Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Bắc Mê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 95)

a. Định hƣớng, mục tiêu tổng hợp

Phát triển nền kinh tế hàng hóa, khai thác tối đa các nguồn lực trong huyện nhƣ lao động, đất đai, tài nguyên khoáng sản... Trƣớc hết huyện Bắc Mê phải đƣợc phát triển trong mối tƣơng tác với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trƣớc tiên phải trên cơ sở gắn với phát triển nông, lâm nghiệp. Ƣu tiên xây dựng các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng điều kiện cụ thể để vừa giải quyết đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm nông lâm sản, vừa định hƣớng sản xuất nông lâm nghiệp hình thành vùng tập trung cung cấp nguyên liệu, sản phẩm hàng hóa.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Để đạt đƣợc hƣớng chuyển dịch này, hƣớng đầu tƣ khai thác tài nguyên trong đó có đất đai sẽ đƣợc ƣu tiên cho các lĩnh vực nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật nhƣ giao thông, thủy lợi, thủy điện và các lĩnh vực sự nghiệp khác.

Xây dựng thị trấn Yên Phú và các trung tâm xã Yên Định; Minh Ngọc, Yên Cƣờng, Giáp Trung trở thành trung tâm kinh tế phát triển, đầu mối giao lƣu quan trọng với chức năng là những hạt nhân nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế - xã hội vùng nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết tốt các mục tiêu về dân số, xã hội rộng khắp.

Phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên gắn liền với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, phát triển bền vững, giữ vững an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.

b. Định hƣớng, mục tiêu phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu:

Nông nghiệp: Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện sinh thái từng khu vực, hƣớng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có sản lƣợng lớn tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp

84

chế biến, hƣớng vào các sản phẩm có thế mạnh nhƣ lƣơng thực (lúa, ngô), mía đƣờng, chè, cây ăn quả (cam, quýt, nhãn, vải), cây nguyên liệu giấy, gỗ, thức ăn gia súc.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Phải tạo ra sự phát triển vƣợt trội trong nền kinh tế, ngay từ bây giờ và về lâu dài tập trung đầu tƣ phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm sản; khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; sản xuất điện...

Các ngành dịch vụ: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng cao, chú trọng phát triển dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải.

Phát triển cơ sở hạ tầng: Phát triển đồng bộ đầy đủ hệ thống công trình giao thông, chuyển dẫn năng lƣợng, thông tin trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống các tuyến tỉnh lộ, đƣờng liên thôn, liên xã, đảm bảo lƣu thông thuận tiện trên toàn địa bàn và hòa nhập khu vực.

Phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn: Đầu tƣ xây dựng thị trấn Yên Phú, các trung tâm xã theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. Quy hoạch xây dựng các khu dân cƣ tập trung, gần đầu mối giao thông...

Lĩnh vực môi trường: Phát triển sản xuất, xây dựng đô thị, khu dân cƣ gắn với yêu cầu đảm bảo an toàn và không ngừng nâng cao chất lƣợng môi trƣờng, không để xảy ra lũ lụt lớn; hạn chế đến mức thấp nhất xói mòn rửa trôi đất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 95)