Nhân tố pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 51)

Thực tiễn và kết quả của công cuộc đổi mới mang lại ngày càng chứng minh không thể thiếu đƣợc pháp luật trong đời sống xã hội. Bởi vì đƣờng lối của Đảng không thể thực hiện đƣợc nếu đƣờng lối đó không đƣợc nhà nƣớc thể chế thành pháp luật. Nhà nƣớc không thể tổ chức thực hiện đƣờng lối của Đảng và quản lý xã hội một cách có hiệu quả nếu không thực hiện quản lý bằng pháp luật, các quyền tự do dân chủ của công dân không thể thực hiện nếu không có pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đảng ta xác định nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Chính vì thế cho nên pháp luật sẽ có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý. Một hệ thống đồng bộ, rõ ràng, cụ thể làm cho công tác quản lý đƣợc hiệu quả và thuận lợi. Vì các cơ quan quản lý theo đúng pháp luật quy định mà thực hiện, không gặp những vƣớng mắc trở ngại nào nếu nhƣ văn bản pháp luật đó mang tính khoa học và cụ thể. Pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cơ cấu kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng cùng với các mối quan hệ sử dụng đất đai phức tạp đòi hỏi pháp luật nói chung và luật đất đai nói riêng phải tạo nên một môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động tự do kinh doanh phát triển, tạo cơ hội cho mọi ngƣời làm ăn sinh sống theo pháp luật.

Bên cạnh đó, pháp luật còn tạo điều kiện để nhà nƣớc thực hiện đƣợc vai trò của ngƣời điều hành nền kinh tế thị trƣờng, pháp luật còn là công cụ để nhà nƣớc kiểm tra các hoạt động kinh doanh, trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, pháp luật còn xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở

40

pháp lý của nhà nƣớc, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về đất đai nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý. Để đạt đƣợc điều đó, pháp luật phải xác định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cũng nhƣ thẩm quyền của cơ quan Nhà nƣớc.

Pháp luật của Nhà nƣớc ta hiện nay phải là cơ sở để hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc phù hợp với cơ chế mới mà trƣớc hết phải cải cách một bƣớc nền hành chính quốc gia. Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã đƣợc điều chỉnh, bổ sung thƣờng xuyên, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giải quyết một số vấn đề vƣớng mắc trong thực tế. Số lƣợng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhiều, nhƣng thiếu đồng bộ, thiếu ổn định. Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền địa phƣơng ban hành còn chậm, nội dung hƣớng dẫn chƣa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Bởi vậy, làm cho các cấp các ngành còn lúng túng trong việc thi hành pháp luật đất đai dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đất đai còn thấp.

Từ đó có thể thấy nhân tố pháp luật có tác động mạnh đến công tác quản lý đất đai. Nó có thể làm nâng cao hiệu quả hoặc làm giảm hiệu lực quản lý. Chính vì thế kiện toàn hệ thống pháp luật là vấn đề cấp bách hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)