Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.
Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Do hiểu đƣợc tầm quan trọng của quy trình tín dụng nên Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân đã xây dựng hệ thống quy trình tín
dụng chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, có đến 71,67% cán bộ, nhân viên chi nhánh lựa chọn giải pháp “ Xây dựng mới quy trình đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng” là giải pháp rất quan trọng. Sự phân định quyền và chức năng rõ ràng cho từng bộ phận giúp cán bộ ngân hàng thiết lập hồ sơ, thủ tục vay vốn cho khách hàng sẽ không bị chồng chéo, thủ tục sẽ nhanh và chính xác. Với tƣ tƣởng và quan điểm hiện đại của ban lãnh đạo Ngân hàng nhƣ: chấp nhận rủi ro có tính toán trƣớc, mức độ rủi ro đi liền với định giá khoản vay…Ngân hàng đã có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi ro đồng thời tiến hành thực hiện quản lý rủi ro qua các khâu trong quy trình tín dụng nhƣ sau:
+ Về thẩm định tín dụng:
Đã thực hiện phân tích khách hàng khi cho vay, trong đó đặc biệt đã có những đánh giá về tƣ cách, khả năng, tài sản thế chấp; thông tin tín dụng và đặc biệt là tình hình dƣ nợ tại các ngân hàng rất đƣợc quan tâm. Để đánh giá đƣợc tƣ cách , khả năng, tài sản thế chấp,chi nhánh cần thƣờng xuyên cập nhập các thông tin từ bên ngoài nhƣ từ các đối tác kinh doanh cùng với khách hàng,thông tin từ các ngân hàng cạnh tranh; phía khách hàng cũng phải hoàn thiện đầy đủ các thủ tục về hồ sơ thế chấp. 76,67% cán bộ, nhân viên tại chi nhánh chọn giải pháp “Thƣờng xuyên thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài”, 68,33% lựa chọn giải pháp “Hoàn thiện hồ sơ thế chấp” là giải pháp quan trọng hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
Ngân hàng đã đánh giá năng lực của khách hàng về một số mặt nhƣ: đánh giá khả năng quản lý tổng quát, đánh giá khả năng lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Quy trình cho vay qua nhiều khâu thẩm định, một số khoản vay khi thẩm định tại chi nhánh qua phòng Tái thẩm định và Hội đồng tín dụng xét duyệt, phê duyệt cấp tín dụng.
+ Về xác định nhu cầu vốn lƣu động:
Ngân hàng rất chú ý, đặc biệt là đối tƣợng khách hàng vay theo hạn mức tín dụng, khách hàng cần tăng vốn tự có và kiểm toán các báo cáo tài chính. Việc phân tích báo cáo tài chính, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và cơ cấu khoản vay đƣợc bộ phận kinh doanh tiến hành thƣờng xuyên và đảm bảo nội dung phân tích đầy đủ, chính
xác nhu cầu vốn của khách hàng. Vì vậy, theo kết quả điều tra, khảo sát giải pháp “Khách hàng cần tăng vốn tự có và kiểm toán các báo cáo tài chính” là giải pháp quan trọng với 76,67% ý kiến cán bộ, nhân viên làm việc tại chi nhánh lựa chọn hạn chế rủi ro tín dụng. Đồng thời xác định khả năng hiện tại và tƣơng lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng (khả năng đảm bảo thu hồi vốn + lãi của ngân hàng trong tƣơng lai).
+ Cơ cấu khoản vay:
Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân có rất nhiều sản phẩm vay dành cho khách hàng tùy theo nhu cầu sử dụng vốn. Trên cơ sở đánh giá khách hàng, đánh giá phƣơng án sản xuất kinh doanh và các vấn đề liên quan, ngân hàng luôn có cơ cấu khoản vay phù hợp đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn. Khi xác định cho vay cán bộ tín dụng phải tính toán cân đối hợp lý về khả năng trả nợ, nguồn trả nợ (các khoản phải thu trong tƣơng lai) và thời gian sử dụng vốn của khách hàng từ đó mới đƣa ra quyết định nên cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn hoặc không cho vay.
Mục tiêu:
Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập đƣợc từ phía khách hàng, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
+ Hợp đồng tín dụng:
Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam xác định đƣợc đó là công cụ bảo vệ ngân hàng, là chứng cứ trƣớc pháp luật của ngân hàng. Hiện nay, ở Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam đã có phòng pháp chế soạn ra hợp đồng tín dụng khuôn mẫu đảm bảo an toàn cho các khoản vay. Đối với những trƣờng hợp đặc biệt, một số hợp đồng lớn, có các yếu tố đáng quan tâm nhƣ: Vay hoạt động dự án mới, mua bán các
tài sản lớn,…hiện nay đã thuê tƣ vấn luật để tìm hiểu kỹ cùng nhau đƣa ra các điều khoản mới trong hợp đồng phù hợp vớ điều kiện của doanh nghiệp cũng nhƣ giảm thiểu các rủi ro tín dụng cho ngân hàng trong khi có tranh chấp xảy ra.
+ Về giám sát rủi ro tín dụng:
Các cán bộ tín dụng thực hiện hầu hết các nội dung giám sát nhƣ: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản, kiểm tra hạn mức tín dụng, thƣờng xuyên gặp gỡ khách hàng và tham quan thực địa. Giám sát hoạt động khách hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay, để đánh giá tình hình sử dụng vốn vay vào hoạt động kinh doanh lĩnh vực gì, sử dụng vốn vay của khách hàng đã đúng và hiệu quả chƣa, quan trọng hơn nữa là giám sát sau khi cho vay việc trả lãi hàng tháng và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Giải pháp “Giám sát hoạt động khách hàng trƣớc, trong, sau khi cho vay” đƣợc 75% ý kiến cán bộ, nhân viên làm việc tại chi nhánh lựa chọn là giải pháp quan trọng hạn chế rủi ro tín dụng. Đồng thời quản lý cấp trên cũng thƣờng xuyên triển khai công tác kiểm soát nội bộ nhƣ: định kỳ kiểm tra việc thực hiện các quy chế nội bộ, luật…Ban lãnh đạo ngân hàng thông qua các báo cáo quản lý kiểm tra tình hình tín dụng. Phân loại nợ, trích lập dự phòng định kỳ theo Thông tƣ số 02/2013/TT – NHNN và Thông tƣ 09/2014/TT – NHNN có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.
+ Xử lý nợ có vấn đề:
Quá trình xử lý nợ có vấn đề cơ bản đƣợc thực hiện theo trình tự lý thuyết, đó là nghiên cứu đánh giá khách hàng, sau đó thực hiện phƣơng án. Khi đã thực hiện phƣơng án khắc phục mà việc thu nợ vẫn chƣa hoàn tất, nếu đủ điều kiện sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã trích lập theo Thông tƣ số 02/2013/TT – NHNN và Thông tƣ 09/2014/TT – NHNN có hiệu lực ngày 1/6/2014 thì ngân hàng xử lý và đƣa ra theo dõi ngoại bảng. Ngoài ra ngân hàng cũng đã sử dụng đến công cụ mua bán nợ để xử lý các khoản nợ khó đòi.
+ Báo cáo tín dụng:
Báo cáo tín dụng là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý tín dụng. Ngân hàng thƣờng xuyên báo cáo rủi ro tín dụng, thực hiện các báo cáo về
rủi ro tín dụng cho ngân hàng nhà nƣớc theo 10 khách hàng, báo cáo tình hình tài sản thế chấp…
Chính nhờ sự quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ và khoa học, làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân trong những năm gần đây thấp luôn giữ ở mức xấp xỉ 1%, đây là một kết quả đang khích lệ trong điều kiện hiện nay, làm tăng thêm niềm tin ở khách hàng.