Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 104)

Tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề và CCN làng nghề trên địa bàn Từ Sơn và toàn tỉnh tới năm 2020 gắn với chƣơng trình “Mỗi làng một nghề” và việc xây dựng nông thôn mới.

Cần xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất của toàn tỉnh trong đó ƣu tiên phát triển các làng nghề, ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ và công tác xử lý môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững.

Xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề, CCN làng nghề cần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nhƣ phát triển hệ thống giao thông, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cung cấp điện, đầu tƣ phát triển hệ thống cấp thoát nƣớc và hệ thống thông tin liên lạc, quy hoạch các bãi chôn lấp xử lý rác hợp vệ sinh, cũng nhƣ quy hoạch nguồn nguyên liệu và định hƣớng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ 100% kinh phí quy hoạch phát triển làng nghề gắn với văn hoá thủ công, du lịch.

Thiết kế vùng đệm cách ly hợp lý, dành một diện tích nhất định trồng cây xanh nhằm làm giảm cũng nhƣ sự phát tán ô nhiễm ra môi trƣờng xung quanh, đảm bảo vệ sinh công nghiệp khi tiến hành quy hoạch khu sản xuất và khu dân cƣ.

3.4.2. Giải pháp về quản lý nhà nƣớc

- Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với các ngành công nghiệp ngoài quốc doanh nói chung và trong các làng nghề nói riêng, coi việc hƣớng dẫn, giúp đỡ phát triển các làng nghề là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành. Trong đó trực tiếp là các huyện (thị xã), các xã có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của Nhà nƣớc, của địa phƣơng để từ đó nhân dân đƣợc yên tâm bỏ vốn đầu tƣ vào sản suất làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho xã hội.

- Các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các huyện (thị xã), tranh thủ sự giúp đỡ có hiệu quả của các Bộ, các ban ngành ở Trung ƣơng trong việc định hƣớng quy hoạch, các kế hoạch đầu tƣ, các nguồn vốn để hỗ trợ cho việc xử lý môi trƣờng,

97

nƣớc sạch nông thôn, cải tạo lƣới điện, đào tạo nhân lực, thị trƣờng, thuế, vốn và xây dựng các dự án.

- Chính quyền Thị xã Từ Sơn cũng nhƣ chính quyền các xã trực thuộc cần có kế hoạch, lộ trình để từng bƣớc tiến tới thực hiện triệt để việc tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cƣ, quy hoạch xây dựng hợp lý khu công nghiệp làng nghề mới và có kế hoạch quản lý tốt môi trƣờng, nhƣ: đề ra những quy định về quản lý bảo vệ môi trƣờng và an toàn lao động trong các làng nghề; định mức và thu lệ phí môi trƣờng đối với các hộ, tổ sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trƣờng của xã. Thành lập đội quản lý vệ sinh môi trƣờng của làng nghề kiểm tra thƣờng xuyên tình trạng môi trƣờng trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải, xử lý bụi giao thông. Có chế tài xử lý thật mạnh đối với những cơ sở không tuân thủ nghiêm túc việc bảo vệ môi trƣờng. Chẳng hạn nhƣ cắt điện, không cho vay vốn... đối với các cơ sở này

- Nâng cao vai trò, chức năng, thẩm quyền quản lý Nhà nƣớc ở cấp xã, phƣờng, thị trấn đối với việc sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề ở địa phƣơng.

- Nhà nƣớc tạo điều kiện để nhân dân tự mình làm chủ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về mặt bằng, vốn vay, các thủ tục hành chính, các chính sách xã hội… quy định rõ chế độ thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề. Ngăn chặn tình trạng tùy tiện gây phiền hà, sách nhiễu làm mất lòng tin của nhân dân.

- Chính quyền Tỉnh và chính quyền Thị xã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi các cơ sở sản xuất và làng nghề TCN tiếp cận, tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc tạo cơ hội giao lƣu thông thoáng. Hàng năm. Tỉnh và Thị xã giành một khoản ngân sách cần thiết tổ chức hội chợ tại Thị xã, tỉnh, trong nƣớc và ngoài nƣớc nhằm mục đích bán hàng và giới thiệu sản phẩm ngành nghề TCN nhất là hàng mộc mỹ nghệ. Công ty xuất nhập khẩu của tỉnh tìm thị trƣờng và tập trung cho việc xuất khẩu hàng hóa ngành nghề TCN.

98

- Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cấp bộ cần hỗ trợ, hƣớng dẫn các hiệp hội xúc tiến và nghiên cứu thị trƣờng, quảng cáo các sản phẩm hàng hóa ngành nghề TCN ở Từ Sơn với thị trƣờng nƣớc ngoài dƣới các hình thức: hội thảo, tham quan, triển lãm, ứng dụng mạng Internet…

- Để thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất ngành nghề TCN Thị xã Từ Sơn và lành mạnh hóa thị trƣờng tiêu thụ trong tỉnh, các cơ quan chức năng có liên quan cần tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng, kiên quyết chống buôn lậu làm hàng giả, chống gian lận thƣơng mại.

- Hàng năm các cơ quan chức năng thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng tổ chức, đánh giá, bình chọn các nhà kinh doanh ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và trong các làng nghề thành đạt để động viên tinh thần sản xuất kinh doanh và cổ vực không khí đầu tƣ trong Tỉnh cũng nhƣ trong Thị xã Từ Sơn.

- Xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề theo hƣớng phải bảo đảm đủ các tiêu chí về điện, nƣớc, hệ thống xử lý chất thải và có diện tích mặt bằng thuận lợi cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Liên quan vấn đề này, tỉnh cần có những chính sách ƣu đãi nhƣ: Hỗ trợ tiền vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con em bị thu hồi đất, chú trọng đƣa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trƣờng ngoài nƣớc, tạo điều kiện cho các cơ sở yên tâm làm ăn lâu dài.

- Cuối cùng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Trong đó chú ý các chính sách thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào việc phát triển các làng nghề. Ƣu tiên giải quyết mặt bằng phù hợp cho các loại hình sản xuất trong làng nghề gắn với các cụm công nghiệp./.

3.4.3 Giải pháp về vốn

Vốn là yếu tố hết sức quan trọng và đảm bảo cho sự phát triển của các làng nghề. Do vậy, Nhà nƣớc cần có các cơ chế tài chính - tín dụng cho phát triển nghề và các làng nghề. Các chính sách này cần ƣu tiên làm tăng tích lũy đầu tƣ phát triển sản xuất, cũng nhƣ giúp các làng nghề vƣợt qua những giai đoạn khó khăn nhƣ cuộc

99

khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, khả năng tiếp cận các nguồn vốn, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cho sản xuất làng nghề, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng.

Các cơ quan chức năng cần hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh trong các làng nghề lập hố sơ, thủ tục, tƣ vấn lập dự án khả thi, để cho các cơ sở nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất. Điều chỉnh về định mức vay, lãi suất, thời hạn vay cho phù hợp với đối tƣợng và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Việc vay vốn để mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ, đầu tƣ xử lý môi trƣờng cần đƣợc ƣu tiên thủ công đầu trong chính sách cho vay.

Cần ƣu tiên nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc để hỗ trợ và phát triển cơ sở hạ tầng cho làng nghề, sự ƣu tiên này cần tập trung vào các cơ sở có quy mô lớn sử dụng nhiều lao động, sản xuất sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất đƣợc vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, ngân thủ công nông nghiệp phát triển nông thôn của Sở Công Thƣơng để phát triển sản xuất. Đồng thời, lập các đề án để các làng nghề tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tỉnh hỗ trợ vốn đầu tƣ để bảo tồn các làng nghề truyền thống theo phƣơng thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.

Tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

Hệ thống ngân thủ công địa phƣơng cần cải tiến và đa dạng thủ công phƣơng thức cho vay, các xã nên thành lập quỹ bảo hành tín dụng để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất vay vốn phát triển và giải quyết một phần khó khăn khi thế chấp vay vốn.

3.4.4 Giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh cho làng nghề trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong bối cảnh toàn cầu thủ công và hội nhập ngày càng tăng đòi hỏi phải nâng cao số lƣợng chất lƣợng nguồn nhân lực. Đây là điều kiện cơ bản để đào tạo đội ngũ có tay nghề, có trình độ ở các làng nghề. Do đó, các giải pháp đề ra đối với Từ Sơn:

100

Từ các nguồn vốn Trung Ƣơng và của tỉnh mở các lớp hƣớng dẫn kỹ thuật, dạy nghề tại chỗ vừa nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động vừa thu hút các lao động thuần nông tham gia. Kinh phí cho các hoạt động này giao cho Trung tâm khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh quản lý và tổ chức thực hiện.

Chính quyền các xã đảm bảo mặt bằng, nguyên liệu, máy móc trang thiết bị và cho các cơ sở, lao động địa phƣơng đăng ký kế hoạch đào tạo và mở lớp thủ công năm. Tỉnh và huyện có chính sách hỗ trợ thu mua các sản phẩm và tiêu thụ để có vốn duy trì thực hiện chƣơng trình.

Các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh triển khai các chƣơng trình thiết thực với các làng nghề. Các ban ngành nhƣ Sở Kế hoạch - Đầu tƣ, Sở Công Thƣơng, Sở Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm kiểm định, kiểm tra chất lƣợng đối với các cơ sở này.

Kết hợp dạy nghề với nâng cao dân trí, học vấn cho ngƣời lao động trong làng nghề. Thời gian vừa qua, nhiều em học sinh tham gia phụ giúp gia đình tăng thu nhập và nhiều gia đình đã cho con em nghỉ học để làm nghề. Mặc dù số lao động trẻ rất giỏi tay nghề song sự hạn chế về trình độ sẽ là trở ngại lớn khi mở rộng sản xuất, buôn bán trao đổi với nƣớc ngoài.

Thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức về quản lý, kiến thức về kinh tế thị trƣờng cho đội ngũ cán bộ quản lý và chủ các cơ sở sản xuất trong các làng nghề. Việc bồi dƣỡng kiến thức phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, cần quan tâm tới các kiến thức pháp luật có liên quan đến tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề, nhất là kiến thức về luật kinh tế, luật lao động, luật doanh nghiệp, luật bảo vệ môi trƣờng để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất có cơ sở pháp lý vững vàng khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, thƣơng mại trong nƣớc, khu vực và trên thế giới.

Tiếp tục hỗ trợ, động viên và tôn vinh những nghệ nhân, những ngƣời thợ có bàn tay vàng để họ sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo, đồng thời truyền nghề, bí quyết nghề cho các thế hệ mai sau.

Cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho những ngƣời bị thu hồi đất trên 35 tuổi mà chƣa đƣợc tham dự lớp bồi dƣỡng nghề hoặc đào tạo nghề.

101

- Có kế hoạch quy hoạch và hình thành các vùng nguyên liệu tập trung. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi. Đảm bảo đầy đủ về số lƣợng và chất lƣợng, phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất ngành chế biến nói chung và công nghiệp chế biến trong các làng nghề nói riêng.

- Bảo hiểm trợ giá đối với một số loại cây, con đặc sản. Khuyến khích đầu tƣ cho các loài này phát triển để cung cấp đầy đủ và ổn định nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.

- Hình thành các tổ chức dịch vụ, khai thác và cung cấp vật tƣ, nguyên liệu cho bảo đảm ổn định cho sản xuất.

- Đối với ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ: UBND Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để Công ty xuất nhập khẩu Tỉnh nhập đủ số liệu để sản xuất hàng mộc mỹ nghệ. Khi có yêu cầu của Chi cục kiểm lâm Tỉnh đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông cấp đầy đủ chỉ tiêu gỗ hàng năm từ 11.000-13.000 m3 một năm để phân bổ cho các tổ chức, hộ gia đình trong các làng nghề, phục vụ tốt hoạt động sản xuất hàng mộc mỹ nghệ ở các làng nghề.

3.4.6 Giải pháp về chính sách thuế

- Vận dụng một cách hợp lý các chính sách thuế của Nhà nƣớc vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề. Ngoài việc đảm bảo tránh thất thu còn phải áp dụng những chế độ chính sách nhằm khuyến khích, khôi phục sự phát triển các làng nghề trong Tỉnh nói chung và trong Thị xã Từ Sơn nói riêng.

- Có chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp thích hợp nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh trong thời gian đầu thành lập, các làng nghề mới đƣợc khôi phục và phát triển trở lại, nghề mới đƣợc phát triển. Áp dụng những chính sách, chế độ miễn giảm thuế đối với các làng nghề này trong thời gian việc hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa ổn định. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện đƣợc áp dụng chế độ khoán thuế thì đƣợc ổn định mức thuế khoán trong thời gian dài.

- Áp dụng chế độ mở sổ sách kế toán đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tƣơng đối ổn định. Qua đó tạo tính tự giác trong công tác tự kê khai tính thuế và

102

nộp thuế qua cơ quan quản lý ngân sách. Phối hợp chặt chẽ với các ngành Tài chính, Thƣơng mại, Công ty xuất nhập khẩu để bàn biện pháp quản lý thu thuế đối với làng nghề một cách hợp lý. Tránh trình trạng đánh thuế trùng lắp gây khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề.

- Thực hiện các chính sách ƣu đãi về thuế đối với các làng nghề có kế hoạch nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc tiên tiến vào trong quy trình sản xuất sản phẩm. Đề nghị với Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan xem xét tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp xuất nhâkp khẩu các loại thiết bị này với thuế xuất thấp, để các làng nghề có cơ hội tiếp cận. Từ đó có điều kiện để mở rộng sản xuất các loại sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

3.4.7 Giải pháp về khoa học công nghệ

Các ban ngành của tỉnh kết hợp với các cơ sở sản xuất làng nghề cần đánh giá lại công nghệ và sản phẩm truyền thống, những nét độc đáo bằng đúc kết, phân tích trên cơ sở khoa học, từ đó có chính sách bảo tồn. Những công nghệ, sản phẩm lạc hậu không còn phù hợp nữa thì thay thế bằng công nghệ và sản phẩm mới.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề đổi mới

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)