4.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam–chi nhánh Sông Vân nhánh Sông Vân
Xác định tín dụng vẫn là một hoạt động sinh lời chính cho ngân hàng. Vì vậy trong thời gian qua chi nhánh không ngừng chuyển đổi cơ cấu đầu tƣ, đối tƣợng đầu tƣ, vẫn tập trung hƣớng vào đối tƣợng khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, củng cố chất lƣợng tín dụng.
Về huy động vốn chi nhánh tiếp tục tăng cƣờng mở rộng mạng lƣới giao dịch trong những năm tới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đi kèm với các hình thức Marketing hợp lý. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ huy động vốn, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của khách hàng. Nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn của chi nhánh so với tổng lƣợng vốn huy động. Cân đối một cách vững chắc nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng.
Về công tác tín dụng : tiếp tục thay đổi cơ cấu đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng hoạt động tín dụng tới nhiều lĩnh vực, trên cơ sở giữ vững thị phần ban đầu trên địa bàn hoạt động. Chủ động tiếp cận khách hàng, đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng, bên cạnh vẫn tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ sản xuất có thu nhập ổn định. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, cho vay gắn liền với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng nhƣ dịch vụ chuyển khoản, thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng điện tử . . . Nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế tối đa dƣ nợ quá hạn, kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua một số biện pháp nhƣ: áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng cho khách hàng để phân loại, điều chỉnh hạn mức tín dụng cho hợp lý, đo lƣờng rủi ro tín dụng thƣờng xuyên để có biện pháp hạn chế kịp thời, tạo cơ sở cho việc quản lý rủi ro tín dụng một cách tốt nhất.
Chi nhánh đẩy mạnh tăng cƣờng công tác tài trợ dự án, tăng cƣờng xử lý nợ bằng đồng tài trợ, quan tâm hơn đến vị thế và vai trò của chi nhánh trên địa bàn, có những biện pháp kiên quyết và hữu hiệu nhằm cải thiện chất lƣợng tín dụng của mình.
Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro và tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống. Đẩy mạnh việc thể chế hóa, các quy trình nghiệp vụ của công tác tín dụng.
Đề phòng, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, cần phải hình thành một khuôn khổ pháp lý đồng bộ trong toàn hệ thống, áp dụng các chuẩn mực Nông nghiệp về an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hoàn thiện hơn nữa quy trình phân tích trƣớc khi cấp tín dụng.
Từng bƣớc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng của chi nhánh cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập trong thời gian tới. Nâng cao kĩ năng thẩm định, đặc biệt coi trọng công tác phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng về khách hàng.
Về mặt công nghệ : tăng cƣờng hệ thống thông tin, triển khai nền tảng công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị, sử dụng các phần mềm tiện ích, giúp ngân hàng hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin và cung cấp các sản phẩm cho khách hàng với chất lƣợng tốt hơn, có tính cạnh tranh cao hơn, an toàn hơn.
* Từ định hƣớng và mục tiêu tổng quát trên, chi nhánh đã xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể từ năm 2015 - 2020 nhƣ sau:
- Duy trì tăng trƣởng các chỉ tiêu quy mô (tín dụng, huy động vốn) từ 18 – 20%, thu từ dịch vụ ròng tăng từ 25 – 30%, lợi nhuận trƣớc thuế tăng từ 15 – 20%.
- Phấn đấu dƣ nợ tín dụng/ tổng vốn huy động trên 50%, tăng tín dụng dài hạn lên trên 35%
* Về quản lý RRTD, chi nhánh xác định phấn đấu các mục tiêu: - Tăng tỷ lệ dƣ nợ có đảm bảo/ tổng dƣ nợ từ 80 – 85%
- Giảm tỷ lệ TSĐB là bất động sản xuống còn 30 – 50%, tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá trị (mang tính đảm bảo cao).
- Tiếp tục kiểm soát nợ quá hạn dƣới 3%, nợ xấu dƣới 2% theo quy định của NHNN.
- Giảm tỷ trọng dƣ nợ cho vay chứng khoán và cho vay bất động sản đối với khách hàng cá nhân, xuống còn 40%, đầu tƣ, phát triển các sản phẩm cho vay tiêu
dùng khác nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.