Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 68)

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do biến đổi của nền kinh tế nhƣ: khủng hoảng, suy thoái, lạm phát, thay đổi về giá cả, cung cầu.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, nền kinh tế thế giới đã có những bƣớc thay đổi đáng kể trong năm 2009 và 2010. Tuy vậy, trong năm 2011 kinh tế thế giới trải qua một năm đầy sóng gió với nhiều bài toán chƣa tìm đƣợc lời giải, trong đó hai mối đe dọa lớn nhất là nợ công Châu Âu và những khủng hoảng kinh tế Mỹ.

Nằm trong khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm của nền kinh tế thế giới, Việt Nam không thể không chịu tác động của những xu hƣớng phát triển kinh tế quốc tế nêu trên. Nền kinh tế Việt Nam năm 2011 cũng có một năm đầy biến động, lạm phát tăng cao hơn dự đoán trƣớc đó của các bộ ngành và chuyên gia. Mặc dù, Chính phủ có các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô nhƣng theo số liệu của cục thống kê tính chung cả năm 2011 lạm phát vẫn ở mức cao 18,13% (mức cao nhất khu vực). Hãy so 18,13% với các con số của vài nƣớc lân cận: Trung Quốc 5,5%; Indonesia 4%; Malaysia 3,5%; Philippin 4,7% và Thái Lan 4,1%. Có thể thấy những bất cân đối vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam 2011 khá trầm trọng: thị trƣờng bất động sản bị đóng băng từ đó lộ ra nhiều hệ lụy từ ngân hàng và tín dụng, giá vàng liên tiếp tạo nên các cơn sốt về giá, chứng khoán triền miên chuỗi ngày lao đao. Năm 2011 là một năm sóng gió đối với các doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam, theo ƣớc tính, khoảng 50.000 doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá sản. Đối với ngành Ngân hàng sau quãng thời gian tăng trƣởng quá nhanh với 130 tổ chức tín dụng, gần 10.000 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nƣớc, hệ thống ngân hàng lộ rõ nhiều yếu điểm nguy hiểm: tỷ trọng sở hữu chéo cao, đạo đức kinh doanh xuống thấp, những cuộc đua lãi suất không ngừng và có dấu hiệu "sa lầy" vào bất động sản, nợ xấu gia tăng... Sau khi điều tra vĩ mô và xếp hạng các ngân hàng vào cuối năm 2011, thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Nguyễn Văn Bình đã phát lệnh tái cấu trúc Ngân hàng, để giúp các ngân hàng phát triển bền vững.

Đáng lo hơn nhiều là những vấn đề kinh niên của nền kinh tế gây ra bất ổn vĩ mô đã kéo dài từ nhiều năm nhƣ: thâm hụt ngân sách cao, thâm hụt cán cân thƣơng mại lớn, lạm phát cao, đầu tƣ kém hiệu quả và hệ thống ngân hàng phát triển không bền vững.

Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân này đƣợc 68,33% cán bộ nhân viên làm việc tại chi nhánh lựa chọn là nguyên nhân rất quan trọng gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân.

- Do hành lang pháp lý thiếu đồng bộ, sự điều chỉnh của nhiều văn bản luật chồng chéo không rõ ràng.

Do hệ thống pháp luật ban hành thiếu đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đã lợi dụng sơ hở để cố tình làm sai gây thất thoát của ngân hàng nhiều tỷ đồng. Quy định của pháp luật về hoạt động của ngân hàng nhƣ quy chế cho vay điều kiện vay vốn, các quy định trong việc tranh chấp xử lý tài sản còn nhiều bất cập. Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật của địa phƣơng gây khó khăn trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ xấu.

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN không hiệu quả; Cán bộ thanh tra, mô hình tổ chức thanh tra còn nhiều bất cập và không theo kịp xu hƣớng phát triển của công nghệ. Thanh tra nhà nƣớc còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh để lại hậu quả nghiêm trọng, ít có khả năng ngăn chặn, dự đoán và phòng ngừa rủi ro và vi phạm trong ngân hàng thƣơng mại cổ phần.

Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân này đƣợc 70% cán bộ nhân viên tại chi nhánh lựa chọn là nguyên nhân rất quan trọng gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

* Về phía khách hàng:

- Tình hình tài chính không minh bạch, che dấu các khoản lỗ, cung cấp các thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác là nguyên nhân gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. Khi thẩm định dự án cán bộ tín dụng thƣờng phân tích đánh giá khách hàng lớn thông qua báo cáo tài chính của khách hàng song trên thực tế các báo cáo này thƣờng bị các doanh nghiệp chỉnh sửa và không có kiểm toán vì đối tƣợng khách hàng của chi nhánh thƣờng là các khách hàng nhỏ. Do vậy, độ chính xác không cao, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định, phân tích tình hình tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ vay và đƣa ra quyết định cho vay không đƣợc chính xác. Theo kết quả khảo sát, hai nguyên nhân này đƣợc trên 71% các cán bộ lựa chọ là nguyên nhân rất quan trọng gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân.

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ phía ngƣời vay, từ môi trƣờng khách quan có thể gây ra tình trạng rủi ro tín dụng, còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Cụ thể nhƣ:

- Chƣa sử dụng hiệu quả thông tin về khách hàng và TSBĐ khi xét duyệt cho vay và thiếu giám sát sau cho vay.

Nhân viên tín dụng thiếu năng lực thẩm định, lƣời biếng thu thập thông tin về khách hàng đôi khi hoàn toàn dựa vào tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin hoặc thiếu sự phân tích hợp lý của thông tin. Do hoàn toàn dựa trên tài liệu của khách hàng nên tờ trình thẩm định khách hàng thƣờng đƣợc trình bày suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng nhƣng không nêu đƣợc những điểm mấu chốt có thể dẫn đến quyết định cho vay hay không cho vay

Về phía ngƣời xét duyệt khối lƣợng hồ sơ vay phải xét duyệt quá nhiều và không có thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định của nhân viên tín dụng nên dễ bị đi theo những điều kiện nhân viên tín dụng đã chỉ ra mà quyết định xét duyệt cho vay. Mặt khác, ngƣời xét duyệt cũng dễ rơi vào sai lầm do cảm thấy yên tâm sau khi đọc các thông tin về tài sản thế chấp hoặc quá tin tƣởng vào các thông tin do nhân viên tín dụng đƣa ra và sự kiểm tra trƣớc đó của cấp dƣới.

Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Nếu nhân viên tín dụng không thực hiện đầy đủ các quy định kiểm tra sau khi cho vay thì sẽ xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến khả năng không trả đƣợc nợ hoặc ngân hàng không biết đƣợc khách hàng ngừng hoạt động kinh doanh hay khó khăn về tài chính, nên vẫn tiếp tục giải ngân trong hạn mức tín dụng đã cung cấp cho khách hàng.

Theo kết quả khảo sát, hai nguyên nhân trên đƣợc trên 73% ý kiến của các cán bộ, nhân viên Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân lựa

chọn là nguyên nhân rất quan trọng gây ra rủi ro tín dụng. - Bảo quản và đánh giá lại tài sản đảm bảo chƣa thƣờng xuyên

Các khoản vay từ năm 2009 - 2013 Ngân hàng nhận thế chấp bằng cổ phiếu, khi giá cổ phiếu xuống khách hàng đồng ý cho ngân hàng bán nhƣng do cổ phiếu xuống quá thấp ngân hàng không bán đƣợc khiến cho các khoản vay của khách hàng liên tục bị chuyển nhóm nợ. Ngoài ra, bất động sản cũng giảm giá trị so với thời điểm cho vay, khiến cho việc xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn đặc biệt là bất động sản tại các khu ngoại thành Ninh Bình: Hoa Lƣ, Ninh Tiến, Tam Điệp,…Trong quá tình vay vốn, ngân hàng không yêu cầu bổ sung đƣợc tài sản đảm bảo cho khoản vay. Dẫn đến khi xử lý tài sản bảo đảm không đủ thu hồi nợ. Rủi ro tín dụng cũng xảy ra trong trƣờng hợp phát mại và xử lý sự cố, khách hàng không hợp tác hoặc do hạn chế vị thế pháp lý của ngân hàng trong xử lý tài sản. Chính vì vậy, ngân hàng thƣờng xuyên phải bảo quản và đánh giá lại tài sản bảo đảm. Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân trên có 76,67% ý kiến cán bộ lựa chọn là nguyên nhân rất quan trọng gây ra rủi ro tín dụng.

- Chính sách kinh doanh của ngân hàng chƣa hợp lý, quá tập trung vào một hoặc một nhóm khách hàng.

Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là đối tƣợng khách hàng mà lƣợng vốn vay thƣờng nhỏ, hoạt động kinh doanh chịu ảnh hƣởng lớn của tác động thị trƣờng.Tuy khả năng thích nghi của đối tƣợng khách hàng này với sự biến động của thị trƣờng là linh hoạt và hiệu quả song mức độ rủi ro của đối tƣợng khách hàng này là rất lớn. Hoạt động của họ khó có thể kiểm soát. Khi khách hàng gặp rủi ro kéo theo rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải. Khách hàng không có khả năng trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Vì vậy chi nhánh cần đa dạng mở rộng đối tƣợng, nâng cao chất lƣợng công nghệ ngân hàng, đƣa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có sức hấp dẫn thu hút các khách hàng lớn, các doanh nghiệp nhà nƣớc, tập đoàn kinh tế, nhằm hạn chế các rủi ro từ khách hàng nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân rất quan trọng gây ra rủi ro tín dụng đƣợc 75% cán bộ nhân viên lựa chọn.

- Trình độ và kinh nghiệm chƣa đáp ứng, chƣa có sự phân công phù hợp

Đội ngũ cán bộ của chi nhánh phần lớn còn rất trẻ vì vậy kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế là một tình trạng chung giữa các ngân hàng. Chi nhánh thiếu cán bộ quản lý có khả năng hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, tổ chức điều hành kinh doanh, còn thiếu cán bộ tác nghiệp lành nghề, hiểu sâu nghiệp vụ và tâm huyết với nghề nghiệp. Là một hoạt động quan trọng đối với ngân hàng, hoạt động tín dụng cần những cán bộ có năng lực phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích khoản vay, phân tích dự án vay vốn, xử lý tác nghiệp tín dụng, nắm chặt luật định của ngân hàng không chỉ trong nƣớc mà còn là luật Nông nghiệp. Nhằm đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động bảo lãnh, ký quỹ, mở L/C phục vụ đối tƣợng là khách hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nƣớc tham gia thƣơng mại Nông nghiệp, tránh xảy ra tranh chấp và thiệt hại do không nắm chặt điều luật Nông nghiệp. Cán bộ tín dụng còn phải là ngƣời có khả năng va chạm với các góc cạnh trong nền kinh tế thị trƣờng, là ngƣời có tƣ cách đạo đức, tinh thần trách nhiệm. Đánh giá của cán bộ tín dụng tốt, chính xác sẽ giúp cho khoản tín dụng mà ngân hàng cấp hạn chế đƣợc các rủi ro không mong muốn.

Là những cán bộ trẻ bên cạnh những hạn chế do thiếu kinh nghiệm trong công việc nhƣng bù lại họ là những ngƣời có sức trẻ, sự xông xáo trong công việc, sự ham mê học hỏi và họ có những kiến thức chuyên môn bài bản vừa đƣợc các thầy cô trang bị đào tạo từ trong ghế nhà trƣờng. Vì vậy đối với đội ngũ cán bộ trẻ, chi nhánh cần quan tâm đến vấn đề đào tạo và đào tạo lại nằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ của mình. Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân trình độ và kinh nghiệm chƣa đáp ứng, chƣa có sự phân công phù hợp có tới 69% cán bộ, nhân viên Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân lựa chọn là nguyên nhân rất quan trọng gây ra rủi ro tín dụng.

- Cán bộ tín dụng thiếu trung thực

Rủi ro tín dụng do nhân viên tín dụng thiếu trung thực và có ý đồ gian lận sẽ dễ dàng xảy ra khi ngân hàng quản lý tín dụng lỏng lẻo, sơ hở và các điều kiện cám dỗ nhân viên tín dụng quá thuận lợi. Hầu hết các cán bộ quản lý Ngân hàng

NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân đƣợc phỏng vấn đều bày tỏ lo ngại về vấn đề này vì họ cho rằng để xét duyệt cho vay đúng đắn có thể dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp, sự xét đoán và nhiều nguồn thông tin, để hạn chế đƣợc rủi ro pháp lý có thể nhờ sự tham vấn của luật sƣ, để kiểm soát cho vay chặt chẽ có thể dựa vào quy trình tín dụng và cơ chế cho vay ngặt nghèo. Nhƣng nếu nhân viên tín dụng cố ý gian lận, thông đồng với khách hàng thì nhà quản lý có thể không phát hiện ra đƣợc. Nguyên nhân này đƣợc 80% cán bộ, nhân viên tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân lựa chọn là nguyên nhân rất quan trọng gây ra rủi ro tín dụng.

Kết luận chương 3

Trong nhiều năm qua, Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam Sông Vân luôn phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam và đã có những thành công bƣớc đầu khả quan. Chi nhánh Sông Vân thành lập từ 2003 cho đến nay hoạt động kinh doanh khá tốt, hoạt động tín dụng đƣợc mở rộng tăng nhanh. Tuy nhiên, cùng với dƣ nợ tín dụng tăng và do ảnh hƣởng của nền kinh tế chung năm 2012 – 2014 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có xu hƣớng tăng. Do đó, yêu cầu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng vẫn là yêu cầu hết sức cấp bách và là một thách thức thực sự đối với ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân trong nỗ lực tăng trƣởng tín dụng an toàn và hiệu quả. Chƣơng 3 của khóa luận đã nghiên cứu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, kết quả thu đƣợc trong việc hạn chế rủi ro tín dụng , kết quả khảo sát về nguyên nhân rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân, từ đó làm cơ sở khoa học thực tiễn cho các giải pháp, đề xuất ở chƣơng 4.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNO&PTNT

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)