Nhân vật Quyên

Một phần của tài liệu Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng (Trang 43)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.3.2. Nhân vật Quyên

Bên cạnh người bà thì còn có sự giúp đỡ, sự đồng hành của những người tốt trong phường Ngọc Sinh này và người luôn ở bên, luôn đồng cam cộng khổ với bà nhiều nhất có lẽ là cô Quyên.

Sinh viên: Mai Thị Tâm 39 Lớp: K36C – SP Văn

Cô Quyên giữ trong mình lòng tốt như vậy có lẽ cũng chính vì Quyên thấu hiểu được cảnh ngộ của gia đình Duy và nhất là khi chỉ còn hai bà cháu côi cút. Và có lẽ Quyên hiều được hoàn cảnh ấy cũng vì gia đình Quyên cũng gặp những khó khăn mà, cũng bị vướng bận vào những nỗi khổ cực mà khó ai thấu được.

Gia cảnh của Quyên thì nào có gì gọi là sung sướng, hạnh phúc gì. Bản thân là một giáo viên nghèo. Chồng cô thì đi chinh chiến ở miền nam với bao nhiêu vết thương trên mình. Ở nhà, cô cùng đứa con trai sống cuộc sồng bần hàn và đưa con trai cô thì lúc nào cũng bị bệnh tật hành hạ tới mức suy dinh dưỡng. Nhiều lần cô tâm sự cùng bà trong niềm ấm ức, tủi cực. “Bốn, năm vết thương. Lên bàn mổ không biết là lần thứ bao nhiêu rồi. Cô nói, giọng sụt sùi, tay rung rung thằng Lễ khóc èo ẹo”. [8, 44] Cô than thân, trách phận mình trong cuộc đời còn nhiều bất công ngang trái. Cô luôn canh cánh trong mình nỗi lo cho chồng, thương cho con mà chẳng thể làm gì được. Vì thế, khi vẫn là một cô giáo trẻ thì trông cô đã héo hon, gầy úa. Có thể nói, cô cũng là một mảnh đời cơ cực, thiệt thòi lắm.

Phải chăng những người nghèo thì họ thường thấu hiểu nỗi đau của nhau dễ hơn? Thông cảm và chia sẻ với nhau nhiều hơn? Cô Quyên là một trong những con người như thế. Quyên cũng có cảnh ngộ đặc biệt nên cô thường chia sẻ với những cảnh ngộ đặc biệt khác. Thế nên trong bất cứ khó khăn nào của hai bà cháu thì cô cũng ở bên và vai trò của cô cũng không khác như những người trong gia đình bà. Cô và bà hay có những phút giây tâm sự về nhiều chuyện trong cuộc sống, lúc gặp những khó khăn thì đó là sự san sẻ qua những cặp mắt đỏ hoe, khi vui thì cùng nhau chia những phút giây vui vẻ hiếm có. Đó vừa là sự chia sẻ lại vừa là sự gánh đỡ để cho nhau bớt đi những khó khăn, muộn phiền giữa cuộc đời còn nhiều bất trắc này. Bản thân cô cũng có người thân ra chiến trường, anh ấy cũng có những vết thương rồi nhiều lần tính mạng treo trên đầu ngọn tóc nên cô cũng hiểu được phần nào nỗi lo lằng của bà khi cứ phải chờ đợi tin tức đứa con của mình ngoài chiến trường mà không rõ bao giờ trở về thậm chí sẽ chẳng bao giờ trở về được nữa. Vì thế Quyên luôn cố gắng ở bên và làm tất cả những gì có thể để sẻ chia, tâm sự với bà.

Biết Duy chuẩn bị tới ngày đi học mẫu giáo, Quyên lại cất công tìm lớp, tìm cô giáo tốt nhât cho cậu đi học với mong muốn cậu có điều kiện để học tập như biết

Sinh viên: Mai Thị Tâm 40 Lớp: K36C – SP Văn

bao nhiêu đứa trẻ khác, không phải chịu thêm những thiệt thòi như những gì cậu đã phải chịu trong quá khứ. Rồi lại ngày đầu tiên đi học về, Duy hậm hực vì những ấm ức mà mình phải chịu ở trên lớp. Cô lại an ủi, coi Duy như con dù cậu cứ lầm lầm lì lì như chính cô làm ra lỗi vậy. “- Lúc đầu mới, còn lạ, vài hôm sẽ quen dần, cháu ạ!”. [8, 63] Là một cô giáo, cô không không hề trách Duy mà cô còn hiểu cậu như con mình vậy. Cô hiểu được tâm lí, lứa tuổi của Duy và hiểu cả những gì xảy ra trên lớp đã có sức tác động đến cậu như thế nào thế nên cô cũng biết là cậu sẽ thể hiện sự khó chịu ngay ra mặt khi cậu cảm thấy bị xúc phạm từ những người bạn, những người giáo viên. Thế nên dù cậu có lầm lì với cô thì cô cũng vẫn giữ giọng dịu dàng mà khuyên nhủ.

Tấm lòng thơm thảo của Quyên cũng chào đón và dành cho cả cô bé Thảm nữa, một cháu bé không hề có quan hệ huyết thống. Điều này thể hiện ngay từ ngày đầu tiên cô nhận thấy sự xuất hiện của thảm. Ngày Thảm mới về, cô nghe thấy tiếng trẻ con khóc và đã linh cảm thấy điều chi bất ổn. Cô lật đật chạy sang với niềm băn khoăn vô định. Thấy đứa bé khóc giẫy trên tay bà, cô hỏi han trong nềm lo lắng. “- Con ai thế, bà?” [8, 138] Rồi như trôi theo nỗi buồn của bà, cô cũng mắt đẫm lệ. Cô biết nói gì đây trong khung cảnh này? Cô vội đón lấy nó, mong sao nó đỡ tủi thân và biết đau cô có thể giúp gì cho đứa bé đáng thương và người bà cũng đang thổn thức. Nhưng cô chẳng thể giúp được gì bởi Thảm nhớ hơi mẹ quá. Cô đành lặng đi trong niềm xót thương Thảm. “Cô Quyên đứng, hai mắt nhoèn nước”. [8, 140] Không thể dỗ được Thảm, cô Quyên bèn giúp bà đi xin giấy khai sinh cho cháu với niềm hi vọng là có giấy khai sinh thì cháu sẽ được làm người với những trợ cấp như bao đứa trẻ khác rồi gia cảnh sẽ giúp gia cảnh của bà sẽ bớt đi phần nào sự khó khăn. Thế nhưng… “Liền một tuần cô giáo Quyên đến gặp ông Luông chủ tịch Phường để xin giấy khai sinh cho bé Thảm. Vừa vận dụng luật, vừa lấy tình cô giáo dạy con ông hồi xưa, cô nói hết nước hết cái mà ông ta vẫn cứ nhất định không cấp”. [8, 144] Lần này không được thì lần sau nhưng biết bao nhiêu lần cô đến nhà Luông thì bấy nhiêu lần Luông từ chối. Cũng vì việc này mà cô phải hoãn lại lịch vào trong nam thăm chồng đang bị căn bệnh hiểm nghèo hành hạ.

Sinh viên: Mai Thị Tâm 41 Lớp: K36C – SP Văn

Không giúp gì được cho hai bà cháu, cô đành phải thu gom tất cả những gì có thể để mang sang cho Thảm, từ những bộ quần áo cũ cho tới tiền mà cô dành dụm, chắt chiu và mong rằng những thứ đó sẽ giúp bà vượt qua những khó khăn sắp tới dễ dàng hơn. Tất cả cô đều mang cho bà bằng tình yêu thương chân thành nhất dành cho bà, cho những đứa cháu trước khi cô vào miền nam và món tiền của cô Quyên gửi bà đã phát huy tác dụng khi bà cần tiền để mua thuốc từ tay tên y sĩ giúp Thảm vượt qua cơn nguy kịch.

Khi đã vào miền nam rồi thì cô vẫn viết thư về cho bà sau bao khó khăn, thử thách đến với mình. Lá thư cô viết về cũng là tấm lòng bao chứa muôn vàn kính trọng với bà. “Bà ơi, ở xa bà nhưng hình ảnh bà luôn luôn sống động trong tâm khảm con như nguồn động viên, an ủi, khích lệ con. Bà là tấm gương soi mà qua đó con thấy hình bóng mình. Nghĩ đến bà, con lại thấy mình thêm sức mạnh để vượt qua mọi khổ ải, đớn đau”. [8, 179] Dù rất vất vả vì phải lo chữa bệnh cho chồng, chăm sóc đứa con ốm yếu nhưng cô vẫn không quên dò la tin tức của Nguyên, con bà. Và cô gửi tin mừng này về cho bà như một món quà tinh thần từ phương xa. “Con hi vọng sớm trở về đất bắc với bà. Con cũng đang dò tìm manh mối tin tức về anh Nguyên. Nhà con nói cách đây hai năm còn gặp anh. Con có nghe nói có một anh trung úy lái xe bị thương nằm ở bệnh viện Thành Phố Hồ Chí Minh, con sẽ tìm đến bà nhé”. [8, 183] Tuy ban đầu là một người ngoài nhưng vì trải qua bao sóng gió nên không biết từ bao giờ, gia đình họ Lã ấy coi cô quyên như một người con, một người mẹ, một người chị. Cô biết cảm thông, chia sẻ cho những dòng đời bất hạnh giữa cuộc đời này. Cô sống mà tình yêu thương cứ trải ra để người khác cũng nhận được sự ấm áp từ tình yêu thương ấy.

Cô Quyên, người phụ nữ trải qua bao đau khổ, khó khăn trong cuộc sống nhưng cô không chỉ sống cho mình mà còn sống cho những người xung quanh, sống cho những người đồng cảnh ngộ.

Từ đây ta thấy, tình yêu thương đâu cần sự cao sang, phú quý thì mới tồn tại đựợc. Chỉ cần dựa trên sự cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ thì tình yêu thương sẽ là nguồn động lực tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.

Sinh viên: Mai Thị Tâm 42 Lớp: K36C – SP Văn

Chƣơng 3

MỘT SỐ YẾU TỐ VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI

Một phần của tài liệu Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)