Nhân vật Thảm

Một phần của tài liệu Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng (Trang 25)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Nhân vật Thảm

Nếu nhân vật Duy để lại trong lòng người đọc những dư âm của sự bức bối, ê chề thì nhân vật Thảm lại khiến người đọc cảm thấy nghẹn lòng ngay từ cái tên buồn bã.

Sinh viên: Mai Thị Tâm 21 Lớp: K36C – SP Văn

Thảm có sự khởi đầu không được vẹn toàn như những đứa trẻ khác. Cô Quỳnh, mẹ nó sinh ra nó trong sự hối hận, đau khổ. Và khi cô nhận ra sai lầm ấy thì đã quá muộn màng. Sinh Thảm ra vẫn còn trứng nước và cũng chưa kịp đặt tên, Quỳnh mang đứa bé về quê nhà, gửi lại mẹ già và ra đi trong nước mắt. “Cô tôi đi. Lạ sao, lúc ấy trời nhả mưa, y như hôm mẹ tôi bỏ nhà đi theo ông lái xe tải”. [8, 138]

Thảm không biết mặt bố và cũng không có ấn tượng gì về bố. Nó chỉ có mẹ thôi. Và ngay cả khi còn đỏ hỏn, nó đã không có mẹ ở bên cạnh. Bắt đầu cuộc đời ở nơi đây, Thảm bước qua những chông gai tưởng chừng như không thể và cũng chẳng phải ngẫu nhiên Thảm lại tên là Thảm. Lúc Quỳnh mang Thảm về, Thảm vốn chưa có tên. Cái tên Thảm được đặt ngay giữa những tiếng khóc của cô bé, của người bà sau khi mẹ nó ra đi. “- Cháu có tội tình gì đâu. Tôi lấy họ nhà tôi đặt cho cháu vậy. Còn tên cháu, đặt là Thảm cô ạ. Thảm thiết quá, cô ơi!” [8, 143]

Làm sao chống đỡ nổi qua con khó khăn, túng bí này? Nhà vốn nghèo giờ lại xuất hiện thêm cái Thảm. Khó khăn càng chồng chất lên thêm khi Thảm lại là một đứa bé còn trứng nước, nó hoàn toàn không có sức chống đỡ với những khó khăn ấy vì thế những bi kịch xảy đến với nó là điều không thể tránh khỏi.

Một đứa trẻ cần nhất là mẹ chúng, ấy vậy mà mẹ nó lại bỏ đi. Thêm một đứa trẻ bị bỏ rơi, thêm một bất hạnh, thêm một bi kịch. Tất cả những gì mà Thảm làm được là khóc và khóc mà lại có trăm ngàn lí do để em khóc. Thảm xa mẹ, thiếu hơi sữa, cô Quyên thương tình nhưng cũng không thể giúp gì được. Em khóc vì nhớ hơi sữa. Em khóc vì đói. Em khóc vì tủi thân. Em khóc vì sợ. Nhà đã nghèo lại luôn bị bọn Luông, Hứng làm cho khổ sở hơn. Ngày còn bé thì Hứng mắng nhiếc làm em sợ mà khóc, ngày Thảm lớn hơn thì Hứng giết con mèo mí làm em thất kinh và khóc ré lên. Thảm còn khóc không vì lí do gì cả, những lúc ấy ta mới thấy thế giới trẻ thơ còn là một vùng trời bí ẩn và ở đây, Thảm cũng là một điều bí ẩn như thế. Nhưng dù nói thế nào, ta cũng không thể phủ nhận nỗi buồn bao phủ lên tất cả những điều bí ẩn ấy. Và kì lạ nhất là Thảm còn thở dài. “Chính em Thảm, cái sinh linh bé nhỏ tội nghiệp, hình như cũng cảm thấy cái hẩm hiu, trớ trêu của số phận

Sinh viên: Mai Thị Tâm 22 Lớp: K36C – SP Văn

mình”. [8, 149] Và ngoài việc khóc thì một hôm Duy đã run cả người khi nghe thấy bà đang bế Thảm bỗng thảng thốt:

“- Sao cháu lại thở dài thế, cháu!” [8, 149]

Than ôi! Một đứa trẻ lại biết thở dài, lại mang theo một nỗi buồn trầm ngâm như của người lớn vậy. Thở dài là những lời than không lời khi người ta thấy mệt mỏi, chán chường vậy mà một đứa trẻ thay vì phải vui tươi, vô lo, vô nghĩ đúng như lứa tuổi của nó thì nó lại thở dài. Nghe tưởng chừng vô lí mà xót xa quá.

Nhưng rồi, khó khăn mới chỉ bắt đầu, những ngày tiếp theo mới thật sự là thử thách cam go, quyết liệt. Tất cả ập đến với em như một cơn ác mộng kéo dài. Đó là những trận ốm triền miên, chúng nối đuôi nhau, lấy dần đi sự sống của Thảm. “Tháng mười emThảm tôi lại bị sốt viêm họng. Tháng mười một em sốt siêu vi trùng. Liên tiếp trận ông chưa qua, trận bà đã tới”. [8, 162] Và đã có rất nhiều trùng nọ, khuẩn kia tìm đến em mà hành hạ, mà làm em đau đớn, kiệt cùng. Nào là “bệnh bại liệt với những di chứng không thể tránh khỏi. Bệnh bạch hầu gây trụy tim mạch. Lao màng não. ho gà”. [8, 162] Và đó là một loạt các bệnh của con nhà nghèo. Rồi còn chưa kể tới hàng tá các bệnh mà bất kì những đứa trẻ con nào cũng mắc phải, cũng phải trả như một món nợ đời. Những chứng bệnh cứ vây quanh em và đẩy em dần dần đến với lưỡi hái tử thần và cuối cùng tới thừi khắc không ai mong đợi ấy, Thảm rơi vào trạng thái nguy kịch. Ánh mắt già dặn của Thảm soi trên gương mặt Duy dần dần khép lại như một đóa hoa sắp tàn làm cậu bé hoảng hốt thế rồi hai tay em lạnh toát, cuối cùng “em Thảm tôi hôn mê bằn bặt, mặt nhợt không còn hạt máu”. [8, 172] Khoảnh khắc ấy cũng là lúc em gần như gục ngã trước những khó khăn qua lớn. Gianh giới giữa sự sống và cái chết đã quá mong manh và hình như đã hơi nghiêng về phía bên kia của cuộc đời.

Ấy vậy mà, bằng sự cứu giúp của người bà và bằng một nghị lực phi thường, Thảm đã vượt qua được thử thách khắc nghiệt ấy và giành lại sự sống cho mình. Và giờ, khi nghĩ lại thì ta khó có thể tin là một đứa trẻ như Thảm đã ốm suốt cả quãng thời gian dành cho việc tập lẫy, tập ngồi. Thảm mất cả một quãng đời nho nhỏ ấy.

Sinh viên: Mai Thị Tâm 23 Lớp: K36C – SP Văn

Khi nỗi buồn này đi thì nỗi buồn khác lại ập về với Thảm. Nếu khi còn bé, Thảm nhớ mẹ qua hơi sữa thì giờ, khi mà Thảm đã nhận thức được những thứ xung quanh nó thì nó nhớ mẹ thật sự nhưng nỗi nhớ ấy cứ đong đầy mãi mà không được vỗ về, à ơi. Thế nên những lần nó nhớ mẹ là những lần trông nó thật đáng thương. “Đã có những lúc tôi thấy mắt nó ngẩn ngơ theo đuổi một bóng hình mơ màng. Đã có những khi tôi thấy nó lặng đi trong đau đáu tơ tưởng”. [8, 281 - 282] Vì nhớ mẹ mà không đuợc gặp mẹ nên nó buồn, nó muốn mẹ nó về cùng nó, nó bộc bạch với Duy những câu nói vừa ngây thơ lại vừa tội nghệp. “Có sáng ngủ dậy, nó bảo: đêm qua em mê thấy mẹ em về”. [8, 282] Thế nhưng biết bao giờ mẹ nó mới về? những tháng ngày tiếp theo, nó chỉ còn biết trông ngóng trong vô vọng, mịt mù.Vậy là những khó khăn, thử thách đã là “người mẹ đỡ đầu” cho cuộc đời của Thảm. Những bi kịch đã khiến em lớn lên không như những đứa trẻ khác. Nỗi đau đã khiến em “trưởng thành” ngay từ bé và nó cũng minh chứng cho cuộc đời khởi nguồn từ bi kịch của em.

Một phần của tài liệu Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)