8. Cấu trúc của khóa luận
3.1. Ngôn từ nghệ thuật
Nói về ngôn từ nghệ thuật trong văn học, Nguyễn Tuân đã có nhận xét như sau: “Nghề văn là nghề của chữ - chữ với tất cả mọi nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa để sinh sự, để sự sinh”. Nói như vậy là để khẳng định ý nghĩa quan trọng không thể thiếu của ngôn ngữ trong loại hình nghệ thuật ngôn từ này.
Từ quá trình nghiên cứu của mình, giáo sư Phương Lựu cũng đã đưa ra nhận địnhcủa mình về ngôn từ nghệ thuật. “Mọi tác phẩm văn học đều được viết hoặc kể bằng lời: Lời thơ, lời văn, lời tác giả, lời nhân vật… gộp chung lại gọi là lời văn. Nếu ngôn từ - tức là lời nói, viết trong tất cả tính chất thẩm mĩ của nó là chất liệu của sáng tác văn học, thì lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học”. [9, 313]
Trong tiểu thuyết này, Ma Văn Kháng cũng tìm cho mình những ngôn từ với nhiều màu sắc khác nhau để tạo nên thành công trong tác phẩm của mình về phương diện nghệ thuật. Ta hãy cùng khám phá những sắc màu ấy.
3.1.1. Ngôn từ dung dị đời thƣờng
Cùng đi chung một đại lộ với nền văn học hiện đại Việt Nam, tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời cũng sử dụng kiểu ngôn từ dung dị đời thường như là một tông màu chủ đạo trong phông ngôn từ chung của tiểu thuyết vậy.
Việc sử dụng ngôn từ như vậy là nhằm mang đến cho người đọc những cảm nhận từ cuộc sống đời thường từ đó nó đi vào lòng người dễ dàng hơn. Ma Văn Kháng đã khéo léo trồng những cây ngôn ngữ giản dị nhất để khi chúng đến với độc giả thì nó đã là những khu rừng mà ở đó người đọc có thể soi gương được mình ở trong đó.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 43 Lớp: K36C – SP Văn
Tiểu thuyết này chủ yếu miêu tả cuộc sống đời thường với những con người cũng đời thường như thế nên tác giả luôn đặt nhân vật của mình vào đúng khung cảnh đời thường để sao cho câu chuyện mà ông sắp kể sẽ mang tính chân thực nhất.
Và vì thế mà đọc đi đọc lại, ta vẫn thấy trong tiểu thuyết có những khung cảnh mà ở đó người ta thấy nó giống như những khung cảnh trong truyện cổ tích, quen thuộc với mỗi chúng ta.
Đầu tiên là đoạn văn miêu tả về ngôi nhà của gia đình Duy. “Căn buồng chính của gia đình tôi rộng hai mươi tư mét vuông. Từ sân vào, qua nó, đến cái sân nhỏ, bước vào khu phụ rộng hơn chục mét vuông nữa, gồm bể nước, nhà tắm, buồng vệ sinh, nhà kho. Trước căn buồng chính có một hành lang nhỏ ở giữa, còn lại đất được cuốc lên đánh thành luống, bà tôi hè thì gieo rau dền, rau đay, đông thì trồng su hào, bắp cải, khi giàn mướp, lúc giàn su su, mùa nào thức ấy”. [8, 28]
Đoạn văn này miêu tả những cảnh vật nghe sao mà quen thuộc thế. Cứ như ta đã nhìn thấy căn buồng ấy ở một vùng quê nào đó chăng? Nó quen với chúng ta như “Cây đa, giếng nước, sân đình”. Nằm ở ngoại vi thành phố nhưng ngôi nhà ấy gợi cho ta cảm giác thôn quê thân quen kì lại. Phải chăng là bởi sự xuất hiện của những ngôn từ quen thuộc mà chúng ta gặp trong đời thường? Nào là hành lang, nào là luống, nào là rau dền, nào là rau đay, nào là su hào, nào là cải bắp, nào là
giàn mướp…
Lại có đoạn văn miêu tả về cảnh vật ngôi nhà sau khi mẹ Duy bỏ đi nữa. Nó cũng thấm đẫm hương sắc của đời thường. Nào là cái nón lá mới quang dầu, nào là
cái đinh treo chiếc chìa khóa xe đạp, nào là cái túi lưới, nào là cái giá, nào là cái gương hình quả tim, nào là con mèo nhị thể…[8, 22] Tất cả những vật dụng trong nhà đều được cậu bé thật thà liệt kê ra để nó nói thay cho cậu rằng cậu đang nhớ mẹ từ những vật dụng nhỏ nhặt, bình thường nhất. Qua con mắt nhìn của một đứa trẻ thì nỗi buồn ấy được bộc lộ một cách thô sơ nhất, mộc mạc nhất nhưng không hề kém phần sâu sắc và xót xa. Tất cả đều do tác dụng của ngôn từ dung dị, đời thường tạo ra.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 44 Lớp: K36C – SP Văn
Đoạn miêu tả về cách bà sống trong những ngày khó khăn cũng được miêu tả bằng thứ “chất liệu” dung dị của cuộc sống hàng ngày ấy.
“Bà, chục năm nay vẫn đôi dép lốp ô-tô quai to”, Rồi “bà chỉ ăn lưng vực”,
rồi “có bữa chỉ ăn mỗi củ khoai, củ sắn”… [8, 214] Hàng dài những ngôn ngữ nói về cách sống tằn tiện của bà nghe gần gũi mà sao thấy bà khổ cực quá. Chính vì lớp ngôn từ giản dị mà cuộc sống cơ cực ấy được lột tả chân thực nhưng lại không hề thô nhám, vướng bụi của cuộc sống. Đặc biệt nó toát lên phẩm chất cao quý của một người bà luôn hi sinh hết mình vì con cháu.
Ngôn từ dung dị đời thường cũng nằm trong những lời trách yêu của bà với Dũng sau bao ngày xa con. Đầu tiên là sự cảm động của lòng bà sau bao ngày tháng nhớ con mà không có tin tức gì. Những từ như:
Chớp chớp mắt, những xúc độn dồn nén đã tràn đầy, rồi đôi mắt nhoèn mờ
và hành động chấm đuôi mắt [8, 208] cứ khiến ta cảm thấy thân quen như những cảm xúc của người bà, người mẹ ta vậy.
Đây là những dòng hết sức xúc động và chân thực về tình cảm của một người mẹ dành cho con của mình. Lời trách yêu hết sức giản dị và chân thật của một người mẹ mong ngóng con suốt bấy nhiêu năm như lời giãi bày, tâm sự.
Tình cảm ấy lay động người đọc không chỉ vì sự mộc mạc của thứ tình cảm thiêng liêng mà còn là vì ngôn từ được sử dụng đúng như thứ tình cảm ấy. Nó không khoa trương, không cường điệu mà lại chân thật, sâu sắc và thấm đẫm tình người.
Ngôn từ dung dị đời thường là loại ngôn từ được sử dụng nhiều nhất trong tiểu thuyết. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn nó mà bởi tác dụng không thể phủ nhận mà nó mang lại cho tiểu thuyết. Đó là tác dụng to lớn trong sự biểu đạt, trong sự miêu tả những cảnh đời mà tiểu thuyết đề cập đến.
3.1.2. Ngôn từ giàu tính biểu cảm
Ngôn từ giàu tính biểu cảm hiểu theo nghĩa chung nhất là sức thể hiện cảm xúc của ngôn từ trở nên vượt trội. Một ngôn từ mang tính biểu cảm là khi đọc lên, nó mang lại cho ta nhiều cảm xúc, ý nghĩa được bọc trong ngôn từ ấy.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 45 Lớp: K36C – SP Văn
Ngôn từ trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời không chỉ gắn bó với cuộc sống hàng ngày mang theo màu sắc dung dị đời thường mà nó còn mang theo phong vị thanh tao, nhẹ nhàng. Có điều này là để chứng minh cho việc sử dụng ngôn ngữ đời thường mà thô nhám, bám bụi mà làm mất đi cái phong vị riêng đó là cảm xúc. Phong vị ấy làm cho câu văn có thể đời thường nhưng lại chứa đầy cảm xúc làm người đọc nhiều khi lâng lâng theo cảm xúc ấy lại vừa làm họ thấy nghẹn lòng. Nếu tìm kĩ thì những cảm xúc ấy đọng lại ở nhiều nơi trong tác phẩm.
Ngay từ những trang đầu, Ma Văn Kháng đã miêu tả việc Thụy ra đi trong biết bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn của Duy được gói gọn trong những từ ngữ buồn rầu của thiên nhiên tạo vật như:
“Mưa rí rách”, mùa thu “sụt sùi”, “hơi sương u ám”. [8, 18] Những “tâm trạng” của cảnh vật đã được tác gỉa chớp lại như những khoảng khắc lặng lẽ của cuộc sống nhưng lại nói với chúng ta vô vàn thứ trên đời.
Cảnh vật ở đây dường như đang khóc. Chúng đang thổn thức với Duy trong những ngày đầu xa mẹ. Chúng dường như đang thấu hiểu được nỗi niềm của Duy như thể chúng cũng là người, chúng cũng biết buồn, biết than. Nỗi buồn của cậu đã thấm cảnh vật chỉ trong vài câu chữ thôi.
Kí ức của Duy về ngày bà bắt đầu bồng bế thảm trên tay mà nước mắt vẫn rơi không ngừng được tác giả gọi là cái “vệt xám nhờ”. [8, 137]
Cụm từ này như báo hiệu cho người đọc biết rằng những ngày tiếp theo đây là những ngày ảo não, mệt nhọc không dễ dàng để vượt qua. Thế nhưng hãy tạm thời không xét tới tương lai mà hãy nghĩ về hiện tại, về cảnh ngộ gia đình Duy lúc ấy. Nhà vốn đã khó khăn, bà đang phải chắt chiu từng đồng một để nuôi cậu. Hứng và Luông thi thoảng lại đến hạch sách bà về việc này việc kia. Bây giờ Quỳnh lại mang thêm đứa trẻ này về nữa thì biết lấy gì mà nuôi nó?
Chưa cần nhắc tới tương lại cũng đã biết hiện tại lúc ấy giống như một bức tranh chỉ toàn máu tối nên đã để lại trong Duy bao nhiêu kí ức buồn được ngưng tụ trong cụm từ vệt xám nhờ ấy.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 46 Lớp: K36C – SP Văn
Nhắc tới Thụy là nhắc tới những đau khổ, tủi hận của cô. Ngày cô trở về, tác giả đã phải thốt lên những lời nghe sao mà cay đắng quá. Nhưng có thể nói, những gì cay đắng nhất đã được hội tụ trong cụm “hành trình tìm kiếm đau xé” [8, 302] mà cô đã phải trải qua.
Hành trình đau khổ ấy là những quãng đường đau khổ dài dằng dằng rặt những lỗi lầm mà cô đã phải trải qua. Và khi cô trở về với gia đình thì quãng thời gian ấy được “tua” lại bằng cụm từ ngắn gọn mà đầy nước mắt, sự cay đắng.
“Hành trình” ấy là những ngày chờ tin chồng trong vô vọng, “hành trình” ấy là những ngày cô đấu tranh với những cám dỗ và đã phải di theo những cám dỗ ấy, “hành trình” ấy là những lỗi lầm không thể tha thứ mà cô đã mắc phải mà nhất là việc đã bỏ chồng bỏ con rồi đi theo nười đàn ông lạ, “hành trình” ấy là hành trình cô phải nhận thức ra những lỗi sai của mình và trở về với gia đình trong nỗi tủi hổ, cắn rứt, đau đớn, hối hận muộn màng.
Nhưng rồi sau bao nhiêu những điều tủi hổ ấy, cô đã được những người trong gia đình chấp nhận. Nguyên đã nói: “Về thôi, Thụy”. [8, 303]
Câu nói này không đơn giản chỉ là lời giục Thụy đi về nhà mà đó còn là lời nói đầu tiên của người chồng với người vợ sau bao nhiêu ngày im lặng kể từ khi người vợ ấy trở về và nó mang đầy ý nghĩa. Nói khác đi đây chính là lời tha thứ của một người chồng với bao nhiêu lỗi lầm của vợ và những nỗi đau mà mình phải gánh chịu. Lời giục hay còn là lời tha thứ, lời để mở đầu cho một trang cuộc đời mới, lời để cho Thụy thêm một cơ hội trở lại với ngôi nhà thân yêu, cho đứa con của hai người cơ hội để một lần nữa có cả cha lẫn mẹ bên mình và cũng là cho Nguyên thêm cơ hội để anh xây dựng lại mái ấm như ngày chưa có lỗi lầm nào xảy ra.
Sử dụng những ngôn từ giản dị mà chứa đầy ý nghĩa này đã làm cho câu văn, ý văn và cả tiểu thuyết như lắng xuống một nỗi niềm khó tả. Là một tiểu thuyết nói về cảnh đời đau khổ nên những ngôn từ được sử dụng cũng cần phải được ngưng tụ những ý nghĩa sâu sắc mà khi đọc lên, ta không cần phải nói gì thêm cũng đã khiến những ý nghĩa ấy ùa về. Và đây cũng là tác dụng không thể nào thay thế bởi một loại ngôn từ nào khác.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 47 Lớp: K36C – SP Văn
3.2. Giọng điệu nghệ thuật
Giọng điệu nghệ thuật được hiểu theo cách đơn giản nhất là “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắp điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”. [3, 134] Sau 1986, cùng với sự thay đổi của hiện thực cuộc sống, quan niệm nghệ thuật, giọng điệu cũng có nhiều biến chuyển: “Những góc khuất, những mặt trái của đời sống xã hội, những điều mà trước đổi mới các nhà văn không nhận ra hoặc nhận ra nhưng không thể nói ra. Bây giờ họ lên tiếng, mỗi người một giọng, tạo nên sự đa âm thay thế cho sự đơn âm vốn thống ngự vững chắc trong văn học Việ Nam suốt từ 1945 đến 1975”. [5]
Giọng điệu vốn được phân chia ra nhiều loại khác nhau để tạo nên sự phong phú và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của một tác phẩm văn học. Và trong tiểu thuyết này cũng đã sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau để tạo nên hiệu ứng cần thiết và rất riêng cho tác phẩm. Sự đa giọng điệu trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng nhằm chuyển tải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hiện nay. Nó cũng là thái độ của nhà văn trước hiện thực
3.2.1. Giọng trữ tình
Ma Văn Kháng từng tâm sự: “Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường và lớn lao trong những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những đắng cay xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống”. [12]
Giọng trữ tình như những lời thơ ru ta vào trong những cảm xúc bồng bềnh của những giai điệu nhẹ nhàng, khi thì trầm, khi thì bổng nhưng lúc nào cũng thấm đẫm cảm xúc. Giọng điệu trữ tình giống như thứ trang sức quý giá lộng lẫy làm cho đoạn văn như có thơ vậy.
Ngày cùng bà lên nghĩa trang Yên Kì thăm ông, Duy đã cảm nhận ngay được những nét đẹp của thiên nhiên xung quanh trong một sớm đầu xuân se lạnh. “Mặt đất lấm chấm những búp tơ cỏ nõn ánh vàng. Trần mây lồng lộng, thanh khiết như
Sinh viên: Mai Thị Tâm 48 Lớp: K36C – SP Văn
có ai vừa quét dọn, lưu lại vài nét mây phất nhẹ như dấu chổi lúa mềm mại ngoài sân sớm”. [8, 85] Từng nét trên bức tranh thiên nhên xuân Yên Kì ấy làm lòng người trở nên thanh tịnh hơn bao giờ hết. Nó là những phút giây yên tĩnh, ngắn ngủi và hiếm có trong cả tiểu thuyết sóng gió này. Nó tránh xa những bất công đời thường và nâng tâm hồn con người trở nên nhẹ nhõm, bình yên. Vẽ nên bức tranh này là những phút giây thư thái mà tác giả muốn dâng tặng những con người khổ cực này qua giọng điệu êm dịu, thanh mảnh.
Trong tiểu thuyết này, những dòng trữ tình quả là không nhiều. Nó lác đác, rải rác và đọng lại ở một vài cảnh vật mà ở đó con người trong tiểu thuyết được hưởng những phút giây hạnh phúc hiếm hoi và một trong những giây phút ấy là ngày Dũng về với ba bà cháu.
“Mùa hè đến trong hơi gió nồm. Hương ngải càng về chiều lại càng nồng. Muỗi bay tụ từng đám trên mảng trời chiều đang ngả màu hoa cà. Mấy con dơi vẽ những đường nét rối rít. Tít trên cao, trời xanh mỗi lúc một đậm đà. Rồi những chấm sao như những mũi kim li ti hiện lên, đưa tay vào cõi mông lung huyền bí xa thẳm. Tôi ngửa mặt lên, lòng dạ chợt nao dậy những cảm xúc bâng khuâng”. [8, 215]
Đây là bức tranh mùa hè đẹp và thơ mộng nhất trong tiểu thuyết. Lúc này là lúc Duy đang ngẩng lên ngắm bầu trời xa thẳm, hút vào không gian vô tận. Những cảm xúc, rung động tinh tế của Duy cũng hòa chung vào thiên nhiên ấy.
Như đã nói, có lẽ đây là một trong những giây phút hạnh phúc hiếm hoi bởi bấy lâu nay hai bà cháu phải gồng mình lên hàng ngày hàn giờ để sống, để không bị