8. Cấu trúc của khóa luận
3.1.2. Ngôn từ giàu tính biểu cảm
Ngôn từ giàu tính biểu cảm hiểu theo nghĩa chung nhất là sức thể hiện cảm xúc của ngôn từ trở nên vượt trội. Một ngôn từ mang tính biểu cảm là khi đọc lên, nó mang lại cho ta nhiều cảm xúc, ý nghĩa được bọc trong ngôn từ ấy.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 45 Lớp: K36C – SP Văn
Ngôn từ trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời không chỉ gắn bó với cuộc sống hàng ngày mang theo màu sắc dung dị đời thường mà nó còn mang theo phong vị thanh tao, nhẹ nhàng. Có điều này là để chứng minh cho việc sử dụng ngôn ngữ đời thường mà thô nhám, bám bụi mà làm mất đi cái phong vị riêng đó là cảm xúc. Phong vị ấy làm cho câu văn có thể đời thường nhưng lại chứa đầy cảm xúc làm người đọc nhiều khi lâng lâng theo cảm xúc ấy lại vừa làm họ thấy nghẹn lòng. Nếu tìm kĩ thì những cảm xúc ấy đọng lại ở nhiều nơi trong tác phẩm.
Ngay từ những trang đầu, Ma Văn Kháng đã miêu tả việc Thụy ra đi trong biết bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn của Duy được gói gọn trong những từ ngữ buồn rầu của thiên nhiên tạo vật như:
“Mưa rí rách”, mùa thu “sụt sùi”, “hơi sương u ám”. [8, 18] Những “tâm trạng” của cảnh vật đã được tác gỉa chớp lại như những khoảng khắc lặng lẽ của cuộc sống nhưng lại nói với chúng ta vô vàn thứ trên đời.
Cảnh vật ở đây dường như đang khóc. Chúng đang thổn thức với Duy trong những ngày đầu xa mẹ. Chúng dường như đang thấu hiểu được nỗi niềm của Duy như thể chúng cũng là người, chúng cũng biết buồn, biết than. Nỗi buồn của cậu đã thấm cảnh vật chỉ trong vài câu chữ thôi.
Kí ức của Duy về ngày bà bắt đầu bồng bế thảm trên tay mà nước mắt vẫn rơi không ngừng được tác giả gọi là cái “vệt xám nhờ”. [8, 137]
Cụm từ này như báo hiệu cho người đọc biết rằng những ngày tiếp theo đây là những ngày ảo não, mệt nhọc không dễ dàng để vượt qua. Thế nhưng hãy tạm thời không xét tới tương lai mà hãy nghĩ về hiện tại, về cảnh ngộ gia đình Duy lúc ấy. Nhà vốn đã khó khăn, bà đang phải chắt chiu từng đồng một để nuôi cậu. Hứng và Luông thi thoảng lại đến hạch sách bà về việc này việc kia. Bây giờ Quỳnh lại mang thêm đứa trẻ này về nữa thì biết lấy gì mà nuôi nó?
Chưa cần nhắc tới tương lại cũng đã biết hiện tại lúc ấy giống như một bức tranh chỉ toàn máu tối nên đã để lại trong Duy bao nhiêu kí ức buồn được ngưng tụ trong cụm từ vệt xám nhờ ấy.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 46 Lớp: K36C – SP Văn
Nhắc tới Thụy là nhắc tới những đau khổ, tủi hận của cô. Ngày cô trở về, tác giả đã phải thốt lên những lời nghe sao mà cay đắng quá. Nhưng có thể nói, những gì cay đắng nhất đã được hội tụ trong cụm “hành trình tìm kiếm đau xé” [8, 302] mà cô đã phải trải qua.
Hành trình đau khổ ấy là những quãng đường đau khổ dài dằng dằng rặt những lỗi lầm mà cô đã phải trải qua. Và khi cô trở về với gia đình thì quãng thời gian ấy được “tua” lại bằng cụm từ ngắn gọn mà đầy nước mắt, sự cay đắng.
“Hành trình” ấy là những ngày chờ tin chồng trong vô vọng, “hành trình” ấy là những ngày cô đấu tranh với những cám dỗ và đã phải di theo những cám dỗ ấy, “hành trình” ấy là những lỗi lầm không thể tha thứ mà cô đã mắc phải mà nhất là việc đã bỏ chồng bỏ con rồi đi theo nười đàn ông lạ, “hành trình” ấy là hành trình cô phải nhận thức ra những lỗi sai của mình và trở về với gia đình trong nỗi tủi hổ, cắn rứt, đau đớn, hối hận muộn màng.
Nhưng rồi sau bao nhiêu những điều tủi hổ ấy, cô đã được những người trong gia đình chấp nhận. Nguyên đã nói: “Về thôi, Thụy”. [8, 303]
Câu nói này không đơn giản chỉ là lời giục Thụy đi về nhà mà đó còn là lời nói đầu tiên của người chồng với người vợ sau bao nhiêu ngày im lặng kể từ khi người vợ ấy trở về và nó mang đầy ý nghĩa. Nói khác đi đây chính là lời tha thứ của một người chồng với bao nhiêu lỗi lầm của vợ và những nỗi đau mà mình phải gánh chịu. Lời giục hay còn là lời tha thứ, lời để mở đầu cho một trang cuộc đời mới, lời để cho Thụy thêm một cơ hội trở lại với ngôi nhà thân yêu, cho đứa con của hai người cơ hội để một lần nữa có cả cha lẫn mẹ bên mình và cũng là cho Nguyên thêm cơ hội để anh xây dựng lại mái ấm như ngày chưa có lỗi lầm nào xảy ra.
Sử dụng những ngôn từ giản dị mà chứa đầy ý nghĩa này đã làm cho câu văn, ý văn và cả tiểu thuyết như lắng xuống một nỗi niềm khó tả. Là một tiểu thuyết nói về cảnh đời đau khổ nên những ngôn từ được sử dụng cũng cần phải được ngưng tụ những ý nghĩa sâu sắc mà khi đọc lên, ta không cần phải nói gì thêm cũng đã khiến những ý nghĩa ấy ùa về. Và đây cũng là tác dụng không thể nào thay thế bởi một loại ngôn từ nào khác.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 47 Lớp: K36C – SP Văn