Vị trí địa lý và ranh giới địa chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 58)

Trung tâm huyện Bắc Mê cách thành phố Hà Giang 55km về phía Đông, có toạ độ địa lý 220

34‟00‟‟đến 220

55‟00‟‟ vĩ độ Bắc từ 1050 00‟00‟‟đến 1050 30‟12‟‟ kinh độ Đông, vị trí của huyện giáp với:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Minh. - Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp thành phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên. - Phía Đông giáp Tỉnh Cao Bằng.

Hình 3.1. Bản đồ huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường)

Diện tích tự nhiên của huyện là 85.259,00 ha, chiếm 10,77% diện tích của tỉnh gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã, tiếp giáp với thành phố Hà Giang là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội của tỉnh Hà Giang, Quốc lộ 34 chạy qua huyện với chiều dài là 64 km, nối liền trung tâm huyện với thành phố Hà Giang, ngoài ra còn có 2 tuyến đƣờng huyện lộ đi Na Hang và đi Yên

47

Minh, là một trong những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

a. Dân số và lao động

Đặc điểm phân bố dân cƣ và dịch chuyển theo đơn vị hành chính vùng trọng điểm, đô thị, nông thôn. Huyện Bắc Mê gồm 13 xã, thị trấn dân cƣ phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các tuyến đƣờng giao thông chính của huyện và các đƣờng liên xã khá thuận lợi cho việc giao lƣu, trao đổi hàng hóa và đi lại của nhân dân.

Dân số tăng, đô thị hóa nhanh làm cho công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai gặp rất nhiều khó khăn nhƣ giải phóng mặt bằng, tái định cƣ.

Lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động nhiều nhƣng chủ yếu là lao động chân tay, lực lƣợng lao động có trình độ cao rất ít.

b. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua huyện Bắc Mê nền kinh tế của huyện gặp không ít khó khăn thử thách. Song dƣới sự lãnh đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng, sự phấn đấu vƣơn lên của các cấp, các ngành, nhân dân các dân tộc trong huyện vẫn tiếp tục tăng trƣởng, đời sống nhân dân trong huyện cơ bản đƣợc ổn định về nhiều mặt.

Nền kinh tế từ năm 2010-2014 liên tục tăng trƣởng ổn định, tốc độ tăng trƣởng GDP của huyện đạt 114,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. (Nguồn UBND huyện Bắc Mê).

Phát triển kinh tế tác động đến việc sử dụng đất: Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện có bƣớc chuyển biến mạnh với sự tăng trƣởng nhanh chóng của hai lĩnh vực kinh tế đó là công nghiệp-xây dựng và thƣơng mại- dịch vụ, khu vực kinh tế nông lâm nghiệp cũng có bƣớc tăng trƣởng nhƣng

48

chậm hơn dẫn đến cơ cấu kinh tế có sự thay đổi đó là giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và thƣơng mại-dịch vụ.

Giao thông: Trong những năm qua đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự đóng góp đáng kể của nhân dân địa phƣơng hệ thống giao thông trên địa bàn toàn huyện phát triển khá mạnh. Hiện nay trên địa bàn huyện có 13/13 số xã, thị trấn có đƣờng ô tô rải nhựa đến trung tâm xã và 100% thôn bản có đƣờng ô tô, đƣờng dân sinh.

3.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Bắc Mê đối với công tác quản lý đất đai ở huyện Bắc Mê đối với công tác quản lý đất đai

3.1.3.1. Những thuận lợi, lợi thế:

Trong những năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai mƣa lũ và tác động của suy thoái kinh tế. Song đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng, của tỉnh và các sở, ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ, sự lãnh đạo sát sao của Ban thƣờng vụ Huyện ủy, sự chỉ đạo điều hành linh hoạt và hiệu quả của các cấp chính quyền, sự cố gắng nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, kinh tế- xã hội, quốc phòng-an ninh của huyện tiếp tục đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Theo “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 của huyện Bắc Mê” các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản đều đạt và vƣợt so với kế hoạch nhƣ: tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt 30.774,7 tấn đạt 102,7% kế hoạch tỉnh giao, đạt 97,7% kế hoạch của huyện giao, tăng 7% so với cùng kỳ năm trƣớc; thu ngân sách trên địa bàn (thuế và phí) 55,14 tỷ đồng, đạt 119,9% kế hoạch tỉnh giao, đạt 117,3% kế hoạch huyện giao; thu nhập bình quân đầu ngƣời/ năm đạt 14,9 triệu đồng, tăng 2,5 triệu đồng so với năm 2012. Do vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của huyện đến nay tình hình kinh tế-xã hội của huyện luôn ổn định và liên tục phát triển, đời sống của đại bộ phận nhân dân các dân tộc trong huyện đƣợc

49

cải thiện, quốc phòng đƣợc đảm bảo, an ninh chính trị và trật tự xã hội đƣợc giữ vững. Trong quá trình phát triển đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn mới.

Các lĩnh vực văn hóa xã hội, thể thao, y tế, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở, trang thiết bị cho các lĩnh vực trên không ngừng đƣợc tăng cƣờng và mở rộng. Tạo sự phát triển ngày càng sâu rộng cả về chất và lƣợng.

Cơ sở hạ tầng từ huyện đến xã đã đƣợc đầu tƣ cơ bản nhất là mạng lƣới giao thông nông thôn, trƣờng học, trạm y tế, điện và bƣu chính viễn thông, ....Nhằm phát triển đồng bộ, đóng vai trò quan trọng tạo mối liên kết vùng nhằm khai thác lợi thế từng vùng, từng khu vực trong huyện, để phát triển một nền kinh tế tổng hợp và bền vững.

Lực lƣợng lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến xã đã đƣợc nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, có khả năng thực tiễn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Tiềm năng về tài nguyên, đất đai dồi dào tạo đà cho việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ khai thác quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và tiết kiệm.

Nhận thức của nhân dân về chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã có chuyển biến tích cực, nhân dân có tinh thần đoàn kết, cần cù chịu khó, tích cực thực hiện các chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

3.1.3.2. Những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, tuy có bƣớc phát triển, xong vẫn là một huyện nghèo so với mặt bằng chung của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, tính đột phá trong sản xuất hàng hóa còn chậm, chƣa có sản phẩm hàng hóa cạnh tranh trên thị trƣờng. Việc đầu tƣ áp dụng tiến bộ khoa kỹ thuật mới vào sản xuất còn chậm cũng nhƣ việc nhân rộng các mô hình kinh

50

tế mang lại hiệu quả chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nhân dân chƣa rõ nét. Một bộ phận nhân dân còn chậm chuyển đổi, vẫn còn tính trông chờ ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.

Địa hình chia cắt, tình hình khí hậu tiếp tục có những diễn biến phức tạp, thiên nhiên, hạn hán xảy ra làm ảnh hƣởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhân dân và tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tái nghèo cao.

Cơ sở vật chất của huyện nhiều lĩnh vực nhƣ giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao,...nhiều cơ sở còn thiếu hoặc chƣa có, tuy đã đƣợc chú trọng đầu tƣ nhƣng do địa bàn rộng, mức đầu tƣ hàng năm rất hạn chế (chỉ khoảng bằng 1/3 so với huyện 30a), vì vậy khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

Nguồn nhân lực dồi dào nhƣng tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo còn cao, tỷ lệ đã qua đào tạo ít chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở còn hạn chế về trình độ, năng lực công tác; lãnh đạo của một số phòng ban và một số xã, thị trấn chƣa ý thức rõ trách nhiệm công việc, chƣa làm tốt công tác tham mƣu cho huyện và chƣa phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Tác động của tình hình suy thoái kinh tế trong nƣớc và trên thế giới làm ảnh hƣởng không nhỏ tới nguồn lực đầu tƣ cho các chƣơng trình, đề án phát triển kinh tế xã hội; hầu hết các chƣơng trình, đề án không có nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp mà chủ yếu là sử dụng lồng ghép các nguồn vốn khác nên không ảnh hƣởng kết quả triển khai thực hiện. Các dự án đầu tƣ vào huyện chƣa nhiều, quy mô dự án nhỏ; các doanh nghiệp trên địa bàn ít nên hạn chế đến thu hút các nguồn thu.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua cùng với những dự báo về gia tăng dân số, xu thế công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn và mức

51

độ phát triển hạ tầng cơ sở đòi hỏi một quỹ đất không nhỏ, tất yếu sẽ gây ra áp lực rất lớn đến sử dụng đất, làm xáo trộn mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới.

3.2. Thực trạng cơ quan chuyên môn quản lý đất đai trên địa bàn huyện Bắc Mê Bắc Mê

3.2.1. Về bộ máy tổ chức

Cấp huyện: Có Phòng tài nguyên và môi trƣờng và Văn phòng Đăng ký trực thuộc Phòng Tài nguyên và môi trƣờng, tổng số cán bộ là 12 ngƣời, hợp đồng là 04 ngƣời (Gồm: 01 Trƣởng phòng; 02 Phó phòng trong đó 01 Phó phòng kiêm giám đốc Văn phòng đăng ký; các cán bộ và hợp đồng lao động trong phòng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của phòng).

Cấp xã, thị trấn: Toàn bộ 13 xã thị trấn đều có công chức địa chính-xây dựng với số lƣợng là 13 ngƣời.

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý đất đai a. Chức năng a. Chức năng

Cơ quan quản lý đất đai ở các đơn vị hành chính cấp huyện là các Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài nguyên đất, đo đạc và bản đồ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng về chuyên môn nghiệp vụ.

Cán bộ địa chính cấp xã giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng trong phạm vi xã; chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng. Nhƣ vậy, cán bộ địa chính cấp xã không chỉ thực hiện riêng chức

52

năng quản lý đất đai mà còn thực hiện cả các chức năng khác trong ngành tài nguyên và môi trƣờng.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý đất đai

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài nguyên và Môi trường

Trình UBND cấp huyện các văn bản hƣớng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý tài nguyên đất, đo đạc và bản đồ. Trình UBND cấp huyện quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên đất; về đo đạc và bản đồ và tổ chức thực hiện sau khi đƣợc xét duyệt;

Giúp UBND cấp huyện lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất định kỳ, kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của địa phƣơng;

Trình UBND huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ cho các đối tƣợng thuộc thẩm quyền của UBND huyện và tổ chức thực hiện;

Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất;

Tổ chức thực hiện và hƣớng dẫn kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai; lập và quản lý hồ sơ địa chính; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; Hƣớng dẫn và kiểm tra việc sử dụng bảo vệ tài nguyên đất;

Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên đất theo quy định của pháp luật;

Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp; khiếu nại, tố cáo về tài nguyên đất theo quy định của pháp luật;

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên đất. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức hƣớng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn.

53

* Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính xã, thị trấn

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của pháp luật nhƣ tuyên truyền, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ đất đai; Thực hiện đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai; và các nhiệm vụ khác.

3.3. Khái lƣợc về hiện trạng sử dụng đất ở huyện Bắc Mê

3.3.1. Hiện trạng quỹ đất

Tính đến ngày 01/01/2014 (Nguồn Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2013 tỉnh Hà Giang) tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Bắc Mê là: 85.259,00ha, trong đó:

Đất nông nghiệp 81,171,36 ha, chiếm 95,21% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp có 3.889,74 ha, chiếm 4,56% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất chƣa sử dụng có 197,89 ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên.

3.3.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất:

a. Đất nông nghiệp:

Theo “Nguồn báo cáo thống kê đất đai năm 2013 tỉnh Hà Giang” tính đến ngày 01/01/2014 đất nông nghiệp toàn huyện là 81.171,36 ha, chiếm 95,21% tổng diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp của huyện đƣợc sử dụng cho các mục đích cụ thể sau:

Đất sản xuất nông nghiệp 11.700,87 ha, chiếm 14,42% diện tích đất nông nghiệp;

Đất lâm nghiệp 69.359,65 ha, chiếm 85,45% diện tích đất nông nghiệp; Đất nuôi trồng thuỷ sản 83,41 ha, chiếm 0,10% diện tích đất nông nghiệp;

54

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp huyện Bắc Mê (đến ngày 01/01/2014) STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Ðất nông nghiệp 81.171,36

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.700,87 14,42 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 10.825,61 13,34

1.1.1.1 Đất trồng lúa 3.892,41 4,79

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 154,59 0,19

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại 6.778,61 8,35

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 875,26 1,08

1.2 Đất lâm nghiệp 69.359,65 85,45 1.2.1 Đất rừng sản xuất 32.863,75 40,48 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 22.499,10 27,72 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 13.996,80 17,24 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 83,41 0,10 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác 27,43 0,03

Nguồn tài liệu: [ Trích từ Báo cáo kết quả thực hiện Thống kê đất đai năm 2013 tỉnh Hà Giang]

b. Đất phi nông nghiệp:

Theo “Nguồn báo cáo thống kê đất đai năm 2013 tỉnh Hà Giang” tính đến ngày 01/01/2014 tổng diện tích đất phi nông nghiệp của toàn huyện là

55

3.889,74 ha, chiếm 4,56% diện tích đất tự nhiên. Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp nhƣ sau:

Đất ở: 382,00 ha, chiếm 8,92% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất chuyên dùng: 3.003ha, chiếm 77,20% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 19,65 ha, chiếm 0,51% diện tích đất phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)