Nhân vật Hứng

Một phần của tài liệu Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng (Trang 32)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Nhân vật Hứng

Để trang bị “vũ khí” cho Luông, tác giả đã tả thêm về nhân vật Hứng, một tên tay sai đắc lực cho những âm mưu hèn hạ, xấu xa của Luông. Và bản thân Hứng cũng là một kẻ đáng lên án.

Hứng được đặc tả là một tên trưởng phòng hành chính có dáng hình xấu xí, đểu giả:

Quả là mặt Hứng nhác trông đã thấy hiện lên gần như tất cả tính xấu của Hứng. Cái mặt là mặt ngựa. Hai lỗ mũi ngửa huếch. Hai mắt thif bên to bên nhỏ.

Sinh viên: Mai Thị Tâm 28 Lớp: K36C – SP Văn

Đôi tai bẹp. Miệng rộng bàm bạp như miệng cá trê. Hàm trên xỉa ra bốn chiếc. Hai chiếcrRăng nanh lại bịt vàng”. [8, 121]

Trông tướng của Hứng thì hoàn toàn có thể vận câu nói của người xưa vào và quả đúng như in. Đấy là câu “trông mặt mà bắt hình dong”. Thật vậy, sự đểu giả của chủ nhân cái mặt ấy đã được tiết lộ qua từng chi tiết xấu xí, thô thiển.

Dần dần, khuôn mặt Hứng đểu giả ấy của Hứng càng được chứng tỏ cái nham hiểm, xấu xa qua hành động của y. Bằng việc đút lót Luông, hắn đã chiếm được phần lớn diện tích căn nhà của hai bà cháu khá dễ dàng.

Để người bà không kịp trở tay, Hứng đã tiến hành chiếm nhà ngay từ hôm Luông giở giọng dọa nạt bà và “ngay chiều hôm đó, một chiếc xe ô tô tải chở tre, nứa, gỗ, lạt cùng ba gã bảo vệ nọ tới tắp lự. Và công việc ngăn chia căn buồng được thực hiện rất nhanh gọn ngay sau đó”. [8, 117]

Biết rằng việc mình làm rất khó coi nên Hứng làm ra vẻ mình cũng tử tế, ngọt nhạt như là mình không hề muốn sự việc xảy đến thế này. Hứng nói như làm hòa với bà. “- Thôi, thế là ta lại là hàng xóm của nhau, cụ nhỉ. Sách có chữ: bán anh em xa, mua láng giềng gần. Thôi, có gì không phải cụ bỏ quá cho nhé.” [8, 119] Hứng cũng tự nhận rằng mình là con thầy đồ một cách lố bịch mà không hề thấy hổ thẹn với những gì mình đã làm.

Hứng còn cố gắng đóng vai một tên đạo đức giả để lân la thực hiện những mưu đồ xấu xa của mình là chiếm cả căn nhà của hai bà cháu. Đầu tiên là hắn chiếm cả phần phụ phía sau nhà. “ Hứng còn nhằm mục tiêu chiếm nốt diện tích phụ, gồm nhà bếp, bể nước, nhà tắm nữa” [8, 120] Hứng chiếm khu phụ một cách trơ trẽn nhưng lại làm ra chu đáo bởi hắn còn sửa soạn hẳn một khu phụ mới cho hai bà cháu rộng một mét vuông, chát bùn chu đáo. Rồi hắn giải thích bằng cái giọng đạo đức giả. Cuối cùng, để chiếm được căn nhà, Hứng giở giọng muốn đuổi hai bà cháu đi khỏi căn nhà ấy bằng một âm mưu được định sẵn bởi hắn và Luông và ra vẻ như một người biết ăn lo cho những gia đình ấy, Hứng làm như Luông đã lo chu đáo: “Cho nên anh Luông cháu định là… sẽ cấp cho cụ một cái đăng kí kinh doanh, một chỗ ngồi ở khu chợ phường mới thành lập. Buôn bán ở đâu, ở ăn luôn ở đó”. [8,

Sinh viên: Mai Thị Tâm 29 Lớp: K36C – SP Văn

198] Khi âm mưu của Hứng đã bị bà vạch trần thì Hứng chẳng thèm tỏ vẻ chu đáo một cách đạo đức giả nữa. Thế mới biết “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, người ta không thể nào sống mà cứ che đậy những xấu xa của mình được mãi vì thế sớm muộn thì Hứng cũng mất đi cái vỏ bọc tử tế một nửa mà lộ nguyên bản chất là một kẻ xấu xa, trục lợi với những lời lẽ thô thiển, hỗn hào, xấc xược.

Hứng còn là một kẻ hay soi mói. Bất kì việc gì có thể lên tiếng chửi rủa, hắn cũng chộp ngay lấy cơ hội đó mà lên tiếng mà không cần biết là với ai và như thế nào.

Hứng còn đê tiện đến mức bắt nạt cả những đứa trẻ con. Với Duy, Hứng không ít lần quát nạt, to tiếng lăng mạ tất cả nhứng người trong gia đình Duy, từ người bà đến người ông mà Duy kính trọng, từ người mẹ mà Duy luôn mong nhớ và hi vọng sẽ quay về tới cô Quỳnh, chú Dũng. Hứng làm như vậy là muốn xóa sạch đi những kí ức tốt đẹp về gia đình mình trong mắt con trẻ. Đây quả là một việc làm hết sức thâm độc và hèn hạ.

Với bé Thảm, Hứng luôn là một kẻ khiến Thảm phải khóc thét lên vì sợ khi em còn bé và khi em lớn hơn thì Hứng giở nhứng trò man rợ hơn. Qua lời của cô Đại Bàng thì việc làm của Hứng với Thảm bị vạch trần trước mặt bao nhiêu người.

“- Mục sở thị là tôi trông thấy ông Hứng xách con mèo đến trước mặt con bé Thảm, rồi cầm dao chém. Vừa chém vừa quát nạt”. [8, 268] Việc làm man rợ này của Hứng cũng là vừa là cách để Hứng trấn an mình vừa là cách trả thù cho con Jăng lại vừa dọa nạt được Thảm.

Lại tới lượt Dũng, một người ngay thẳng nhưng lại là cái gai trong mắt Hứng. Vì thế Dũng cũng bị Hứng hãm hại khồng ít lần. Hứng chỉ có thể trả thù Dũng bằng những việc làm đê hèn bởi hắn hiểu rằng đối đầu trực tiếp với Dũng thì không bao giờ có thể làm hại được con người ấy. Thế nên Hứng luôn nấp trong bóng tối để làm hại Dũng một cách âm thầm.

Sau việc Dũng không ngần ngại phản ứng lại mình, Hứng tính kế đánh Dũng một trận nên thân. Đầu tiên Hứng giở trò cắt điện trong tiết trời nóng bức càng làm bên gian buồng của hai chú cháu trở nên ngột ngạt, bức bí và bằng những lời “hứa

Sinh viên: Mai Thị Tâm 30 Lớp: K36C – SP Văn

xuông”, dụ dỗ thì Hứng đã dụ được Dũng vào tròng mà mình đã giăng ra trước đó. “Tai biến xảy ra quá đột ngột, nhanh tróng! Tôi chỉ nghe thấy một tiếng kêu hự dội từ bụng lên miệng của chú tôi”. [8, 238] Không dừng lại ở đó, Hứng còn lợi dụng lúc Dũng không để ý mà dùng Jăng để làm hại Dũng.

Khắc họa những nhân vật gian ác như Luông và Hứng như vậy cho thấy Ma Văn Kháng đã mạnh dạn nhìn thẳng vào những khuyết điểm không thể nào tránh của chế độ mới với hi vọng cuộc sống của con người ngày càng được trân trọng hơn.

Một phần của tài liệu Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)