8. Cấu trúc của khóa luận
2.2.1. Nhân vật Luông
Phường Ngọc Sinh như một xã hội thu nhỏ, ở đó nảy nở ra những cây cổ thụ xanh tốt, cao cả như bà, những người hi sinh thầm lặng cho đất nước như Khang, Dũng, những mầm non cho tương lai như Duy, Thảm nhưng cũng sinh ra những cặn bã khó tránh của xã hội mà đứng đầu ở đây là Luông.
Luông là kẻ đứng đầu thế lực nanh ác trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời
thế nên xuất thân, hoàn cảnh của hắn cũng thật khác với những mảnh đời cơ cực ta thường thấy trong trong tiểu thuyết. “Tiêu biểu cho loại thứ nhất là ông Luông. Ông Luông nguyên là người dân làng Ngọc Sinh” [8, 36] và Luông cũng được đánh giá là giàu có nhẽ nhất cái khu đươc mệnh danh là xóm Tây ấy. Lão có dáng hình của một kẻ tiểu nhân, điều này thể hiện ngay trên khuôn mặt lão. “Mặt ông choăn choắt, da ông săn seo và mũi ông tóp nhọn, cứng như sắt, còn hai con mắt ti hí như mắt rắn láo liên liên hồi”. [8, 48] Luông sống trong môi trường đặc và luôn giữ khoảng cách, tinh thần cảnh giác với những thứ xung quanh. “Nhà ông kín cổng, cao tường. Qua ba lớp cửa sắt mới vào được tới sân. Mảnh chai tua tủa sắc rợn trên vòng tương vi, trên nữa là dây thép gai giăng hàng đan lưới mắt cáo”. [8, 36]
Bản thân là một Chủ tịch phường nhưng ngay cả việc dân đến nhà mà cũng khó khăn, thậm chí thái độ không thân tình của ông cũng cho thấy ông không hề nhiệt tình với công việc của mình, coi dân như cỏ, như rơm. Và bản thân Luông, tuy đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người nhưng hiểu biết lại hạn hẹp tới mức đáng chê cười. “Đang chống Tàu mag lại đi đọc sách Tàu. Các bà có biết Tây du kí là chuyện gì không? Là cái chuyện Đặng Tiểu Bình du hí ở bên Tây, tức bên Mỹ, hiểu chưa?” [8, 52] Vì sự thiếu hiểu biết, ngu xuẩn của mình mà Luông đã “đổ oan” cho Tây du kí như thế.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 25 Lớp: K36C – SP Văn
Về nền dân chủ, Luông chỉ coi đó là thứ để nhân dân lợi dụng mà hạch sách, làm phiền các cấp lãnh đạo. Thái độ, lời nói của Luông thì cạy quyền, cạy thế, quan liêu, hách dịch thế nên dân với ông như là những kẻ ăn mày. Lão ghét, khinh miệt và xua đuổi. Riêng gia đình duy thì ông chọn cách đối xử “hữu nghị” hơn. Chúng ta cùng xem những chiêu trò ấy “hữu nghị” tới mức nào. Việc đầu tiên Luông làm với gia đình họ Lã ấy là hạch sách về việc Thụy bỏ đi theo người đàn ông khác. “- Tất nhiên hỏi là có việc. Việc gì, không phải việc của bà. Việc của bà là…khi con dâu bà bỏ nhà đi, bà phải đến khai báo với ủy ban! Tại sao bà lờ đi, hả?”. [8, 108] Và Luông không quên quan tâm đến họ Đổng của Thụy nữa một cách ngu ngốc và vô lí. “-Còn bây giờ tôi chỉ hỏi cụ một điều thôi. Cụ có còn nhớ: Con dâu cụ họ gì không?”. [8, 107] Lão nhắc cho bà về dòng họ “Đổng” nghe có vẻ giống bên Tàu theo cách nghĩ của lão, để nhằm đe dọa sẽ tố cáo gia đình họ Lã có con dâu bỏ đi mà rất có thể là sang Trung Quốc bán nước cũng nên. Luông còn kết tội Thụy bỏ việc tại xưởng sản xuất và việc bà nhận tiền hàng tháng từ một người gửi bí mật. Luông đã đưa ra cả bằng chứng để chứng tỏ lời nói của mình. “Một phong bì đựng công văn của xí nghiệp: Truy đào Đổng thị Thụy tội tự tiện bỏ việc. Một là giấy Bưu điện báo lĩnh tiền. Không có tên người gửi”. [8, 110]
Luông đã đổ dồn những nghi ngờ ấy xuống một gia đình mà giờ đây chỉ còn hai bà cháu. Một người già, một đứa trẻ tội nghiệp, cũng là hai lớp người dễ bị loại khỏi vòng yên ổn của cuộc đời. Nhưng Luông không hề nghĩ tới điều đó mà vẫn tiếp tục nung nấu những âm mưu bẩn thỉu và hạ lệnh cho tay sai của mình là Hứng thực hiện âm mưu đó. Đầu tiên là Luông thăm dò, cạnh khóe gia đình bà: “Bây giờ hai bà cháu cụ ở rộng rãi quá nhỉ?” [8, 104] Sau đó Luông hăm dọa. “- À, nói là nói cái thực trước mắt ấy chứ. Mà về được cũng còn khó. Nhập được lại hộ khẩu đâu có dễ. Nhà cửa bây giờ giành giật nhau như chiến tranh ấy, cụ ạ”. [8, 105] Âm mưu của Luông đã quá rõ ràng. Lão muốn cướp nhà của hai bà cháu mà chẳng để ý đến gia cảnh côi cút của một đứa trẻ, chẳng để ý đến một người già không nơi nương tựa giữa cuộc đời khó khăn này bởi Luông chỉ để ý tới món hời mà lão sẽ được hưởng từ tay Hứng thế nên lão sẵn sàng làm tất cả, bất chấp mọi thứ để có được nó.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 26 Lớp: K36C – SP Văn
Chiếm được phần lớn căn nhà của hai bà cháu nhứng tưởng là sự quá đáng kiệt cùng của Luông nhưng không. Luông lại còn độc ác tới mức luôn xui khiến Hứng làm khó dễ cho hai con người nhỏ bé, vô tội ấy. Luông còn thể hiện sự hiểm độc, ghê tởm của hắn thông qua những bài học mà hắn truyền lại cho Hứng. “Thứ nhất là phải tránh gái như tránh tên tẩm thuốc độc”, “thứ hai: Lợn lành trói chặt, có nghĩa rằng việc gì dễ, phải dứt điểm. Thứ ba là: Thiện, ác tùy sức”. [8, 128]
Là kẻ nắm quyền mà lại ấp ủ trong mình ao mưu đồ thì ắt hẳn lão là người luôn nung nấu ý định gây hại cho người khác và với gia đình Duy thì lão còn dùng thêm cả Vàng Anh, Vành Khuyên để phục vụ cho mưu đồ của mình. Lão dùng hai chị em con Vàng Anh làm hai con gián điệp theo dõi gia đình Duy để khi hai bà cháu có điều gì sơ hở, có thể bắt kẽ được thì lão sẽ ập đến ngay, xâu xé việc đó kịp thời.
Khi Thảm xuất hiện thì lão lại gây khó dễ đủ đường, nhất là việc cấp giấy khai sinh cho Thảm. Quyên đến xin giấy khai sinh cho Thảm rồi khi cả tổ hưu trí đến can thiệp thì luông xử sự như sau: “Ông ta bữa thì lánh mặt, bữa thì tiếp, hết lí sự cùn thì ậm à hứa sẽ cứu xét. Kết quả không vẫn hoàn không”. [8, 144] Như vậy, không có giấy khai sinh có nghĩa là thảm không được công nhận là một người như bao người khác. Không có giấy khai sinh cũng có nghĩa là không có tem phiếu trợ cấp, không được đi học. Chỉ bằng một hành động này thôi cũng đã đủ chứng minh sự thâm độc, đê hèn của Luông. Lão không ngại việc gì, miễn sao lòng dạ thâm độc của lão được vùng vẫy.
Ngày Dũng về, Luông cũng “ghé thăm” như là một người tốt:
“Tôi nghe nói nhà cụ có người lạ mặt?” [8, 216] Rồi khi bị Dũng phản kháng thì Luông giở giọng đe dọa. “- Đừng có láo nhé. Có biết rằng gia đình này đang trong diện nghi vấn không?” [8, 217] Và khi bị Dũng bắt thóp thì Luông quay lại với cái “ý tốt” ban đầu. “- Thì tôi đến để đưa cho cụ cái giấy đăng kí tạm trú cho nó đúng thể thức, chứ tôi có nói gì”. [8, 217] Với Luông thì việc ăn chực nằm chờ gia đình họ Lã là việc làm thích thú hơn bao việc khác. Lão chờ xem có việc gì để mình xen vào xâu xé. Lão nhúng mũi vào một cách vô duyên vô cớ tới vô lí.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 27 Lớp: K36C – SP Văn
Tội lỗi của Luông được công khai trong lần “họp mặt” của người dân phường Ngọc Sinh ngay tại nhà Duy khi Luông đang ấp ủ một âm mưu thâm độc hơn. Đó là làm hại Dũng một lần nữa. “Ông Luông vẫn cái mặt lưỡi cày ấy, nhưng hôm nay trông đầy vẻ phẫn nộ và khinh bạc”. [8, 264] Thế nhưng trong lúc đang uy hiếp tinh thần của người bà đã chịu đủ những khó khăn, cực nhọc thì người dân làng xuất hiện và đứng về phía bà, vạch tội Luông. “- Bớ ông chủ tịch. Cứ như lời ông nói là trong tình hình chính trị hiện nay phải nghiêm trị kẻ gây rối,thì trước hết phải trị ông”. [8, 269] Rồi những lời kết tội Luông dần dần nhiều lên khiến lão không kịp trở tay. “Ông pháo tin ông Vinh pháo là đại tá dởm. Ông khai man lí lịch của ông. Ông ăn của đút của lót. Ông gây muôn sự nhiễu nhương”. [8, 269] Bấy giờ những tội lỗi của Luông mới được liệt kê đầy đủ hơn bao giờ hết.
“ Lão còn nhiều tội nữa kia!
- Ông chủ tịch ỉm thư của con cháu tôi!
- Ông ăn cắp tiền con tôi gửi bưu điện cho tôi! - Đả đảo Luông cường hào, ác bá!” [8, 269]
Cũng chính Luông là người ỉm thư của Quỳnh gửi về cho bà, gây chuyện để bắt Dũng, ăn hối lộ của Hứng để Hứng chiếm được phần lớn căn nhà mà hai bà cháu đang ở.
Vậy là khi mọi chuyện được sáng tỏ, ta mới thấy ở Luông những tội danh không thể nào chấp nhận và tha thứ đựợc. Luông cũng là những cặn bã khó tránh trong bất kì chế độ xã hội nào.