Mở rộng đối tượng khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và sử

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 81)

dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro

Trong thời gian tới, Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân phải có những chính sách cải thiện sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng, vừa tăng dƣ nợ và RRTD đƣợc phân tán. Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá khách hàng và hình thức cho vay đặc biệt chú trọng vào hình thức cho vay hợp vốn.

Tuy rằng việc đa dạng hoá sản phẩm là rất cần thiết và rất có hữu ích trong thời gian trƣớc mắt. Và trong thời gian tới ngân hàng cũng nên chú trọng vào các nghiệp vụ hỗ trợ khác.

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống. Tuy nhiên, để giữ vững thị phần trong môi trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay là rất khó và đồng thời nếu tăng đƣợc thị phần cũng đồng nghĩa tăng rủi ro. Điều này đòi hỏi Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân phải có những chính sách cải thiện sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng vừa tăng dƣ nợ và RRTD đƣợc phân tán.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá khách hàng và hình thức cho vay đặc biệt chú trọng vào hình thức cho vay hợp vốn. Hình thức này có những ƣu điểm mà ngân hàng cần phải tận dụng:

+ Ngân hàng có thể cấp một khoản tín dụng lớn.

+ Dự án có sự tham gia của nhiều ngân hàng nên rủi ro phân bổ theo phần trăm tham gia của các bên, gánh nặng sẽ không dồn vào một ngân hàng nào cả.

+ Có thể nâng cao đƣợc trình độ thẩm định của cán bộ khi hợp tác với nhiều NH.

Tuy rằng việc đa dạng hoá sản phẩm là rất cần thiết và rất có hữu ích trong thời gian trƣớc mắt. Và trong thời gian tới ngân hàng cũng nên chú trọng vào các nghiệp vụ hỗ trợ khác, để tạo tính đa dạng của hoạt động tín dụng, phòng ngừa đƣợc rủi ro, tạo thêm lợi nhuận. Nghiệp vụ mà ngân hàng đặc biệt phải quan tâm đó là:

Đối với Việt Nam trong thời gian này các nghiệp vụ này chƣa phát triển do sự phát triển chƣa đồng bộ thị trƣờng tài chính. Trong thời gian tới sự phát triển của nghiệp vụ này là tất yếu. Bởi lẽ, các nghiệp vụ tài chính phái sinh này là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trƣờng tài chính. Tính hiệu quả của nghiệp vụ này đã đƣợc minh chứng qua sự phát triển mạnh mẽ của nghiệp vụ này trên thị trƣờng tài chính quốc tế.

Để đạt đƣợc điều này, Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân cần phải:

+ Ngân hàng cần có hệ thống giám sát tín dụng và xếp loại khách hàng vay, để từ đó xác định chính xác các khách hàng tiền ẩn rủi ro. Đây là cơ sở để thực hiện quản lý RRTD và thực hiện "bán" những khoản cho vay nhằm cơ cấu lại danh mục cho vay của NH.

+ Ngân hàng cần phải lập ra một bộ phận chuyên môn thực hiện các nghiệp vụ phái sinh. Bộ phận này không chỉ thực hiện "bán" các khoản cho vay mà còn có thể thực hiện "mua" các khoản cho vay.

+ Mỗi một nghiệp vụ phải đƣợc xây dựng một quy trình thực hiện cụ thể, hợp lý. + Tập trung đào tạo và học hỏi kinh nghiệm cho cán bộ để thực hiện các nghiệp vụ này.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)