Nâng cao chất lượng công tác phân tích và đánh giá khách hàng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 80)

Cơ chế hoạt động của của ngân hàng là cơ chế sàng lọc, bởi lẽ hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro. Chính vì vậy, để hoạt động một cách hiệu quả thông thƣờng các ngân hàng phải đánh giá và lựa chọn khách hàng. Ngoài mô hình đánh giá khách hàng theo phƣơng pháp định tính, các ngân hàng thƣờng sử dụng mô hình điểm số để lƣợng hóa RRTD của ngƣời vay. Chúng ta biết rằng đánh giá để phân loại đƣợc khách hàng là một khâu quan trọng giúp ngân hàng dễ dàng trong việc tiếp cận, quản lý, đƣa ra các chính sách khách hàng phù hợp, mở rộng hoạt động kinh doanh. Trƣớc đây hầu hết các ngân hàng đều dựa vào phƣơng pháp truyền thống để đánh giá nhƣng phƣơng pháp này tỏ ra vừa mất thời gian, tốn kém lại mang tính chủ quan. Ngày nay mô hình tính điểm đƣợc áp dụng rộng rãi bởi do những ƣu điểm của nó mang lại đó là: cho phép xử lý nhanh chóng một khối lƣợng lớn các đơn xin vay, với chi phí thấp, khách quan góp phần tích cực trong việc kiểm soát tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, hai phƣơng pháp này không loại trừ nhau, nếu kết hợp một cách linh hoạt sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác thẩm định. Vậy Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân nên hoàn thiện mô hình này theo hƣớng sau:

- Phải thiết lập một cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng và đào tạo cán bộ vận hành; đặc biệt phải có chuyên gia giỏi về quản trị rủi ro, vì việc xếp loại tín dụng bao giờ cũng phải thực hiện song song bằng máy tính và phƣơng pháp chuyên gia để đƣa ra kết luận cuối cùng chuẩn xác nhất.

- Phải có hệ thống máy móc thiết bị tin học và truyền thông thích hợp.

- Phải xây dựng đƣợc các bài toán xếp loại, chấm điểm tín dụng phù hợp với cơ cấu khách hàng hiện tại và dự kiến tƣơng lai của mình; từ đó xây dựng các phần mềm xếp loại và tính điểm phù hợp với các đối tƣợng khác nhau.

Việc xây dựng hệ thống tính điểm cần đƣợc hoàn thiện theo thời gian, liên tục phải chỉnh sửa, khắc phục những hạn chế của từng bài toán. Do đó sự hỗ trợ nguồn lực về con ngƣời và công nghệ thông tin là rất cần thiết. Mặt khác, hệ thống tính điểm này phải có tính mềm dẻo, phải thể hiện đƣợc cả sự tác động của yếu tố môi trƣờng kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)