Giọng trữ tình

Một phần của tài liệu Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng (Trang 52)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.2.1. Giọng trữ tình

Ma Văn Kháng từng tâm sự: “Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường và lớn lao trong những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những đắng cay xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống”. [12]

Giọng trữ tình như những lời thơ ru ta vào trong những cảm xúc bồng bềnh của những giai điệu nhẹ nhàng, khi thì trầm, khi thì bổng nhưng lúc nào cũng thấm đẫm cảm xúc. Giọng điệu trữ tình giống như thứ trang sức quý giá lộng lẫy làm cho đoạn văn như có thơ vậy.

Ngày cùng bà lên nghĩa trang Yên Kì thăm ông, Duy đã cảm nhận ngay được những nét đẹp của thiên nhiên xung quanh trong một sớm đầu xuân se lạnh. “Mặt đất lấm chấm những búp tơ cỏ nõn ánh vàng. Trần mây lồng lộng, thanh khiết như

Sinh viên: Mai Thị Tâm 48 Lớp: K36C – SP Văn

có ai vừa quét dọn, lưu lại vài nét mây phất nhẹ như dấu chổi lúa mềm mại ngoài sân sớm”. [8, 85] Từng nét trên bức tranh thiên nhên xuân Yên Kì ấy làm lòng người trở nên thanh tịnh hơn bao giờ hết. Nó là những phút giây yên tĩnh, ngắn ngủi và hiếm có trong cả tiểu thuyết sóng gió này. Nó tránh xa những bất công đời thường và nâng tâm hồn con người trở nên nhẹ nhõm, bình yên. Vẽ nên bức tranh này là những phút giây thư thái mà tác giả muốn dâng tặng những con người khổ cực này qua giọng điệu êm dịu, thanh mảnh.

Trong tiểu thuyết này, những dòng trữ tình quả là không nhiều. Nó lác đác, rải rác và đọng lại ở một vài cảnh vật mà ở đó con người trong tiểu thuyết được hưởng những phút giây hạnh phúc hiếm hoi và một trong những giây phút ấy là ngày Dũng về với ba bà cháu.

Mùa hè đến trong hơi gió nồm. Hương ngải càng về chiều lại càng nồng. Muỗi bay tụ từng đám trên mảng trời chiều đang ngả màu hoa cà. Mấy con dơi vẽ những đường nét rối rít. Tít trên cao, trời xanh mỗi lúc một đậm đà. Rồi những chấm sao như những mũi kim li ti hiện lên, đưa tay vào cõi mông lung huyền bí xa thẳm. Tôi ngửa mặt lên, lòng dạ chợt nao dậy những cảm xúc bâng khuâng”. [8, 215]

Đây là bức tranh mùa hè đẹp và thơ mộng nhất trong tiểu thuyết. Lúc này là lúc Duy đang ngẩng lên ngắm bầu trời xa thẳm, hút vào không gian vô tận. Những cảm xúc, rung động tinh tế của Duy cũng hòa chung vào thiên nhiên ấy.

Như đã nói, có lẽ đây là một trong những giây phút hạnh phúc hiếm hoi bởi bấy lâu nay hai bà cháu phải gồng mình lên hàng ngày hàn giờ để sống, để không bị chèn ép tới mức không tồn tại được. Sống như vậy thì còn thời gian đâu, cơ hội đâu để cho những phút giây nhẹ nhàng, hạnh phúc len lỏi được vào tâm trí mệt mỏi nữa?

Đoạn miêu tả bầu trời mùa hè đã làm cho nhịp của tiểu thuyết chậm lại. Không còn những phút dồn dập, không còn những khoảng mà hai bà cháu phải căng thẳng, gồng mình để sống, để bà bảo vệ con cháu. Có thể nói đây là những giây

Sinh viên: Mai Thị Tâm 49 Lớp: K36C – SP Văn

phút “nghỉ ngơi” của tiểu thuyết và cũng là của những con người bị chìm trong những cảnh đời cơ cực trong đó.

Những dòng trữ tình nhẹ nhàng mà đằm thắm làm cho tiểu thuyết không quá nghiêng về phía bi lụy và vẽ thêm những cảm xúc tinh tế, nhẹ nhàng và làm tăng thêm chất thơ cho cả tác phẩm.

Một phần của tài liệu Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)