thị hóa qua việc xuất hiện các thị trấn, thị tứ. Vậy phát triển làng nghề truyền thống thúc đẩy đô thị hóa nông thôn, đây là một xu hƣớng tất yếu, thể hiện trình độ phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.

1.5.7 Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa dân tộc

Quá trình đô thị hóa hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ ở nƣớc ta, nhƣng do thực hiện công cuộc đô thị hóa không hài hòa giữa các vùng dân cƣ, các vùng kinh tế chiến lƣợc của đất nƣớc làm cho đời sống văn hóa bị ảnh hƣởng xấu. Đi cùng với quá trình đô thị hóa là sự ảnh hƣởng của các trào lƣu văn hóa du nhập từ các nƣớc khác nhau. Trong đó cũng có các văn hóa có nội dung không lành mạnh, không phù hợp và có tác động xấu đến văn hóa, thuần phong, mỹ tục của đất nƣớc. Vì vậy khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình CNH-HĐH và đô thị hóa ở nƣớc ta.

Lịch sử phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời là sự biểu hiện chung nhất bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống làm ra là sự kết tinh, sự giao lƣu và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của dân tộc. Những sản phẩm đó mang nét đặc sắc riêng, đặc tính của mỗi làng nghề. Với những đặc điểm ấy chúng không chỉ còn là hàng hóa đơn thuần mà đã trở thành sản phẩm văn hóa có tính nghệ thuật cao và đƣợc coi là biểu tƣợng nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nghề truyền thống, đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ là những di sản quý giá mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thế hệ sau.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 42)