Giọng giễu nhại

Một phần của tài liệu Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng (Trang 57)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.2.3. Giọng giễu nhại

Ma Văn Kháng không quên tô thêm “sắc màu” giễu nhại cho tiểu thuyết của mình để tạo nên sự đa thanh điệu cần thuết cho một tiểu thuyết hiện đại. Ông đã đặt những giọng điệu ấy ở nơi hợp lí để chúng phát huy hết tác dụng. Đó là vị trí bên cạnh những nhân vật phản diện để tô màu cho nhân vật ấy thêm ấn tượng.

Sinh viên: Mai Thị Tâm 53 Lớp: K36C – SP Văn

Trước nhất tác giả chon Luông là nhân vật “thí điểm” cho giọng điệu này. Ma Văn Kháng bắt đầu vẽ nên gương mặt xấu xa ấy sự khinh bỉ từ hình thức bên ngoài. “Mặt ông choăn choắt, da ông sắt seo và mũi tóp nhọn, cứng như sắt. Hai con mắt ti hí như mắt rắn ráo liên liên hồi”. [8, 48] Nhân vật đứng đầu những nhân vật phản diện trong tiểu thuyết bị tô vẽ xấu tới mức nực cười. Nhất là đôi mắt rắn ráo của hắn đã nói cho người ta biết sự đểu cáng của hắn ngay từ khi nhìn vào khuôn mặt đó. Giọng điệu giễu nhại đã phát huy tác dụng triệt để khi đặt chúng xung quanh khuôn mặt thô bỉ của Luông. Vậy tác giả đã giễu về hiểu biết của lão như thế nào?

Đang chống Tàu mà lại đi đọc sách Tàu. Các bà có biết tây du ký là chuyện gì không? Là cái chuyện Đặng Tiểu Bình du hí ở bên Mỹ”. [8, 52] Câu nói “ngây thơ” của Luông đã làm cho khóe miệng của bà không giấu nổi một nụ cười nhếch mép. Rõ ràng ai cũng biết Tây du ký viết về chuyện gì ấy thế mà Luông dám “vu oan” cho nó như vậy, nghe thật nực cười. Giọng giễu ấy càng làm cho người đọc thấy được bản chất bên trong của Luông. Một kẻ thiếu hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp những lại tỏ ra mình thông minh, đọc cao hiểu rộng, đúng đắn như theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng” đáng chê cười.

Tác dụng chế giễu của loại giọng này được sử dụng triệt để trong việc miêu tả Hứng và hành động cướp nhà của Hứng. Đầu tiên là việc miêu tả hài hước về Hứng khiến chúng ta phải hình dung ra khuôn mặt xấu xa tới độ nực cười của hắn. “Cái mặt là mặt ngựa. Hai lỗ mũi ngửa huếch. Mắt ta mắt nhỏ. Tai bẹp. Miệng rộng bàm bạp như miệng cá chê. Răng trên xỉa ra bốn chiếc. Răng nanh lại bịt Vàng. Thái dương có cái sẹo to bằng đồng bạc. Đỉnh đầu hói nhẵn như quả nhót”. [8, 120] Dáng hình của Hứng được đặc tả bằng một loại giọng chế nhạo làm cho Hứng hiện lên nghe sao mà xấu xa, bỉ ổi. Nhất là đôi mắt, khuôn mặt của Hứng khi nhìn con bé Vàng Anh càng làm ta thấy ghê tởm và gớm ghiếc khi “mắt cứ tít lại” và “hàm răng như mỗi phút một chìa thêm ra”. [8, 148] Khi nói về việc Hứng cướp nhà của hai bà cháu, thay vì giọng clăm tức, tác giả như biến nó thành cái nhìn “đạo đức hóa” nó lên thì công việc ấy hiện ra rất “đẹp”. “Thật là phân miêng và nhân nghĩa: họ không đuổi bà và tôi ra đường. hai bà cháu tôi còn được những sáu mét

Sinh viên: Mai Thị Tâm 54 Lớp: K36C – SP Văn

vuông, ngăn cách với căn buồng mười tám mét vuông của họ bằng một lớp cót ép, cao lên tận trần nhà”. [8, 118] Với việc tác giả liên tục gọi Hứng bằng cái tên “chủ nhân” thật trịnh trọng nhưng giấu đằng sau đó là sự khinh bỉ, miệt thị đến tận cùng của con người.

Không chỉ có Luông và Hứng bị mũi tên của sự giễu nhại nhắm vào mà ngay cả tên y sĩ vô lương tâm cũng khiến ta phải căm ghét qua sự lộng hành vô lí của hắn.

Hai trăm đồng một ống thuốc trợ tim, trợ sức cho em gái tôi. Hai trăm đồng một sinh mạng con trẻ. Thật quá rẻ. Giá một ống thuốc loại này mua ở hiệu thuốc chưa đầy chục bạc”. [8, 173] Trước thái độ lãnh cảm của tên y sĩ, hắn hét “hai trăm!” trong khi hiệu thuốc họ bán chỉ là chục bạc. Câu nói chế giễu rằng giá thuốc “quá rẻ” ấy thật ra là cách nói ngược đầy hàm ý mà cay đắng xót xa. Hắn đã tự cho mình cái quyền nói giá tăng lên gấp bội giá trị thật để bóc lột người không còn gì để bóc lột. Câu nói đã vạch trần thói hạch sách, vô tâm của một tên làm cái nghề “chữa bệnh cứu người” ấy. Với hắn, không gì quý hơn đồng tiền, ngay cả sinh mạng của con người cũng chỉ đo bằng tiền mà thôi.

Trong tiểu thuyết này, giọng điệu giễu nhại đã làm đúng và đầy đủ vai trò, tác dụng của mình. Nó là sự giễu cợt mang nhiều ý nghĩa. Nó là những lời hài hước mà đắng lòng, nghẹn dạ. Nó tồn tại như thế với ý nghĩa sâu sắc và không thể nào có một giọng điệu khác thay thế được.

Sinh viên: Mai Thị Tâm 55 Lớp: K36C – SP Văn

KẾT LUẬN

Ma Văn Kháng là nhà văn đã được định hình phong cách và định danh từ những năm 70 của thế kỉ XX. Ông là nhà văn có cuộc “gặp gỡ kì lạ” với miền núi và trở thành nhà văn của miền núi từ đó. Nhưng những năm sau này ông trở về Hà Nội và lại trở thành nhà văn với những trang viết về thành thị khiến người đọc ngỡ ngàng. Cả hành trình sáng tác của ông là những năm suy tư với bộ óc sáng tạo và sự cần mẫn của ông, ông đã để lại cho đời những trang văn là sự chắt chiu những vị đời. Ông cũng là người đi tiên phong và đóng góp công sức không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới văn học của nước ta sau 1986.

Đọc tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời chúng ta như “được sống lại một lần nữa tuổi thơ của mình và hoà đồng tâm hồn với tuổi thơ hôm nay, miền xanh thẳm của văn chương và cội nguồn trong trẻo của đời người, còn có hạnh phúc nào hơn!” (Ma Văn Kháng). Chính tác giả cũng nhân định rằng tiểu thuyết viết cho thiếu nhi nhưng ý nghĩa của nó thì vượt cả ra ngoài lớp vỏ bọc nhỏ nhắn ấy. Tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc, tình triết lí, nhân sinh cao cả. Tác giả đang chuyển tải thông điệp ấy qua những trang viết thấm đẫm cảm xúc của mình. Để chuyển tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa to lớn như thế, tiểu thuyết còn bao bọc nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc về không gian và thời gian, ngôn từ và giọng điệu... Những yếu tố nghệ thuật ấy vừa mang tính chung cho nghệ thuật viết tiểu thuyết của Ma Văn Kháng lại vừa mang tính riêng, đặc trưng cho tác phẩm này. Tiểu thuyết vừa là những trải nghiệm của một phần đời Ma Văn Kháng vừa là một mắt xích quan trọng trong hành trình sáng tác của ông. Nó giống như “lời tuyên ngôn” cho sự nghiệp cách tân tiểu thuyết của bản thân ông nói riêng và cũng là một mốc rất quan trọng, một nấc thang mới cho sự nghiệp đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nói chung.

Sinh viên: Mai Thị Tâm Lớp: K36C – SP Văn

[1] Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[2] Nguyễn Minh Châu (1983), Vài suy nghĩ về tiểu thuyết, Báo Văn nghệ, (39). [3] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999). Từ điển thuật ngữ văn học.

NXB ĐHQG, Hà Nội.

[4] Tô Hoài, Nhiều tác giả (2001), Các nhà văn bàn về tiểu thuyết, Văn nghệ Quân đội, (3).

[5] Diệu Hường (2008), Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái, www.evan.vn. [6] Ma Văn Kháng (1989), Ngẫu hứng tự do và sáng tạo, tạp chí văn học, (2). [7] Ma Văn Kháng (2002), Viết từ sự trải nghiệm của bản thân, Vietbao.vn. [8] Ma Văn Kháng (2012), Côi cút giữa cảnh đời, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. [9] Phương Lựu (2002), Lí luận văn học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [10] Nguyên Ngọc (1990), Văn xuôi Việt Nam hôm nay, Lao động Chủ nhật.

[11] Lã Nguyên (1999), Khi nhà văn đào bới bản thể từ chiều sâu tâm hồn,

Tạp chí Văn học, (9), NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

[12] Phạm Xuân Nguyên (1994), Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, tạp chí Nghiên cứu văn học, (02).

[8] Đỗ Phương Thảo (2005), Quan niệm về văn chương nghệ thuật của Ma Văn Kháng, Tạp chí Khoa học, (5).

[14] Nguyễn Ngọc Thiện, Một cây bút văn xuôi sung sức, một đời văn cần mẫn,

http://google.com.vn.

Một phần của tài liệu Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng (Trang 57)