Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 31)

Quá trình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Ở mỗi vùng, mỗi địa phƣơng, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các nhân tố không giống nhau. Tuy nhiên hiểu một cách tổng quát chúng gồm có các nhân tố cơ bản sau:

Thứ nhất là thị trường sản phẩm của làng nghề: Thị trƣờng có sự tác động mạnh mẽ đến phƣơng hƣớng phát triển, cách thức tổ chức, cơ cấu sản phẩm và là động lực thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trƣờng. Sản xuất càng phát triển

24

càng thể hiện rõ sự chi phối quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trƣờng. Những làng nghề có sản phẩm độc đáo, kỹ thuật tinh xảo và luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng sẽ có khả năng thích ứng và đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngƣợc lại có những làng nghề không phát triển, mai một, thậm chí có nguy cơ mất đi là do sản phẩm không đủ sức cạnh tranh hoặc nhu cầu của thị trƣờng không cần đến sản phẩm đó nữa (nhƣ nghề sản xuất giấy dó, tranh dân gian ...).

Thứ hai là vốn cho phát triển kinh doanh: Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tƣ phát triển sản xuất, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, công nghệ ... Do vậy sự phát triển thịnh vƣợng của làng nghề cũng thụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn đƣợc huy động. Trƣớc đây trong nền kinh tế tự cấp tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất thƣờng nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có hoặc huy động từ ngƣời thân trong gia đình. Ngày nay để đáp ứng với nền sản xuất quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu cao của nền kinh tế thị trƣờng thì lƣợng vốn cần lớn hơn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, đƣa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

Thứ ba là cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống đƣờng giao thông, cấp nƣớc, thoát nƣớc, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thƣơng mại, công cộng ... Đây là yếu tố tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi làng nghề. Đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Do vậy ở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ thì các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển mạnh. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các làng nghề truyền thống còn đang gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chƣa đồng bộ.

Thứ tư là nguồn nhân lực: Trong các làng nghề truyền thống có các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi, trình độ rất tinh xảo. Họ là những ngƣời tâm huyết và gắn bó với nghề, đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là

25

ngƣời sáng tạo những sản phẩm độc đáo. Hiện nay vẫn còn nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề, muốn giữ gìn văn hóa dân tộc và truyền thống của ông cha. Việc truyền nghề đã không còn tuân theo các quy định khắt khe nhƣ trong phƣờng hội thời phong kiến, nhƣng những bí quyết kỹ thuật, mẫu mã sáng chế có giá trị kinh tế cao vẫn đƣợc bảo vệ để tránh bị cạnh tranh. Vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chất lƣợng nguồn lao động chƣa cao, trình độ chuyên môn và văn hóa thấp, nhất là đối với các chủ doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu ngày cao của thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế.

Thứ năm là trình độ kỹ thuật và công nghệ: Trong cơ chế thị trƣờng sự phát triển của làng nghề truyền thống đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lƣợng, giá cả. Sản phẩm sản xuất ra chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại trong nƣớc cũng nhƣ nhập khẩu. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay, giao lƣu thƣơng mại mang tính toàn cầu thì việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ càng có tác động to lớn đến khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lƣợng của sản phẩm.

Thứ sáu là nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất: Trong thời kỳ phƣơng tiện giao thông và phƣơng tiện kỹ thuật chƣa phát triển, thì gần các vùng nguyên liệu đƣợc coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, các nguyên liệu khai thác phục vụ cho các làng nghề chủ yếu từ môi trƣờng tự nhiên nên vùng nguyên liệu ngày càng suy giảm (nhƣ gỗ ...), gây khó khăn cho sản xuất vì nguyên liệu đang bị cạn kiệt. Do vậy khối lƣợng, chất lƣợng, chủng loại, khoảng cách của các nguồn nguyên liệu có ảnh hƣởng tới chất lƣợng và giá thành sản phẩm.

Vậy qua sự hệ thống các khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống, cùng với công cuộc phát triển kinh tế của đất nƣớc, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các làng nghề truyền thống, đặc biệt là những làng nghề phát triển gần các thành phố lớn. Khi đó hoạt động sản xuất làng nghề gắn với nông nghiệp, nông thôn trƣớc kia sẽ đƣợc thay thế bằng hoạt động sản xuất quy mô lớn hơn, hình thành làng công nghiệp, ở đó sẽ có sự đầu tƣ về

26

công nghệ, máy móc hiện đại thay thế cho thiết bị, công cụ lạc hậu, từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ sang quy mô lớn với năng suất và chất lƣợng cao hơn. Tổ chức sản xuất từ hộ gia đình sang các loại hình tổ chức sản xuất lớn nhƣ Công ty, HTX ... Do sự phát triển của làng nghề nói riêng và sự phát triển về kinh tế, xã hội nói chung trong quá trình đô thị hóa sẽ dẫn đến sự chuyển đổi từ nông thôn sang thành thị, khi đó các làng nghề, xã nghề trở thành phố nghề, phƣờng. Và các làng nghề truyền thống không chỉ là nơi sản xuất nhƣ trƣớc kia mà còn có sự phát triển của các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)