* Tình hình phát triển làng nghề ở Việt Nam
Nghề truyền thống ở nƣớc ta xuất hiện từ rất sớm. Từ thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I trƣớc công nguyên đến đầu thế kỷ X) ngoài sản xuất nông nghiệp đã hình thành và phát triển các làng nghề TTCN. Các làng nghề này chủ yếu sản xuất các công cụ và vật dụng làm bằng sắt, đồng, giấy, thủy tinh, mộc, xây dựng...
Vào thế kỷ IV, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của Ấn Độ, ngƣời Việt Nam đã thổi những bình, bát thủy tinh nhiều màu sắc. Dƣới thời Ngô đô hộ, hàng nghìn thợ thủ công Việt Nam bị bắt đƣa sang Trung Quốc để xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).
Vào thời kỳ Lý-Trần (thế kỷ X-XIV) ngoài việc phát triển nông nghiệp nhƣ khai hoang vùng ven biển, củng cố đê điều thì TTCN và thƣơng nghiệp cũng đƣợc triều đình chú trọng phát triển. Nổi bật nhất là nghề dệt ở vùng Thăng Long, nghề
41
gốm ở Bát Tràng, nghề đúc đồng Đại Bái, Đê Cầu, Đông Mai (Bắc Ninh), làng rèn sắt Vân Chang (Nam Định)...
Thời kỳ hậu Lê đến nhà Nguyễn, nông nghiệp phục hồi phát triển tạo điều kiện cho nghề TTCN phát triển mạnh và rộng khắp. Thời kỳ này riêng ở vùng đồng bằng sông Hồng có hàng trăm nghề nhƣ nghề dệt phát triển mạnh ở Hà Nội và Hà Tây, đúc đồng ở Ngũ Xã - Hà Nội, chế tác vàng bạc ở Châu Khê - Hải Dƣơng, chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình, dát vàng quỳ Kiêu Kỵ - Hà Nội, gốm Hƣơng Canh - Vĩnh Phúc, gốm sứ Quan Cậy - Hải Dƣơng, sắt Đa Hội - Bắc Ninh.
Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) các ngành nghề phát triển phong phú hơn, các sản phẩm gốm, tơ lụa không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc mà còn đƣợc đem ra trao đổi với các thƣơng nhân nƣớc ngoài nhƣ: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc...
Thời kỳ Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) nhiều sản phẩm công nghiệp xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam, cạnh tranh và chiếm ƣu thế về chất lƣợng và công nghệ làm cho một số nghề truyền thống bị mai một và thất truyền. Nhƣng mặt khác lại kích thích một số ngành nghề khác phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Cũng trong thời kỳ này, một số nghề mới đƣợc du nhập từ Pháp và một số nƣớc khác.
Theo Nguyễn Huy Phúc, thời gian này TTCN Việt Nam có khoảng 102 phƣơng pháp công nghệ khác nhau, trong đó có 44 loại công nghệ cổ truyền, 42 loại công nghệ mới du nhập và 16 loại công nghệ kết hợp. Các nghề mới xuất hiện và du nhập vào đầu thế kỷ XX nhƣ tráng gƣơng bằng bạc, bàn ghế mây, chế biến trà...
Giai đoạn từ hoà bình lập lại đến trƣớc những năm 1986 (Miền Nam từ 1976- 1996) giai đoạn này các làng nghề đƣợc chú trọng phát triển và thị trƣờng chủ yếu là các nƣớc Đông Âu. Mọi cá nhân, hộ làm ngành nghề đƣợc vận động vào làm trong các tổ hợp tác, các hợp tác xã. Đồng thời để hỗ trợ cho ngành nghề phát triển, nhà nƣớc còn hình thành các xí nghiệp công tƣ xuất nhập khẩu để thu mua, trao đổi hàng hoá lấy sản phẩm trong các ngành nghề để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Vào năm 1986-1987 kim ngạch xuất khẩu đạt 246 triệu Rúp - Đôla. Ngành nghề TTCN phát
42
triển đã thu hút hàng triệu lao động nhƣ ở Hà Tây năm 1986 làm nghề TTCN là 95.771 lao động, đến năm 1988 tăng lên tới 111.693 lao động, tăng 44,17%.
Vào đầu những năm 1990 khi thị trƣờng Đông Âu và Liên Xô cũ bị biến động nên hàng TTCN của Việt Nam không tiêu thụ đƣợc, sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở phải đóng cửa ngừng hoạt động, lao động TTCN giảm mạnh: Hà Tây năm 1988 có 111.693 lao động TTCN, đến năm 1991 chỉ còn 63.313 lao động, giảm 43,31%. Trong thời kỳ này ở Hải Phòng, trong 6 nghề thủ công đã giảm 11.000 lao động, ở Thái Bình, nghề mây tre đan sản phẩm tiêu thụ năm 1991-1992 chỉ bằng 10-15% so với giai đoạn 1988-1989.
Từ năm 1993 trở lại đây, đƣờng lối đổi mới kinh tế đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Chúng ta đã thực hiện chiến dịch mở rộng thị trƣờng bằng tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc”, chính vì vậy đã chuyển từ thị trƣờng các nƣớc Đông Âu, Liên Xô truyền thống trƣớc đây sang các nƣớc khác, ƣu tiên các nƣớc trong khu vực. Giai đoạn này ngành nghề TTCN lại đƣợc phục hồi, chuyển hƣớng và phát triển.
* Tình hình phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Trong quá trình phát triển ngành nghề TCN ở Bắc Ninh, làng nghề đóng vai trò làm nòng cốt. Các làng nghề của Bắc Ninh xuất hiện khá sớm, dần dần hình thành các làng nghề truyền thống.
Trong từng thời kỳ phát triển, có những sản phẩm phù hợp với thị trƣờng đƣợc mở rộng dần ra các làng trong xã thành xã nghề, nhƣ đúc đồng ở xã Đại Bái, gốm ở xã Phù Lãng hay mộc mỹ nghệ ở xã Phù Khê, Hƣơng Mạc, Đồng Quang. Ngoài ra các xã liền nhau cùng sản xuất một loại sản phẩm và tiếp tục lan sang một số xã xung quanh hình thành các cụm sản xuất sản phẩm khác nhau: Cụm hàng mộc mỹ nghệ, cụm sắt thép, cụm dệt (Từ Sơn); cụm giấy, cụm hàng nhôm (Yên Phong); cụm hàng đồng, hàng nhựa (Gia Bình); cụm gốm (Quế Võ) ...
Trong quá trình vận động, sản xuất trong các làng nghề truyền thống cũng bộc lộ những hạn chế, mà sang thời kỳ kinh tế thị trƣờng đã phân hoá rõ. Những làng nghề truyền thống trải qua nhiều thăng trầm mà vẫn giữ đƣợc nghề, chuyển đổi
43
sản phẩm hoặc đầu tƣ trang thiết bị công nghệ mới thì không những tồn tại mà còn phát triển mạnh hơn (giấy Phong Khê, thép Đa Hội, mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hƣơng Mạc). Những làng nghề truyền thống chậm đổi mới về sản phẩm và công nghệ thì mất dần thị trƣờng, sản xuất bị thu hẹp, mai một.
Những năm qua một số làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh đã có sự tăng trƣởng khá, trong đó phải kể đến các làng nghề: dệt, sản xuất giấy, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất giƣờng, tủ, bàn ghế.
Từ năm 1999 trở lại đây, nhờ có một loạt chính sách ƣu tiên phát triển làng nghề và khôi phục các làng nghề truyền thống của tỉnh, một số làng nghề đã có sự phát triển nhanh. Các cụm công nghiệp làng nghề đƣợc hình thành là bƣớc đột phá trong sự phát triển TCN của Bắc Ninh (Cụm công nghiệp làng nghề sản xuất sắt thép Châu Khê, mộc mỹ nghệ Đồng Quang, giấy Phong Khê, đồng Đại Bái...).
Tóm lại: trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nhƣ hiện nay thì việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là vấn đề đƣợc quan tâm và đầu tƣ, bởi chính những lợi ích thiết thực mà nó đem lại. Qúa trình hình thành và phát triển của làng nghề thƣờng gắn những điều kiện nhất định về vị trí địa lý, thị trƣờng và nhiều nhân tố khác. Tuy nhiên, dù làng nghề có phát triển theo hƣớng nào thì yếu tố quyết định vẫn là nghệ nhân, kỹ xảo và bí quyết nghề nghiệp. Việc dạy và truyền nghề qua nhiều thế hệ là hình thức cơ bản trong hầu hết các làng nghề. Chính những điều này đã tạo nên sự khác biệt và độc đáo cho từng sản phẩm của các làng nghề. Có thể nói rằng, đầu tƣ cho phát triển làng nghề là hƣớng đi đúng của Đảng và Nhà nƣớc, bởi làng nghề vốn đƣợc coi là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại và là nấc thang quan trọng trong tiến trình CNH nông thôn nƣớc ta. Khi làng nghề phát triển, kéo theo đó là những giá trị về kinh tế - văn hóa và xã hội mà nó đem lại: Cải thiện đời sống cho ngƣời dân và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hóa thành phần kinh tế, hạn chế di dân tự do, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Phát triển theo
44
hƣớng bền vững là điểm mấu chốt để làng nghề tồn tại và phát triển mạnh trong nền kinh tế hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay.
Nhận thức đƣợc những vai trò của làng nghề đem lại, Thị xã Từ Sơn đã xác định những tiềm năng cũng nhƣ thực trạng phát triển làng nghề của địa phƣơng. Trên cơ sở đó, Huyện uỷ, UBND Thị xã Từ Sơn đã có những tác động tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.
45
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định đất nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trog đó có nội dung quan trọng :“ Phát triển công nghiệp, dịch vụ các ngành nghề đa dạng chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề. Chuyển một bộ phận quan trọng nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cƣ, từng bƣớc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế ở nông thôn.”
Dựa trên những tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên, xã hội, ngay sau khi tái lập huyện tháng 9-1999, Huyện uỷ, UBND huyện Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn) đã nhận định: lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đẩy mạnh sản xuất CN-TTCN theo hai hƣớng truyền thống và hiện đại, tạo bƣớc đột phá để đƣa Từ Sơn phát triển nhanh mạnh, vững chắc. Từ những chủ trƣơng và hƣớng đi đúng đắn, chỉ sau 10 năm tái lập, bức tranh công nghiệp của thị xã đã tƣơi tắn sắc màu, hiện rõ nhiều mảng sáng đáng ghi nhận.