a. Nhân tố kinh tế
Theo giáo trình “Quy hoạch và quản lý quy hoạch”, năm 2014, NXB Tài chính: Nhân tố kinh tế bao gồm các nhân tố: Sự phát triển của thị trƣờng (bao gồm của hệ thống thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm), sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng về kinh tế và xã hội, trình độ phát triển của các ngành kinh tế, sự phân bố sản xuất…
Các nhân tố kinh tế có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sử dụng đất đai của mỗi quốc gia cũng nhƣ của từng vùng địa phƣơng.
Trình độ phát triển của thị trƣờng sẽ có ảnh hƣởng đến việc đảm bảo các yếu tố đầu vào cho việc khai thác đất, đồng thời quyết định quy mô khai thác (đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng).
Trình độ phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là hệ thống đƣờng xá giao thông, thủy lợi…sẽ có ý nghĩa rất lớn đến việc thu hút đầu tƣ khai thác các vùng đất đai. Đối với nƣớc ta đó là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa đang còn nhiều tiềm năng về đất đai nhƣng do giao thông, thủy lợi chƣa phát triển nên chƣa khai thác đƣợc hoặc khai thác chƣa hiệu quả.
Trình độ của các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đến phƣơng thức sử dụng đất. Chẳng hạn, trình độ phát triển của nông nghiệp cho phép con
38
ngƣời khai thác, sử dụng đất theo hƣớng thâm canh (tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cao trên đơn vị diện tích đất đai sử dụng). Hoặc các ngành công nghiệp, xây dựng phát triển ở trình độ cao sẽ cho phép bố trí các cơ sở sản xuất tiết kiệm đất, tạo ra đƣợc nhiều căn hộ trên đơn vị diện tích đất xây dựng, cung cấp, trang bị nhiều máy móc và các công nghệ tiên tiến hiện đại cho việc khai thác, sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn.
Sự phân bố sản xuất hợp lý, việc xác định cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ cho phép khai thác và sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn do bố trí ngành sản xuất phù hợp với lợi thế đất đai.
b. Nhân tố về xã hội
Theo giáo trình “Quy hoạch và quản lý quy hoạch”, năm 2014, NXB Tài chính: Nhân tố về xã hội bao gồm các nhân tố: Mật độ dân số, phong tục, tập quán hay trình độ phát triển về mặt xã hội nói chung (trình độ dân trí) cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến việc sử dụng đất. Chẳng hạn đối với vùng đồng bằng do mật độ dân số cao, trình độ phát triển xã hội cao hơn các tỉnh miền núi nên trình độ sử dụng đất cũng cao hơn rất nhiều. Các tỉnh miền núi mật độ dân số thấp, do trình độ phát triển xã hội chƣa cao (còn lạc hậu), nhiều vùng tập quán du canh du cƣ còn tồn tại nên việc sử dụng đất còn lãng phí, nhiều vùng đất bị tàn phá ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng tự nhiên,…
Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động sáng tạo của con ngƣời. Trong lịch sử loài ngƣời khi xã hội chƣa phát triển, lực lƣợng sản xuất còn thấp, nhận thức của con ngƣời về đất đai, về tự nhiên chƣa đầy đủ, chƣa chịu áp lực về dân số, con ngƣời chủ yếu khai thác độ phì nhiêu của đất.
Sự gia tăng dân số đang là áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất đai. Do đó đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt
39
đƣợc khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lƣơng thực, đồng thời bảo vệ đƣợc hệ sinh thái cây trồng và môi trƣờng đang sống.