Nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý đất đai ở huyện Bắc Mê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 89)

Nguyên nhân khách quan:

- Do chính sách, pháp luật về đất đai thƣờng xuyên thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử, không ổn định, còn thiếu đồng bộ, chồng chéo mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết, chất lƣợng giải quyết chƣa cao đối với một số trƣờng hợp khiếu kiện của công dân dẫn đến tình trạng khiếu nại không có điểm dừng, không rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về cơ quan nào. Ý thức

78

chấp hành của một bộ phận ngƣời sử dụng đất còn hạn chế. Việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn mang tính chủ quan, nể nang nặng về mệnh lệnh hành chính, chƣa thƣờng xuyên thâm vấn cộng đồng, nhiều quyết định giải quyết chƣa thấu tình đạt lý. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không đƣợc giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài.

- Luật Đất đai đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của cấp tỉnh, huyện, xã nhƣng về trách nhiệm quản lý vẫn chƣa rõ ràng. Không ít trƣờng hợp cơ quan quản lý đất đai không thể xử lý dứt điểm các phát sinh trong quan hệ sử dụng đất của các thành phần kinh tế. Có lúc vai trò quản lý bị coi nhẹ, hạn chế về quyền lực. Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính phải liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, thời gian xét duyệt lâu dài làm nản lòng các nhà đầu tƣ.

- Các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chƣa đƣợc tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho công tác quản lý của địa phƣơng.

- Công tác lƣu trữ hồ sơ địa chính trƣớc đây tài liệu bị thất thoát nhiều phần gây ảnh hƣởng tới tiến độ giải quyết các đơn thƣ.

Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác tuyền truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai chƣa tốt, pháp luật về đất đai chƣa thực sự đi vào cuộc sống; nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Luật và các văn bản dƣới Luật của chính quyền huyện trong quản lý đất đai chƣa đƣợc chú trọng, còn thụ động, chạy theo sự vụ.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành luật, thi hành công vụ, sự phối hợp giữa các cấp các ngành chƣa tốt thiếu chặt chẽ, chƣa đƣợc thƣờng xuyên và liên tục, thời gian xử lý kéo dài, gây tác động xấu đối với

79

công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Các đoàn kiểm tra mới chỉ dừng lại ở khâu kết luận thanh tra và kiến nghị xử lý mà chƣa có kế hoạch và quan tâm thực hiện giám sát kết quả xử lý.

- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai của huyện và của xã số lƣợng còn thiếu so với yêu cầu đặt ra, một số cán bộ địa chính trình độ, năng lực chƣa cao, chƣa có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, chƣa vận dụng đúng pháp luật đất đai vào thực tiễn của địa phƣơng, có nơi, có lúc còn tùy tiện, đôi khi buông lỏng công tác quản lý và thiếu tinh thần trách nhiệm. Tình trạng nhũng nhiễu, trì trệ trong xử lý hồ sơ về đất đai của cán bộ làm công tác quản lý đất đai còn xảy ra.

Những kết quả đạt đƣợc của công tác quản lý đất đai tạo tiền đề quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho những năm tiếp theo, đồng thời khuyến khích động viên cán bộ địa chính phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Việc tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế nhằm khắc phục, giải quyết triệt để những hạn chế đó góp phần đƣa công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vào nề nếp theo quy định pháp luật.

80

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC MÊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)