8. Cấu trúc của khóa luận
2.2.3. Nhân vật Vàng Anh, Vành Khuyên
Nếu Hứng, Luông giữ chân chủ lực của thế lực đen tối trong tiểu thuyết thì hai nhân vật Vàng Anh, Vành khuyên giữ vai trò là “đồ trang sức” cho thế lực ấy thêm gai góc. Nhưng không giống như Luông và Hứng, hai chị em có tên là loài chim đẹp ấy lại khiến người ta không chỉ thấy bức bối mà còn khiến người ta cảm thấy đau lòng.
Vàng Anh và Vành Khuyên vốn là hai đứa con gái của cô Đại Bàng. Ngay từ nhỏ, hai đứa đã bộc lộ rõ cái nết hư hỏng không biết là từ đâu ra hay từ ai di truyền cho.
Từ bé chúng đã hay cãi nhau chí chóe, không cãi nhau thì chúng lại bới chuyện, gây sự vì không có gì làm cộng thêm cái tật hay tranh dành nhau, chửi nhau rồi hạch sách mẹ chúng. Nhiều khi cô Đại Bàng phải ngửa mặt lên trời mà kêu rằng: “Ối, ông Đại ơi, ông về đây mà dạy con ông đi. Của nả gàu có mà thế này thì chết đi cho rồi, ông ơi”. [8, 45]
Đó là phần mẹ của hai đứa trẻ không được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Về phần những người xung quanh, Vàng Anh, Vành Khuyên luôn tỏ ra đanh đá, chỏng lỏn, nhâng nháo càng không hiểu tại sao mà hai đứa lại còn học được ở đâu cái tật soi mói, nói xỏ, nói xiên:
“Con bé cong mỏ:
Sinh viên: Mai Thị Tâm 31 Lớp: K36C – SP Văn
- Phò nào?
- Phò mới theo giai, bỏ nhà, bỏ cửa theo giai”. [8, 46]
Nói với bà, nói với cô Quyên, đều là những người đáng tuổi bà, tuổi mẹ chúng mà chúng vẫn tuyệt nhiên vặn vẹo đủ thứ lí lẽ ranh ma, lọc lòi, xuyên tạc một cách sâu xa và đầy hàm ý trong câu nói. Điều đó bộc lộ nét tính cách khác hẳn với bề ngoài trong sáng mắt to sáng, xinh xẻo.
Hai đứa con cô Đại Bàng cành lớn thì càng tỏ ra mình là kẻ trơ tráo, hỗn hào. Chúng láo đã đành nhưng nhiều khi chúng còn làm dơ dáy chính bản thân mình như lần Vàng Anh đã làm.
“Mụ mặt cú từ đâu về, sầm sập bước vào buồng lão Hứng. Sau đó là tiếng la thét nguyền rủa, rút róng rồi là tiếng đấm đá, xé quần, xé áo. Lát sau tọt ra ngoài sân, con Vàng Anh tóc tai rũ rượi, áo quần xốc xếch, mép có vết máu”. [8, 148]
Chuyện gì đến nó cũng đến, hai đứa chúng nhanh tróng cào cấu nhau, cắn xé nhau chỉ vì cái các-xét. Chúng tranh dành tiền mà bố chúng gửi về mà coi mẹ chúng chỉ là người đi ở, không cần biết mẹ mình ra sao. Những đứa con cô Đại Bàng giờ đây chỉ mong người chị em ruột của mình chết đi để có thể một mình cai quản ngôi nhà và đống tài sản nọ. Khi không thể giải quyết được mấu thuẫn bằng cách dọa nạt hay chửi nhau thì chúng tự tay phá hủy tất cả những gì đang có bằng cách đốt nhà. “Ông nhìn thấy một bụm khói đen đặc bốc lên trên mái nhà bên cạnh. Đồng thời, ông nghe thấy tiếng hai đứa con gái la thét, nguyền rủa nhau, dưới mái nhà đặc khói ấy”. [8, 290] Vậy là cơ nghiệp gây dựng bao nhiêu năm nay đã tan thảnh tro bụi trong chốc lát dưới bàn tay của hai chị em gái còn đang say máu cào cấu nhau.
Có thể nói trong tiểu thuyết này, hai nhân vật Vàng Anh, Vành Khuyên làm người đọc cảm thấy chua chát hơn là đáng trách bởi những đứa con đáng lẽ phải ngoan hiền, ít ra là với mẹ chúng khi mà bố chúng không có nhà, chỉ có người mẹ chăm nom, nuôi dưỡng chúng. Nhưng không, thay vì thế chúng lại trở thành những đứa con hư hỏng, bất hiếu.
Gia đình cô Đại Bàng là gia đình giàu có một cách hiếm hoi. Giữa lúc trời đất làm lụng khó khăn thế này mà nhà cô không thiếu thốn một thứ gì trên đời. Có
Sinh viên: Mai Thị Tâm 32 Lớp: K36C – SP Văn
điều kiện như vậy là vì cô có chồng là ông Đại làm lái xe bên Thái. Tháng tháng ông lại gửi hàng về để cô bán lấy tiền nuôi hai đứa con gái mà ông Đại coi như hai viên ngọc quý. Nhưng có lẽ, chính đồng tiền đã làm hai đứa con ông trở nên điên dại mà cắn xé nhau như quân thù. Sức mạnh của đồng tiền sao mà lớn lao đến vậy? Nó điều khiển, sai khiến và biến con người ta trở thành những con thú.
Hai nhân vật này đã cho ta thấy, sự tha hóa đâu có từ một ai. Chúng sẽ tìm đến những người không chọn cho mình một con đường đi chân chính ngay thẳng và không điều khiển được bản thân tránh khỏi những cám dỗ chết người.
Có hai nhân vật này cũng là một lần tác giả đặt ra vấn đề cần phải nuôi dưỡng những đứa trẻ trong môi trường trong sạch nhất. Chúng cần phải được giáo dục một đúng cách để có thể trở thành người lớn mà vẫn mang trong mình một trái tim trọn vẹn.