a. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính: Công tác này bao gồm: xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, bản đồ địa chính…đây là nội dung rất quan trọng là cơ sở để thực hiện các nội dung sau, đồng thời nó phản ảnh hiện trạng sử dụng đất. Để nắm số lƣợng, chất lƣợng đất đai Nhà nƣớc phải tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc để nắm đƣợc quỹ đất theo từng loại đất và từng loại đối tƣợng sử dụng đất. Bản đồ địa chính là bản đồ chi tiết phản ánh hiện trạng sử dụng đất, trên đó vừa thể hiện các yếu tố kỹ thuật về thửa đất nhƣ hình thể, vị trí (tọa độ) diện tích, kích thƣớc các cạnh lại vừa thể hiện các yếu tố xã hội nhƣ chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đối với thửa đất, tình trạng quy hoạch,…Đây có thể coi là nguồn tài liệu gốc quan trọng nhất để từ đó thực hiện các nhiệm vụ khác của công tác quản lý đất đai nhƣ thống kê đất đai, cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng,…
24
b. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là biện pháp quan trọng để xác định quyền sử dụng đất, quản lý biến động đất đai.
Xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai là việc thiết lập ban đầu và cập nhật biến động hệ thống hồ sơ ở dạng giấy và dạng số về toàn bộ nguồn lực đất đai, tình hình phân bổ sử dụng, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất, thông tin về ngƣời sử dụng đất,…nhằm mục đích phục vụ công tác tra cứu, quản lý, hoạch định chính sách.
Lập và quản lý tốt hệ thống hồ sơ địa chính là nhiệm vụ hành đầu để quản lý chặt chẽ đất đai trong quá trình phát triển thị trƣờng bất động sản, là cơ sở pháp lý để xác định tính pháp lý của đất đai.
Đăng ký đất đai là quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Sau khi phát sinh quyền sử dụng đất (giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, …) hoặc có những thay đổi trong sử dụng đất thì ngƣời sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan nhà nƣớc để đƣợc công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp và làm giấy CNQSDĐ. GCNQSDĐ là chứng thƣ pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa Nhà nƣớc với ngƣời sử dụng đất. Đƣợc cấp GCNQSDĐ là quyền đầu tiên của ngƣời sử dụng đất, là cơ sở để thực hiện các quyền khác của ngƣời sử dụng đất, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất. GCNQSDĐ cũng là điều kiện để giao dịch trên thị trƣờng.
c. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai một cách cụ thể về số lƣợng, chất lƣợng, vị trí, không gian trên cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế, xã hội. Kế hoạch hóa đất đai là sự xác định các tiêu chí về sử dụng đất đai, các biện pháp và thời hạn thực hiện quy hoạch đất đai. Trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch, kế hoạch hóa là một công cụ hết sức hữu hiệu, nhất là trong nền kinh tế thị trƣờng. Nó giúp cho việc sử dụng đất đai và các
25
nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách tiết kiệm, có hiệu quả, giữ gìn cảnh quan môi trƣờng. Quy hoạch còn là công cụ phân bổ nguồn lực (kể cả vốn, lao động, công nghệ) đồng đều ở các vùng miền trong cả nƣớc. Quy hoạch dài hạn về đất đai đƣợc công bố sẽ giúp các nhà đầu tƣ chủ động hơn trong việc hoạch định chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của mình. Thông qua công cụ quy hoạch, Nhà nƣớc sẽ góp phần điều tiết cung, cầu một số loại đất trên thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng sơ cấp của bất động sản. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dƣợc duyệt là căn cứ và là điều kiện bắt buộc để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Quy hoạch là công cụ quản lý khoa học, vì trong công tác quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, tính khoa học và tính dự báo. Một quy hoạch tốt cần đảm bảo tính chiến lƣợc và tính thực thi. Trong công tác thực thi cần tuân thủ theo các nội dung đã quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh bổ sung.
Quy hoạch, kế hoạch là công cụ quan trọng của quản lý, tuy nhiên không đƣợc lạm dụng quy hoạch, kế hoạch hóa nếu không sẽ rôi vào tình trạng hành chính hóa các quan hệ về đất đai, điều này trái với sự vận động của nền kinh tế thị trƣờng.
Ngoài quy hoạch sử dụng đất, còn có các quy hoạch khác hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai nhƣ quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cƣ nông thôn,…