Phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 34)

1.4.1. Quan niệm về phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một thuật ngữ đƣợc toàn thế giới sử dụng rộng rãi, do tầm quan trọng mà khái niệm phát triển bền vững vẫn đƣợc tiếp tục sửa đổi, mở rộng và sàng lọc.

Theo Ủy ban quốc tế về Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hợp Quốc năm 1997 đã định nghĩa: Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi, trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hƣớng đầu tƣ, hƣớng phát triển của công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng về nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của con ngƣời.

Hội nghị thƣợng đỉnh về trái đất năm 1992 tại Rio de Janeiro đƣa ra định nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững là: Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trƣơng lai.

Phát triển bền vững cũng có thể đƣợc gọi bằng cách khác là phát triển “bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển cân bằng lợi ích của các nhóm ngƣời trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, thực hiện điều này đồng thời trên cả ba lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại với nhau, đó là kinh tế, xã hội và môi trƣờng [10].

27

1.4.2. Phát triển bền vững làng nghề

Trên cơ sở lý luận về tăng trƣởng và phát triển, tôi cho rằng phát triển làng nghề là sự tăng lên về quy mô làng nghề và phải đảm bảo đƣợc hiệu quả sản xuất của làng nghề.

Sự tăng lên về quy mô làng nghề đƣợc hiểu là sự mở rộng về sản xuất của từng làng nghề và số lƣợng làng nghề đƣợc tăng lên theo thời gian và không gian (làng nghề mới), trong đó làng nghề cũ đƣợc củng cố, làng nghề mới đƣợc hình thành. Từ đó giá trị sản lƣợng của làng nghề không ngừng đƣợc tăng lên, nó thể hiện sự tăng trƣởng của làng nghề. Sự phát triển làng nghề phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển làng nghề còn yêu cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, quy hoạch, sử dụng các nguồn lực nhƣ tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất ... đảm bảo hợp lý có hiệu quả, nâng cao mức sống cho ngƣời lao động, không gây ô nhiễm môi trƣờng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc...

1.4.2.1. Khái niệm phát triển bền vững làng nghề

Phát triển bên cạnh thu nhập bình quân đầu ngƣời còn bao gồm nhiều khía cạnh khác. Sự tăng trƣởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hoá, sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của sự phát triển. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng nhƣ quyền công dân. Phát triển còn đƣợc định nghĩa là sự tăng trƣởng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trƣờng.

Phát triển bền vững là quan niệm mới của sự phát triển. Nó lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trƣờng: đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không phƣơng hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của tƣơng lai. Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho sản xuất ra của cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô

28

nhiễm, cạn kiệt tài nguyên và nghèo đói. Cần phải để cho các thế hệ tƣơng lai đƣợc thừa hƣởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dƣới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Tăng thu nhập kết hợp với các chính sách môi trƣờng và thể chế vững chắc có thể tạo cơ sở cho việc giải quyết cả hai vấn đề môi trƣờng và phát triển. Điều then chốt đối với phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà sản xuất khác đi, sản xuất phải đi đôi với việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng [10].

1.4.2.2. Nội dung phát triển bền vững làng nghề

Trên cơ sở lý luận về phát triển và phát triển bền vững, chúng ta thấy: Phát triển làng nghề là sự tăng lên về qui mô làng nghề và phải đảm bảo đƣợc hiệu quả sản xuất của các làng nghề..

Sự tăng lên về qui mô các làng nghề đƣợc hiểu là sự mở rộng về sản xuất của từng làng nghề và số lƣợng ngành nghề đƣợc tăng lên theo thời gian và không gian, trong đó làng nghề đƣợc củng cố, làng nghề mới đƣợc hình thành. Từ đó giá trị sản lƣợng của các làng nghề không ngừng đƣợc tăng lên, nó thể hiện sự tăng trƣởng của các làng nghề.

Sự phát triển của các làng nghề yêu cầu sự tăng trƣởng phải đảm bảo hiệu quả kinh, tế xã hội và môi trƣờng.

Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển các làng nghề còn yêu cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, qui hoạch; sử dụng các nguồn lực nhƣ tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất, thị trƣờng cung cấp nguyên liệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hợp lý có hiệu quả; nâng cao mức sống cho ngƣời lao động; không gây ô nhiễm môi trƣờng; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc...

* Phƣơng hƣớng

- Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh. Đồng thời, cần có chính sách đầu tƣ liên kết, hợp tác giữa các làng nghề với nhau, giữa làng nghề với cụm

29

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và với các doanh nghiệp công nghiệp lớn để hợp tác gia công và tiêu thụ sản phẩm.

- Xác định phát triển làng nghề là góp phần tạo việc làm cho ngƣời lao động ngay tại địa phƣơng, và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo quan điểm "Ly nông bất ly hƣơng".

- Cần hình thành các khu sản xuất tập trung ở các làng nghề để tạo thuận lợi về kết cấu hạ tầng, mặt bằng... cho các cơ sở sản xuất đầu tƣ mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh.

- Phát triển làng nghề cần theo hƣớng đa dạng hóa hình thức sở hữu, mô hình tổ chức sản xuất, ƣu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp với công nghệ cổ truyền trong các làng nghề.

- Song song với phát triển làng nghề, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trƣờng nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững; do đó cần tập trung di dời các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm (không khí, nƣớc, tiếng ồn) nằm xen kẽ trong khu dân cƣ đến các khu sản xuất tập trung để xử lý vấn đề ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

- Phát triển làng nghề phải xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng, sản phẩm của làng nghề phải có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại đƣợc sản xuất trong nƣớc và sản phẩm nhập khẩu của nƣớc ngoài.

* Giải pháp

Việc giữ gìn và phát huy giá trị của các làng nghề ngoài ý nghĩa kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch. Do đó, để tiếp tục khai thác tiềm năng và phát triển làng nghề Bắc Ninh theo hƣớng bền vững, thiết nghĩ cần nhanh chóng thực hiện một số giải pháp sau:

- Tiến hành quy hoạch các làng nghề truyền thống, có các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tạo điều kiện cho các cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh. Cần quan tâm tới quy hoạch hạ tầng cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với làm tốt công tác bảo vệ môi trƣờng.

30

- Có kế hoạch, lộ trình để từng bƣớc tiến tới thực hiện triệt để việc tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cƣ, quy hoạch xây dựng hợp lý khu công nghiệp làng nghề mới và có kế hoạch quản lý tốt môi trƣờng, nhƣ: đề ra những quy định về quản lý bảo vệ môi trƣờng và an toàn lao động trong các làng nghề; định mức và thu lệ phí môi trƣờng đối với các hộ, tổ sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trƣờng của xã. Thành lập đội quản lý vệ sinh môi trƣờng của làng nghề kiểm tra thƣờng xuyên tình trạng môi trƣờng trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải, xử lý bụi giao thông. Có chế tài xử lý thật mạnh đối với những cơ sở không tuân thủ nghiêm túc việc bảo vệ môi trƣờng. Chẳng hạn nhƣ cắt điện, không cho vay vốn... đối với các cơ sở này.

- Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng cho các chủ sản xuất, ngƣời lao động và nhân dân, kết hợp với thanh tra xử phạt thích đáng đối với những trƣờng hợp vi phạm các quy định về môi trƣờng.

- Triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm lƣợng chất thải. Từng bƣớc hoàn phục môi trƣờng ở khu dân cƣ, trả lại cảnh quan sạch đẹp cho làng, xã. Đối với các lò đúc, cán, ủ kim loại, cần xây dựng hệ thống xử lý bụi và khí SO2 bằng tháp rửa, dùng dung dịch nƣớc vôi, quy định các bãi tập kết xỉ than, xỉ kim loại để sử dụng làm vật liệu san nền. Đối với những xƣởng mạ kẽm cần xây dựng hệ thống bể xử lý nƣớc thải đơn giản, các thùng chứa a-xít, hóa chất mạ phải đƣợc bảo quản đúng quy định, xử lý nƣớc thải mạ theo phƣơng pháp kết tủa, huyền phù sau đó lắng và lọc bùn.

- Xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề theo hƣớng phải bảo đảm đủ các tiêu chí về điện, nƣớc, hệ thống xử lý chất thải và có diện tích mặt bằng thuận lợi cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Liên quan vấn đề này, tỉnh cần có những chính sách ƣu đãi nhƣ: Hỗ trợ tiền vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con em bị thu hồi đất, chú trọng đƣa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trƣờng ngoài nƣớc, tạo điều kiện cho các cơ sở yên tâm làm ăn lâu dài.

31

- Cuối cùng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Trong đó chú ý các chính sách thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào việc phát triển các làng nghề. Ƣu tiên giải quyết mặt bằng phù hợp cho các loại hình sản xuất trong làng nghề gắn với các cụm công nghiệp.

1.5. Vai trò của LNTT đối với việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội

Sự tồn tại và phát triển của các LNTT có một vai trò rất to lớn, ảnh hƣởng đến sự phát triển về mọi mặt kinh tế - văn hóa – xã hội, môi trƣờng, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của làng, xã, của vùng và rộng hơn là của cả nƣớc, nhất là trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nhƣ hiện nay.

1.5.1 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đô thị hóa trên thế giới đƣợc bắt đầu từ cách mạng thủ công nghiệp, sau đó là sự phát triển của công nghiệp hay công nghiệp hóa là cơ sở để phát triển đô thị. Đối với nƣớc ta đang trong giai đoạn CNH-HĐH, thì phát triển làng nghề có vai trò tích cực làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao, tạo ra cơ cấu kinh tế mới hợp lý và hiện đại ở nông thôn, chuyển nền kinh tế nông thôn với cơ cấu thuần nông, sản xuất tự túc, tự cấp là chủ yếu sang nền kinh tế nông thôn CNH với cơ cấu thu nhập của dân cƣ nông thôn bằng các nguồn lợi từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông nghiệp. Với mục tiêu này, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn càng đƣợc thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp và cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong quá trình vận động và phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.. Quá trình này thấy rõ ở các vùng ven đô thị lớn và có nghề truyền thống phát triển. Do từng bƣớc đƣợc tiếp cận với nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời lao động cũng dần dần hình thành

32

lối sống công nghiệp. Cho đến nay sự phát triển của làng nghề truyền thống đã làm cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề có công nghiệp và dịch vụ chiếm từ 60-80%, trong khi nông nghiệp chiếm 20-40%.

1.5.2. Tăng giá trị tổng sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân

Sự phục hồi và phát triển các làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Với quy mô nhỏ bé, đƣợc phân bố rộng khắp ở các vùng nông thôn, hàng năm các làng nghề luôn sản xuất ra một khối lƣợng sản phẩm khá lớn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phƣơng nói riêng. Năng lực sản xuất, kinh doanh của các làng nghề là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn. Tuy không có số liệu tổng quát nhƣng số liệu của một số làng nghề, một số địa phƣơng đã nói lên sự đóng góp của làng nghề trong việc làm tăng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa.

1.5.3 Giải quyết việc làm

Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho dân cƣ nông thôn là vấn đề quan trọng. Hiện nay ở nƣớc ta đang diễn ra đô thị hóa nhanh, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, các khu công nghiệp, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ ... đã làm trung bình mỗi năm có khoảng 80-100 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi trong khi đó đất canh tác lại bị hạn chế bởi giới hạn tự nhiên và kéo theo khoảng 1,5-2 triệu ngƣời mất việc làm [7] - đây là thách thức lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Sức ép về việc làm, thu nhập đã thúc đẩy ngƣời nông dân di cƣ đến các thành phố, nơi thƣờng xuyên có nhu cầu lao động, đặc biệt là lao động giản đơn. Do vậy giảm tỷ lệ thất nghiệp là vấn đề thời sự của hầu hết các đô thị.

Một trong những giải pháp mang tính chiến lƣợc là phát triển những làng nghề truyền thống ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú, có khả năng phát triển rộng khắp trong nông thôn, góp phần tích cực giải quyết một phần lao động địa phƣơng, trong đó có cả những ngƣời bị mất đất trong quá trình đô thị hóa có điều kiện chuyển đổi sang ngành nghề khác. Những năm gần đây, các làng

33

nghề truyền thống đã thu hút đƣợc nhiều lao động, chủ yếu lực lƣợng lao động nông thôn, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động.

Sự phát triển của làng nghề truyền thống không chỉ thu hút lao động trong gia

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)