Thực trạng phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 68)

2.2.1.1. Số lượng

Từ Sơn có nhiều làng nghề nhất trong các huyện, thị của tỉnh Bắc Ninh . Đến hết năm 2013 có 18 làng nghề chiếm 29% trong tổng số các làng nghề tỉnh Bắc Ninh, các làng nghề phân bố trên địa bàn 9 xã, một xã chƣa làng có nghề, là xã Phù Chẩn. Trong 18 làng nghề gồm có 9 làng nghề truyền thống, 9 làng nghề.

Bảng 2.5: Các làng nghề ở huyện Từ Sơn năm 2013

(Ký hiệu chữ nghiêng: Làng nghề truyền thống)

TT Tên làng nghề Địa chỉ Nghề sản xuất chính

Tình trạng phát triển Tốt Trung

bình

1 Đa Hội Xã Châu Khê Sắt thép cơ khí x 2 Đình Bảng Xã Đình Bảng Sắt thép, đồ gỗ mỹ nghệ, thƣơng nghiệp x 3 Đồng Hƣơng Xã Hƣơng Mạc Đồ gỗ mỹ nghệ x 4 Đồng Kỵ Xã Đồng Quang Đồ gỗ mỹ nghệ x 5 Hương Mạc Xã Hƣơng Mạc Đồ gỗ mỹ nghệ x

6 Hồi Quan Xã Tƣơng Giang Dệt x

61

TT Tên làng nghề Địa chỉ Nghề sản xuất chính

Tình trạng phát triển Tốt Trung

bình

8 Kim Thiều Xã Hƣơng Mạc Đồ gỗ mỹ nghệ x 9 Làng Cẩm Xã Đồng Nguyên Nấu rƣợu x 10 Mai Động Xã Hƣơng Mạc Đồ gỗ mỹ nghệ x

11 Phù Khê Đông Xã Phù Khê Đồ gỗ mỹ nghệ x 12 Phù Khê Thượng Xã Phù Khê Đồ gỗ mỹ nghệ x 13 Phù Lưu Xã Tân Hồng Thƣơng nghiệp x

14 Tiêu Long Xã Tƣơng Giang Dệt x 15 Tiêu Sơn Xã Tƣơng Giang Xây dựng x 16 Vĩnh Kiều Xã Đồng Nguyên Xây dựng x 17 Dƣơng Sơn Xã Tam Sơn Đồ gỗ mỹ nghệ x

18 Trịnh Xá Xã Châu Khê Thép x

(Nguồn: Trung tâm khuyến công)

Các làng nghề ở Từ Sơn đều hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó 11 làng nghề đang phát triển tốt, 7 làng nghề phát triển trung bình, không có làng nghề nào kém phát triển cần phải khôi phục. Từ khi tái lập huyện đến nay các làng nghề đã có sự phát triển mạnh mẽ, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã có tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, sản xuất kinh doanh phải cắt giảm, lao động không có việc làm, sức tiêu thụ trên thị trƣờng giảm sút. Tuy nhiên, từ giữa năm 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề đã sôi động trở lại. Khung cảnh tấp nập tại các làng nghề ngƣời đi làm, ngƣời đi mua nguyên liệu, khách thăm quan mua hàng, những chiếc ô tô tải ở các tỉnh nối đuôi nhau vào nhập hàng, tiếng máy cƣa, may bào, máy đánh bóng, máy cán thép…

62

2.2.1.2. Cơ cấu ngành nghề và các sản phẩm chính

Với 18 làng nghề, gồm bảy nhóm ngành nghề mộc mỹ nghệ, thép, dệt, xây dựng, thƣơng nghiệp, nấu rƣợu và sắt thép cơ khí. Cơ cấu ngành nghề và các sản phẩm làng nghề Từ Sơn khá đa dạng.

Bảng 2.6: Một số sản phẩm chủ yếu của làng nghề Từ Sơn giai đoạn 2009-2013 Sản Phẩm Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 Năm 2013/2009 (%) Gỗ xẻ m3 7799 9358 10575 13219 16259 208 Thép cán 1000 Tấn 483 579 683 779 943 195 Phôi thép 1000 Tấn 186 230 289 376 482 259 Đinh Tấn 16134 20167 26217 33558 44297 274 Bàn ghế Bộ 102653 128316 162961 198813 236587 230 Tủ Cái 54241 68343 81328 105727 127930 236 Giƣờng Cái 39091 48472 63014 74357 95177 243

(Nguồn: Chi cục Thống kê Thị xã Từ Sơn)

Theo bảng 2.8, từ năm 2009 đến năm 2013, nhìn chung sản lƣợng các sản phẩm của các làng nghề đều tăng nhanh và khá đều nhƣ gỗ xẻ tăng 278%, thép cán tăng 267%, phôi thép tăng 278%, đinh các loại tăng 311%, bàn ghế tăng 300%, tủ các loại tăng 278%, giƣờng các loại cũng tăng 352%. Điểm đáng chú ý là năm 2008 mặc dù chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng toàn cầu song sản lƣợng các sản phẩm làng nghề không những không bị giảm sút mà vẫn tiếp tục tăng, mặc dù tốc độ tăng đã chậm lại. Điều này khẳng định, các sản phẩm làng nghề Từ Sơn có uy tín và đã tạo đƣợc chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng.

63

2.2.1.3. Vai trò của làng nghề trong kinh tế của thị xã Từ Sơn

Trong những năm qua GTSX kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn đã không ngừng tăng nhanh, kể cả năm 2008 khi mà nền kinh tế nƣớc ta nói chung và nền kinh tế Bắc Ninh nói riêng chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì GTSX kinh doanh của các làng nghề vẫn đƣợc duy trì.

Trên thực tế với sự phát triển mạnh mẽ các làng nghề đã góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển. Vì vậy, các làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế của Từ Sơn.

- Tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp của Từ Sơn

Bảng 2.7: Tỷ trọng GTSX làng nghề so với GTSX công nghiệp Từ Sơn giai đoạn 2009 - 2013 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2013/2009 (lần) GTSX công nghiệp (tỷ đồng) 3127,5 4281 5008 6010 7092 2,26 Trong đó: GTSX làng nghề (tỷ đồng) 2242 2712,8 3228,2 3906 4843,4 2 GTSX làng nghề (%) 71,7 63,3 64,4 64.9 68.3 0,9

Từ bảng 2.9, tỷ trọng GTSX làng nghề trong GTSX công nghiệp luôn biến động. Nhìn chung tỷ trọng giảm từ năm 2009 đến năm 2013 giảm 3,4%. Song làng nghề luôn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của Từ Sơn.

Nhƣ vậy, trong cả thời kỳ mặc dù tỷ trọng GTSX kinh doanh của các làng nghề trong cơ cấu công nghiệp có biến động nhƣng tỉ trọng trung bình chiếm 66,5% trong cơ cấu giá trị công nghiệp Từ Sơn, và cao hơn so với tỷ trọng của làng nghề trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh (61.3%).

64

2.2.1.4. Hình thức tổ chức

* Làng nghề

Làng nghề là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến theo một đơn vị lãnh thổ cấp cơ sở ở nƣớc ta là theo làng. Từ Sơn là địa bàn có nhiều làng nghề nhất tỉnh Bắc Ninh với sự đa dạng về nhóm ngành nghề.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, các làng nghề truyền thống của Từ Sơn phát triển mạnh đã lan toả ra các khu vực xung quanh, cùng với chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi của các cấp quản lý từ Trung Ƣơng, Tỉnh đến địa phƣơng. Đặc biệt, cơ quan chuyên trách là Trung tâm khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp đã mở nhiều lớp dạy nghề, cấy nghề ở các làng, xã khu vực chƣa có nghề. Từ đó làng nghề mới đã dần hình thành, và theo đó là các xã nghề. Ở Từ Sơn hiện nay có hai xã nghề là Châu Khê và Đồng Quang.

Xu hƣớng hiện nay ở các làng nghề Từ Sơn các hộ sản xuất kinh doanh mặc dù vẫn còn một tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp nhất định, xong các hộ đã thoát ly khỏi đồng ruộng và tập trung chủ yếu vào nghề sản xuất kinh doanh.

* Cụm công nghiệp làng nghề

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta, các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ nhƣ: KCN tập trung, KCN vừa và nhỏ, CCN làng nghề đang hình thành và phát triển mạnh mẽ. Sau khi có quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, hệ thống làng nghề Việt Nam đã có những bƣớc phục hồi và phát triển mạnh mẽ, bắt đầu hình thành các KCN vừa và nhỏ, các CCN làng nghề.

Ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh các CCN làng nghề hình thành và phát triển theo các Quyết định, Nghị định của Chính phủ và các Nghị quyết của tỉnh Bắc Ninh nhƣ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/05/2001 về xây dựng và phát triển KCN, CCN làng nghề của tỉnh uỷ Bắc Ninh. Các CCN đầu tiên đƣợc cấp phép thành lập vào cuối năm 2000 là CCN Châu Khê và CCN Đồng Quang sau đó là một loạt các CCN khác. Cũng nhƣ ở các địa phƣơng khác trong cả nƣớc và ở trên địa bàn tỉnh, các CCN làng nghề ở Từ Sơn đƣợc hình thành và phát triển bằng hai con đƣờng chính:

65

- Sự tự phát từ một cụm sản xuất do các hộ tự xây dựng, sau đó phát triển thành CCN làng nghề.

- Xây mới CCN làng nghề, theo các quy hoạch trong kế hoạch phát triển kinh tế của huyện.

Nét mới trong phát triển kinh tế của Từ Sơn đƣợc ghi nhận từ năm 2009, khi thị xã tiến hành quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề. Ba cụm công nghiệp, đô thị gắn với dịch vụ làng nghề hình thành đầu tiên tại các xã Phù Khê, Tam Sơn và Hƣơng Mạc. Theo đó, các đề án của thị xã đƣợc triển khai khá đồng bộ, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, thu hút nguồn vốn và nhân lực. Có thể nói, đây là khâu đột phá, là "đòn bẩy" nhằm phát huy lợi thế, sự năng động của các thành phần kinh tế phát triển sản xuất.

Theo đó, thị xã cùng cơ quan chức năng các cấp đẩy mạnh hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là về mặt bằng, vốn cho phát triển sản suất. Nhiều giải pháp, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ đƣợc triển khai áp dụng trên địa bàn. Khi các cụm công nghiệp làng nghề đƣợc hình thành, chính quyền cùng các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện triển khai đồng bộ các hoạt động khuyến công, tổ chức các hội chợ xúc tiến thƣơng mại, kêu gọi đầu tƣ, tạo cơ hội ƣu đãi về vốn vay phát triển hạ tầng, tạo mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp. Toàn thị xã đã và đang triển khai thực hiện tới 281 dự án cho vay và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.

Tại Ðồng Kỵ, sau quy hoạch phát triển làng nghề mộc mỹ nghệ, đã có hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ mở rộng sản xuất. Quá trình này không chỉ thu hút sáu nghìn lao động của phƣờng, mà còn thu hút thêm bốn nghìn lao động vùng lân cận. Ở các cụm công nghiệp, làng nghề Châu Khê, Ðồng Kỵ, Phong Khê chủ yếu là các hộ tƣ nhân sản xuất, kinh doanh với nguồn vốn đầu tƣ dƣới 10 tỷ đồng, nhƣng hoạt động khá hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp tƣ nhân đã mở rộng quy mô sản xuất, tạo nên thƣơng hiệu mạnh. Ðiển hình nhƣ Công ty cổ phần thép Tuấn Cƣờng tại khu cụm công nghiệp Mả Ông, phƣờng Ðình Bảng. Vài năm trƣớc công ty do anh Trần Văn Minh làm Giám đốc, có trụ sở ở Ða Hội với quy mô nhỏ. Khi

66

hình thành cụm làng nghề Mả Ông, trong số hàng loạt doanh nghiệp tƣ nhân vào đây đầu tƣ phát triển sản xuất, công ty mở rộng đƣợc mặt bằng gấp hai lần, có cơ hội đầu tƣ lắp đặt dây chuyền sản xuất mới, tiên tiến. Hiện nay công ty đang triển khai mở rộng nhà máy mới, đầu tƣ 200 tỷ đồng, lắp đặt dây chuyền sản xuất tự động hóa. Sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao tại thị trƣờng các tỉnh phía bắc và miền trung.

Ðến nay, trên địa bàn thị xã đã có 14 cụm công nghiệp, làng nghề và đa nghề với tổng diện tích gần 400 ha. Có 464 doanh nghiệp đang sản xuất ổn định thu hút 18 nghìn lao động tại chỗ và các tỉnh lân cận. Sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề ở Từ Sơn góp phần thúc đẩy, mở rộng quy mô sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Hiện nay tại các phƣờng Ðình Bảng và Trang Liệt với ngành sản xuất đồ mộc mỹ nghệ đã có gần một nghìn máy chế biến gỗ và chạm khắc gỗ tự động, ứng dụng công nghệ thông tin. Việc đƣa công nghệ cao vào sản xuất ở làng nghề không chỉ tiết kiệm nhân công, mà còn tiết kiệm tối đa nguyên liệu đầu vào (với máy chế biến gỗ tự động giảm 15 đến 20% nguyên liệu gỗ trong sản xuất). Ðồng thời, góp phần hình thành phát triển nhiều làng nghề mới về đồ mộc nhƣ ở Tam Sơn, Hƣơng Mạc, rồi sang đến các xã Tam Giang, Trung Nghĩa thị trấn Chờ của huyện Yên Phong. Các làng nghề mới hình thành chuỗi làng nghề, có sự liên kết tạo nên vùng sản xuất đồ mộc liên huyện, với sự phân công chuyên sâu. Ðây chính là những yếu tố quan trọng tạo sự cạnh tranh cho sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu mạnh cho xuất khẩu.

Do tự tìm tòi hƣớng đi riêng, tự quy hoạch xây dựng nên các CCN ở Từ Sơn nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đã bộc lộ những bất cập trong quy hoạch và quản lý. Chƣa thống nhất trong cơ chế quản lý, thiếu diện tích cây xanh, công trình cấp thoát nƣớc, nơi tập kết chất thải…

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các CCN làng nghề đã là một mô hình mới trong tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp làng nghề ở Từ Sơn và đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn.

67

2.2.1.5. Lao động (số lượng, chất lượng lao động)

Sự phát triển mạnh mẽ các làng nghề ở Từ Sơn góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn, cải thiện chất lƣợng cuộc sống và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động.

Bảng 2.8: Tổng số lao động, lao động công nghiệp, lao động làng nghề và tỷ trọng lao động làng nghề trong tổng số lao động và lao động công nghiệp Từ

Sơn giai đoạn 2009-2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

2013/ 2009 (lần)

Lao động phi nông nghiệp (ngƣời) 53291 55422 58747 62272 65760 1,23 Lao động công nghiệp (ngƣời) 41183 46124 53043 62061 68267 1,65 Lao động làng nghề (ngƣời) 40522 42953 46389 49404 59779 1,5

(Nguồn: Xử lý từ số liệu của Chi cục thống kê)

Theo số liệu bảng 2.10, trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 tổng số lao động tham gia sản xuất ở các làng nghề ở Từ Sơn tăng nhanh 1,5 lần, tƣơng ứng với tốc độ gia tăng bình quân hằng năm 11.3%.

Bảng 2.9: Tổng số hộ, số hộ sản xuất nghề và số hộ phi nông nghiệp các năm 2009 và 2013

Năm 2009 2013 2013/2009(lần)

Tổng số hộ (hộ) 35560 46939 1,32 Số hộ sản xuất nghề (hộ) 10655 26957 2,53 Số hộ phi nông nghiệp (hộ) 16946 52702 3,11 Hộ sản xuất nghề/ tổng số hộ (%) 30 57,6 1,92 Hộ phi nông nghiệp/ tổng số hộ (%) 47,7 112,6 2,36

68

Theo bảng 2.11, từ năm 2009 đến năm 2013, số hộ tham gia sản xuất nghề tại các làng nghề tăng nhanh 2,53 lần. Do đó, tỷ trọng số hộ sản xuất nghề trong tổng số hộ đã tăng từ 15,6% năm 2009 lên 30% vào năm 2013 tăng 14,4%. Số hộ sản xuất phi nông nghiệp, từ năm 2009 đến năm 2013 tăng nhanh nhất 3,11 lần nên tỷ trọng số hộ phi nông nghiệp trong tổng số hộ đã tăng từ 20,2% năm 2009 lên 47,7% năm 2013 tăng 27,5%.

Về tỷ trọng lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Năm 2009 lao động phi nông nghiệp chiếm 41.3% trong tổng số lao động, năm 2013 tỷ lệ này là 66.8% trong tổng số lao động.

Theo điều tra của tác giả và sự tham khảo ý kiến của các chủ hộ, các đồng chí lãnh đạo các xã, phƣờng. Hiện nay, lao động tại các làng nghề không những tăng về số lƣợng mà tăng cả về chất lƣợng, hầu hết các cơ sở khi thuê mƣớn lao động đều không phải hƣớng dẫn và đào tạo lại, mà đều khẳng định số lƣợng, chất lƣợng lao động nhìn chung đáp ứng yêu cầu công việc.

Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, ngoài trình độ tay nghề của ngƣời lao động, khả năng quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động ngành nghề.

2.2.1.6. Thị trường tiêu thụ

Về thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở Từ Sơn có sự thay đổi. Trƣớc đây, thời bao cấp một số sản phẩm bị hạn chế sản xuất do nhà nƣớc nắm giữ, chỉ có các sản phẩm dệt là có đầu ra ổn định do nằm trong hợp tác xã. Các sản phẩm phục

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)