8. Cấu trúc của khóa luận
2.2. Nhân vật tha hóa
Tha hoá là khái niệm chỉ hiện tượng “Con người biến chất thành xấu đi” Trong lịch sử văn học thế giới, nhân vật tha hoá đã xuất hiện từ lâu, có nhiều nhân vật sống mãi và gắn liền cùng tên tuổi các nhà văn như Juyliêng (Đỏ và đen - Xtăng đan), Rêbécca (Hội chợ phù hoa - M.Thaccơrê), Raxcônnhicốp (Tội ác và trừng phạt - Đôxtôiepxki), Raxtinhắc (Tấn trò đời - Banzắc)... Ở Việt Nam, nhân vật tha hoá xuất hiện cùng với trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930-1945) trong các tác phẩm của các nhà văn Nguy ễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và đặc biệt là Nam Cao. Đến giai đoạn văn học 1945-1975, do chịu sự chi phối đặc biệt của hoàn cảnh lịch sử 30 năm chiến tranh, các nhà văn không có điều kiện để xây dựng loại hình nhân vật này. Sau 1975, nhân vật tha hoá có sự xuất hiện trở lại ở nhiều cây bút văn xuôi, trong đó có Ma Văn Kháng
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng khá đa dạng, gồm đủ mọi lớp người. Có người tốt, người lương thiện, có những kẻ cơ hội, thấp hèn, có con người đầy bản lĩnh nhưng cũng không ít kẻ mất đi tình người , sống vô tâm, chỉ biết bản thân mình… Bởi “Ma Văn Kháng đã không né tránh các vấn đề
Sinh viên: Mai Thị Tâm 24 Lớp: K36C – SP Văn
bức xúc của đời sống xã hội hôm nay nhìn dưới góc độ đạo đức, nhân sinh”. [14] Vì thế, ông phát hiện ra những con người bị tha hóa bởi vô vàn lí do mà đầu tiên là vì đồng tiền. Những nhân vật tha hóa này đại diện cho những kẻ lợi dụng chức quyền mà trục lợi bằng mọi giá. Đó chính là những khám phá về con người tha hóa, sa ngã trong đời sống xã hội của ông.