Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 55)

Nợ quá hạn nói chung đƣợc xem nhƣ một dấu hiệu của rủi ro tín dụng tiềm ẩn.Tuy nhiên, thực tế một khoản vay quá hạn cho biết rất ít về rủi ro tín dụng. Để xác định bản chất cần tìm hiểu nguyên nhân của việc nợ quá hạn. Nếu nhƣ nợ quá hạn là một biểu hiện của doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng trả nợ thì khoản vay đó có rủi ro rất cao và có thể không cứu vãn đƣợc. Nếu nợ quá hạn hình thành do việc tiêu thụ hàng hóa hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn dự tính, hay do việc chậm trễ không lƣờng trƣớc đƣợc trong việc chuyển từ sản xuất đến tiêu thụ thì vấn đề có thể chƣa đến mức trầm trọng, doanh nghiệp có khả năng thanh toán trong tƣơng lai. Chính vì vậy, các ngân hàng thƣơng mại cần phải luôn quan tâm tới nợ quá hạn, nguyên nhân và tìm mọi giải pháp để hạn chế nó tới mức tối đa có thể.

Bảng 3.4. Dƣ nợ tín dụng theo thành phần kinh tế năm 2012-2014

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 Cho vay Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Quốc doanh 3,14 82,1 3,688 84 23,61 88

Ngoài quốc doanh 0,685 17,9 0,702 16 3,220 12

Nợ quá hạn 3,825 100 4,390 100 26,83 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Sông Vân)

Qua bảng 3.4 cho thấy, nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cụ thể là năm 2012, tỷ lệ này là 82,1% tổng dƣ nợ quá hạn, năm

2013 là 84%, đến năm 2014 tỷ lệ này lên đến 88%. Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp quốc doanh đang trong tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh kém năng động, năng suất lao động thấp. Nhiều doanh nghiệp có máy móc thiết bị hiện đại nhƣng hàng sản xuất ra lại không tiêu thụ đƣợc do không đáp ứng nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng hoặc không cạnh tranh đƣợc với hàng giả, hàng nhập lậu tràn lan trên thị trƣờng, đặc biệt là hàng hóa từ Trung Quốc. Vì là doanh nghiệp quốc doanh nên phần lớn các doanh nghiệp này sử dụng hình thức tín dụng là tín chấp, do vậy nợ quá hạn của thành phần kinh tế này tăng theo từng năm. Trong khi tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp quốc doanh tăng thì tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm dần qua các năm. Năm 2012 là 17,9% thì đến năm 2014 là 12%. Tuy nhiên về số tuyệt đối thì nợ quá hạn lại tăng thành phần kinh tế này, từ 0,685 tỷ năm 2012 lên 0,702 tỷ năm 2013 và 3,22 tỷ năm 2014. Điều này có thể hiểu vì trong thời gian gần đây chi nhánh đang mở rộng thị phần tín dụng sang doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh khá thì cũng có doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, chính vì vậy nợ quá hạn tăng lên nhƣng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2012 2013 2014 82.1 84 88 17.9 16 12

Quốc doanh Ngoài quốc doanh

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Xét cơ cấu nợ quá hạn cho vay ở bảng sau:

Bảng 3.5: Nợ quá hạn theo thời gian cho vay năm 2012-2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn 3,825 100 4,390 100 26,83 100 -Ngắn hạn 1,41 37 1,49 34 7,780 29 -Trung&dài hạn 2,415 63 2,900 66 19,05 71

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agriank – Chi nhánh Sông Vân)

Nhìn vào bảng 3.5 nhận thấy, xu hƣớng đang diễn ra về nợ quá hạn theo thời hạn cho vay rất rõ ràng, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn có xu hƣớng giảm, trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn tăng theo từng năm. Cụ thể, năm 2012 nợ quá hạn ngắn hạn là 1,41 tỷ đồng, chiếm 37% tổng nợ quá hạn. Con số này giảm từ 34% (tƣơng ứng 1,49 tỷ đồng năm 2013) xuống còn 29% năm 2014 (tƣơng ứng 7,78 tỷ đồng). Nguyên nhân là do một số khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hiện nay nền kinh tế đang chịu một áp lực nặng nề ở cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp khó khăn rất nhiều trong khâu tiêu thụ, tìm đƣờng đầu ra. Trƣớc tình hình đó, Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân đã hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, kích thích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhƣng về số tuyệt đối cũng tăng lên tƣơng ứng. Từ 2,415 tỷ đồng (tƣơng ứng 63% năm 2012) lên 2,9 tỷ đồng năm 2013(tƣơng ứng 66%) và lên 19,05 tỷ đồng năm 2014 (tƣơng ứng 71%). Tuy có sự tăng giảm về về tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian cho vay nhƣng sự tăng giảm này còn nhỏ. Điều đó đƣợc giải thích nhƣ sau: Chi nhánh Sông Vân đang dần chuyển dịch đầu tƣ cho vay từ ngắn hạn chủ yếu sang trung hạn và dài hạn, chính điều đó đã làm cho tổng dƣ nợ của các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn thay đổi. Một điều cần nhấn mạnh ở đây là cho vay trung dài hạn có thể mang lại lợi

nhuận cao hơn ngắn hạn nhƣng nó lại tiềm ẩn rủi ro cao hơn, điều đó có thể thấy đƣợc một phần qua bảng đã nêu trên.

Bảng 3.6: Cơ cấu nhóm nợ năm 2012-2014

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 Phân loại Dƣ nợ Tỷ trọng (%) (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 425 100 570 100 733 100 Nợ nhóm 1 408,21 96,05 552,16 96,87 692,10 94,42 Nợ nhóm 2 7,22 1,7 7,98 1,4 88,00 1,2 Nợ nhóm 3 4,67 1,1 4,56 0,8 4,40 0,6 Nợ nhóm 4 0,64 0,15 0,63 0,11 0,66 0,09 Nợ nhóm 5 0,34 0,08 0,28 0,05 0,22 0,03 Nợ quá hạn 3,825 0,9 4,390 0,77 26,83 3,66 Nợ xấu 5,65 1,33 5,47 0,96 5,28 0,72

(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro của Agribank – Chi nhánh Sông Vân)

Nhìn vào bảng số liệu 3.6 cho thấy tổng dƣ nợ luôn tăng nhƣng tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tăng giảm theo từng năm. Năm 2012 nợ quá hạn chiếm 0,9% tổng dƣ nợ, trong đó nợ nhóm 5 chiếm 0,08% tổng dƣ nợ. Nhƣng cho đến năm 2013 con số này đã giảm xuống nợ quá hạn chiếm 0,77%, trong đó nợ nhóm 5 chỉ còn 0.05% so với tổng dƣ nợ. Năm 2014 nợ quá hạn lại tăng lên thành 3,66% so với tổng dƣ nợ. Nợ nhóm 5 chiếm 0,03% tƣơng đƣơng với 220 triệu đồng, đồng thời nợ xấu cũng giảm từ 5,65 tỷ đồng (tƣơng ứng 1,33% năm 2012) xuống 5,47 tỷ đồng (tƣơng ứng 0,96% năm 2013) và đến năm 2014 nợ xấu giảm xuống còn 5,28 tỷ đồng (tƣơng ứng 0,72%). Điều này cho thấy rõ nhờ áp dụng các biện pháp, quy trình kiểm soát chặt chẽ, nợ xấu của chi nhánh đã giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng.

Qua phân tích ở trên tình hình nợ quá hạn theo đối tƣợng khách hàng, theo thời hạn cho vay, cơ cấu nhóm nợ tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân, cho thấy giai đoạn tiếp theo ngân hàng cần chú trọng hơn đến công tác bảo đảm an toàn tín dụng. Đồng thời, trong nghiệp vụ tín dụng cần phải

chú trọng hơn đến việc thực hiện đúng quy trình tín dụng, đánh giá khách hàng trƣớc khi vay nhằm ngăn chặn rủi ro có thể xảy đến trong giai đoạn thẩm định xét duyệt. Đối với các khoản vay xấu đã phát sinh nợ quá hạn thậm chí trở thành nợ khó đòi thì ngân hàng cần tích cực thực hiện các biện pháp thu nợ, giảm nợ, khoanh nợ, trích dự phòng rủi ro để xóa nợ…nhằm giảm số nợ quá hạn cũng nhƣ tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dƣ nợ.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)